Sinh học 8

LỜI NÓI ĐẦU

Sinh học 8

Qua Sinh học 6 và Sinh học 7 các em đã được tìm hiểu về cấu tạo và đời sống của các cơ thể thực vật và động vật, thấy được tính đa dạng và phong phú cũng như tính thích nghi kì diệu với môi trường sống của chúng. Đồng thời, các em cũng thấy được sự tiến hoá từ cơ thể đơn giản đến cơ thể phức tạp có cấu tạo phù hợp với chức năng ngày càng hoàn thiện đã phải trải qua quá trình phát triển lịch sử lâu dài...

Bước sang Sinh học 8, các em sẽ được tìm hiểu sâu về một loài động vật cao nhất trên bậc thang tiến hoá - con người, về những điều bí ẩn trong chính bản thân các em. Khi đã hiểu rõ, nắm chắc các kiến thức đó, các em sẽ có cơ sở áp dụng các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, tạo điều kiện cho hoạt động học tập và lao động có hiệu suất và chất lượng.

Hãy nghiên cứu kĩ hình vẽ trong sách để hiểu rõ cấu tạo của cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. Trên cơ sở đó tìm hiều chức năng của chúng thông qua thí nghiệm hoặc thông tin do sách cung cấp. Bằng cách học đó, các em sẽ lĩnh hội được những kiến thức và kĩ năng cần thiết mà mục tiêu của bài, của chương trình đã đề ra.

Một số hình trong sách, chúng tôi có tham khảo tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước. Nhân đây, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu trên.

Cuối cùng, xin lưu ý các em một số điều sau đây khi sử dụng sách:

Với những bài có bảng cần điền tiếp hoặc bài tập đánh dấu vào,… các em nên kẻ sản bảng và bài tập đó vào vở học (theo mẫu trong SGK), hoặc dùng vở bài tập Sinh học 8, không nên điền trực tiếp vào sách.

Cuối mỗi bài có phần tóm tắt các ý chính giúp các em nắm được trọng tâm bài học. Phần này được đóng khung, các em cần hiểu và nhớ kĩ.

Sau phần câu hỏi và bài tập, ở nhiều bài có thêm mục "Em có biết" cung cấp một số thông tin có tính chất mở rộng kiến thức để tham khảo.

Chúc các em thành công.

Các tác giả


CHƯƠNG TRÌNH

Chương 1: Khái quát về cơ thể người

Bài 1: Bài mở đầu

Bài 2: Cấu tạo cơ thể người

Bài 3: Tế bào

Bài 4: Mô

Bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô

Bài 6: Phản xạ

Chương 2: Vận động

Bài 7: Bộ xương

Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương

Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ

Bài 10: Hoạt động của cơ

Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động

Bài 12: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương

Chương 3: Tuần hoàn

Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể

Bài 14: Bạch cầu – Miễn dịch

Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu

Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết

Bài 17: Tim và mạch máu

Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn

Bài 19: Thực hành: Sơ cứu cầm máu

Chương 4: Hô hấp

Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp

Bài 21: Hoạt động hô hấp

Bài 22: Vệ sinh hô hấp

Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo

Chương 5: Tiêu hóa

Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa

Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng

Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt

Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày

Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non

Bài 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân

Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa

Chương 6: Trao đổi chất và năng lượng

Bài 31: Trao đổi chất

Bài 32: Chuyển hóa

Bài 33: Thân nhiệt

Bài 34: Vitamin và muối khoáng

Bài 35: Ôn tập học kì I

Bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần

Bài 37: Thực hành: Tiêu chuẩn một khẩu phần cho trước

Chương 7: Bài tiết

Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

Bài 39: Bài tiết nước tiểu

Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

Chương 8: Da

Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da

Bài 42: Vệ sinh da

Chương 9: Thần kinh và giác quan

Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh

Bài 44: Thực hành: Tìm hiểu chức năng(liên quan đến cấu tạo) của tủy sống

Bài 45: Dây thần kinh tủy

Bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian

Bài 47: Đại não

Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng

Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác

Bài 50: Vệ sinh mắt

Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác

Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

Bài 53: Hoạt động cấp cao ở người

Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh

Chương 10: Nội tiết

Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết

Bài 56: Tuyến yên, tuyến giáp

Bài 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận

Bài 58: Tuyến sinh dục

Bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

Chương 11: Sinh sản

Bài 60: Cơ quan sinh dục nam

Bài 61: Cơ quan sinh dục nữ

Bài 62: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai

Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai

Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục

Bài 65: Đại dịch AIDS – Thảm họa của loài người

Bài 66: Ôn tập – Tổng kết

Post a Comment