Bài 55: Ngân Hà

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. Ngân Hà là gì?

- Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, trong đó có Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Ngân Hà | Kết nối tri thức

- Ngân Hà có hình xoắn ốc với 4 vòng xoắn chính. Nhìn từ Trái Đất chỉ thấy một phần của một vòng xoắn ốc của Ngân Hà và thấy nó giống một dòng sông.

Ngân Hà | Kết nối tri thức

- Đường kính của Ngân Hà vào khoảng 100 000 năm ánh sáng, bề dày của Ngân Hà khoảng 300 năm ánh sáng.

II. Ngân Hà và Hệ Mặt Trời

- Hệ Mặt Trời nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm Ngàn Hà khoảng 26 000 năm ánh sáng.

Ngân Hà | Kết nối tri thức

- Kích thước của Hệ Mặt Trời vô cùng nhỏ so với kích thước của Ngân Hà.

- Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà với tốc độ lên tới 220 000 m/s nhưng cũng phải mất 230 triệu năm mới quay được 1 vòng.


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA


Mở đầu trang 190 Bài 55 Khoa học tự nhiên lớp 6: Em đã từng nghe kể chuyện về dải Ngân Hà chưa? Em nhìn thấy dài Ngân Hà khi nào? Em có thể mô tả về nó không?

Lời giải:

Câu hỏi này trả lời theo ý của mỗi người. Ví dụ:

Em đã từng nghe kể chuyện về dải Ngân Hà chưa? Em nhìn thấy dài Ngân Hà khi nào

- Em đã từng nghe kể chuyện về dải Ngân Hà.

- Em đã nhìn tháy dải ngân hà vào ban đêm khi trời quang mây.

- Dải ngân hà là một tập hợp rất nhiều các ngôi sao. Từ Trái Đất nhìn lên thấy dải ngân hà như một dải sáng mờ vắt ngang bầu trời.

Câu hỏi 1 trang 190 Bài 55 Khoa học tự nhiên lớp 6Theo em, dùng tên Ngân Hà để gọi tập hợp các thiên thể trong đó có Hệ Mặt Trời của chúng ta có hoàn toàn chính xác không? Tại sao?

Lời giải:

Dùng tên Ngân Hà để gọi tập hợp các thiên thể trong đó có Hệ Mặt Trời của chúng ta có hoàn toàn chính xác. Vì Ngân Hà là một tập hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, trong đó có Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Hoạt động 1 trang 191 Bài 55 Khoa học tự nhiên lớp 6: Hãy làm một mô hình bằng giấy về Ngân Hà

Câu hỏi 2 trang 191 Bài 55 Khoa học tự nhiên lớp 6Theo em dải Ngân Hà có chuyển động trên bầu trời đêm như các sao mà ta nhìn thấy không?

Lời giải:

Ngân Hà có chuyển động trên bầu trời đêm như các sao mà ta nhìn thấy. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 km/s và nó còn tự quay quanh lõi của mình.

Em có thể 1 trang 192 Bài 55 Khoa học tự nhiên lớp 6Chỉ ra được vị trí của Trái Đất trong Ngân Hà?

Lời giải:

Em quan sát vào hình và chỉ vị trí của Trái Đất

Chỉ ra được vị trí của Trái Đất trong Ngân Hà

Lý thuyết Bài 55: Ngân Hà

I. Ngân Hà là gì?

- Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, trong đó có Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Ngân Hà | Kết nối tri thức

- Ngân Hà có hình xoắn ốc với 4 vòng xoắn chính. Nhìn từ Trái Đất chỉ thấy một phần của một vòng xoắn ốc của Ngân Hà và thấy nó giống một dòng sông.

Ngân Hà | Kết nối tri thức

- Đường kính của Ngân Hà vào khoảng 100 000 năm ánh sáng, bề dày của Ngân Hà khoảng 300 năm ánh sáng.

II. Ngân Hà và Hệ Mặt Trời

- Hệ Mặt Trời nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm Ngàn Hà khoảng 26 000 năm ánh sáng.

Ngân Hà | Kết nối tri thức

- Kích thước của Hệ Mặt Trời vô cùng nhỏ so với kích thước của Ngân Hà.

- Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà với tốc độ lên tới 220 000 m/s nhưng cũng phải mất 230 triệu năm mới quay được 1 vòng.


BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP


Bài 55.1 trang 85 sách bài tập KHTN 6: Câu nào dưới đây là đúng?

A. Ngân hà là một chùm sao sắp xếp kéo dài trên bầu trời.

B. Ngân hà là một “dòng sông” sao trên bầu trời.

C. Ngân hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn.

D. Ngân hà là một tập hợp hàng trăm tỉ ngôi sao và nằm ở ngoài hệ Mặt Trời.

Lời giải:

Ta có: Ngân hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, trong đó có hệ Mặt Trời của chúng ta.

Chọn đáp án C

Bài 55.2 trang 85 sách bài tập KHTN 6: Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc “Sai” để đánh giá các phát biểu dưới đây.

Bài 55. Ngân hà

Lời giải:

STT

Phát biểu

Đánh giá

      1

Hệ Mặt Trời là trung tâm của Ngân Hà.

Đúng

 

      2

Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ đồng thời quay quanh lõi của nó.

 

Sai

      3

Từ Trái Đất ta có thể nhìn thấy toàn bộ Ngân Hà.

Đúng

 

      4

Ngân Hà bao gồm toàn bộ thiên thể của vũ trụ.

Đúng

 

      5

Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ nhanh hơn Mặt Trời chuyển động quanh tâm Ngân Hà.

 

Sai

Giải thích:

- Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở gần rìa của một trong 4 vòng xoắn của Ngân Hà

=> Không phải hệ Mặt Trời là trung tâm của Ngân Hà.

- Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 000 m/s đồng thời quay quanh lõi của nó.

- Từ Trái Đất ta chỉ nhìn thấy một phần của một vòng xoắn ốc của Ngân hà.

=> Không phải từ Trái Đất ta có thể nhìn thấy toàn bộ Ngân Hà.

- Vũ trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất) được gọi là dải Ngân Hà.

=> Không phải Ngân Hà bao gồm toàn bộ thiên thể của vũ trụ.

- Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 000 m/s, Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà với tốc độ 220 000 m/s.

=> Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ nhanh hơn Mặt Trời chuyển động quanh tâm Ngân Hà.

Bài 55.3 trang 86 sách bài tập KHTN 6: Hãy mô tả Ngân Hà mà em quan sát được vào ban đêm.

Lời giải:

Bài 55. Ngân hà

Vào ban đêm em quan sát được dải ngân hà là một tập hợp rất nhiều các ngôi sao. Từ Trái Đất nhìn lên thấy dải ngân hà như một dải sáng mờ vắt ngang bầu trời.

Bài 55.4 trang 86 sách bài tập KHTN 6: Hãy mô tả vị trí của Trái Đất trong Ngân Hà.

Lời giải:

Mô tả vị trí của Trái Đất trong Ngân Hà:

- Trái Đất là hành tinh thuộc hệ Mặt Trời

- Hệ Mặt Trời nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm của Ngân Hà khoảng 26 000 năm ánh sáng.

- Ngân Hà là một trong vô số thiên hà trong vũ trụ.

Bài 55.5 trang 86 sách bài tập KHTN 6: Mặt Trời chuyển động quanh tâm Ngân Hà được 1 vòng (với tốc độ 220 000 m/s mất 230 triệu năm), thì trong thời gian đó Ngân Hà di chuyển (với tốc độ 600 000 m/s) được đoạn đường bằng bao nhiêu năm ánh sáng? (năm ánh sáng là đơn vị đo khoảng cách trong Thiên văn, bằng quãng đường mà ánh sáng truyền đi trong 1 năm: 1 năm ánh sáng xấp xỉ bằng 95 000 tỉ km).

Lời giải:

Đổi 230 triệu năm = 230 000 000 . 365 . 24 . 60 . 60 = 7,25328 . 1015 (s)

Áp dụng: Quãng đường = (vận tốc) . (thời gian)

Đoạn đường mà Ngân Hà di chuyển trong 230 triệu năm là:

S = 600 000 . 7,25328 . 1015 = 4,351968.1021 (m) = 4,351968.1018 (km) 

= 4,351968.1018 : 95 000 000 000 000 = 45810,2 (năm ánh sáng)


Post a Comment

Previous Post Next Post