Sinh học 12 Nâng cao

LỜI NÓI ĐẦU

Sinh học 12 Nâng cao

Sinh học là một trong những ngành khoa học mũi nhọn ở thể kỉ XXI, đang được sự quan tâm không chỉ của giới khoa học mà còn của cả xã hội. Trong sinh học, đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu Di truyền học, Tiến hoá và Sinh thái học, đã đạt được những thành tựu không chỉ có tầm quan trọng về mặt lí luận mà còn có những giá trị thực tiễn rất lớn lao. Vì vậy, sau khi nghiên cứu sinh học tế bào ở Sinh học 10, sinh học cơ thể ở Sinh học 11, tiếp đến các em sẽ tìm hiểu những tri thức sinh học chủ yếu ở cấp độ tổ chức cao hơn: quần thế, loài, quần xã... Đó là nội dung cơ bản của Sinh học 12. Cụ thể Sinh học 12 đề cập tới các nội dung sau:

- Di truyền học.

- Tiến hoá.

- Sinh thái học.

Khi tìm hiểu các lĩnh vực này, các em phải luôn hướng tới nhận thức và giải thích được các vấn đề cơ bản đặt ra:

- Vì sao con sinh ra giống bố, mẹ về đại thể nhưng khác về chi tiết?

- Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất diễn ra như thế nào và bị chi phối bởi các quy luật nào?

- Mối tương tác giữa các nhân tố sinh thái trong môi trường với các cấp độ tổ chức sống như thế nào?

- Những tri thức về di truyền học, tiến hoá và sinh thái học có tầm quan trọng như thế nào đối với thực tiễn?

Thông qua nghiên cứu các thông tin ở kênh chữ và kênh hình trong sách giáo khoa, các em phải cố gắng tự trả lời các lệnh hoạt động trong bài, đó là cách học chủ động, tích cực và có hiệu quả tốt để đạt được mục tiêu của bài, của chương cũng như của toàn chương trình đề ra.

Những hình ảnh trong sách giáo khoa do các tác giả tự thiết kế và thu thập từ nhiều nguồn tư liệu trong và ngoài nước. Nhóm tác giả sách giáo khoa xin cảm ơn các tác giả của các nguồn tư liệu đó.

Chúc các em thành công!

Các tác giả


CHƯƠNG TRÌNH

PHẦN NĂM: DI TRUYỀN HỌC

Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị

Bài 1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi của ADN

Bài 2. Phiên mã và dịch mã

Bài 3. Điều hoà hoạt động của gen

Bài 4. Đột biến gen

Bài 5. Nhiễm sắc thể

Bài 6. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Bài 7. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Bài 8. Bài tập chương I

Bài 9. Thực hành: Xem phim về cơ chế nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã

Bài 10. Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định hay trên tiêu bản tạm thời

Chương II. Tính quy luật của hiện tượng di truyền

Bài 11. Quy luật phân li

Bài 12. Quy luật phân li độc lập

Bài 13. Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen

Bài 14. Di truyền liên kết

Bài 15. Di truyền liên kết với giới tính

Bài 16. Di truyền ngoài nhiễm sắc thể

Bài 17. Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen

Bài 14. Bài tập chương II

Bài 19. Thực hành: Lai giống

Chương III. Di truyền học quần thể

Bài 20. Cấu trúc di truyền của quần thể

Bài 21. Trạng thái cân bằng của quần thể giao phối ngẫu nhiên

Chương IV. Ứng dụng di truyền học

Bài 22. Chọn giống vật nuôi và cây trồng

Bài 23. Chọn giống vật nuôi và cây trồng (tiếp theo)

Bài 24. Tạo giống bằng công nghệ tế bào

Bài 25. Tạo giống bằng công nghệ gen

Bài 26. Tạo giống bằng công nghệ gen (tiếp theo)

Chương V. Di truyền học người

Bài 27. Phương pháp nghiên cứu di truyền người

Bài 28. Di truyền y học

Bài 29. Di truyền y học (tiếp theo)

Bài 30. Bảo vệ vốn gen di truyền của loài người

Bài 31. Ôn tập phần năm: Di truyền học

PHẦN SÁU: TIẾN HOÁ

Chương I. Bằng chứng tiến hoá

Bài 32. Bằng chứng giải phẫu học so sánh và phôi sinh học so sánh

Bài 33. Bằng chứng địa lí sinh học

Bài 34. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử

Chương II. Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá

Bài 35. Học thuyết tiến hoá cổ điển

Bài 36. Thuyết tiến hoá hiện đại

Bài 37. Các nhân tố tiến hoá

Bài 38. Các nhân tố tiến hoá (tiếp theo)

Bài 39. Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi

Bài 40. Loài sinh học và các cơ chế cách li

Bài 41. Quá trình hình thành loài

Bài 42. Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hoá của sinh giới

Chương III. Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất

Bài 43. Sự phát sinh sự sống trên Trái Đất

Bài 44. Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

Bài 45. Sự phát sinh loài người

Bài 46. Thực hành: Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người

PHẦN BẢY: SINH THÁI HỌC

Chương I. Cơ thể và môi trường

Bài 47. Môi trường và các nhân tố sinh thái

Bài 48. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật

Bài 49. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật (Tiếp theo)

Bài 50. Thực hành: Khảo sát vi khí hậu của một khu vực

Chương II. Quần thể sinh vật

Bài 51. Khái niệm về quần thể và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Bài 52. Các đặc trưng cơ bản của quần thể

Bài 53. Các đặc trưng cơ bản của quần thể (tiếp theo)

Bài 54. Biến động số lượng cá thể của quần thể

Chương III. Quần xã sinh vật

Bài 55. Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của quần xã

Bài 56. Các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã

Bài 57. Mối quan hệ dinh dưỡng

Bài 58. Diễn thị sinh thái

Bài 59. Thực hành 2: Tính độ phong phú của loài và kích thước quần thể theo phương pháp đánh bắt thả lại

Chương IV. Hệ sinh thái, sinh quyển và sinh thái học với quản lí tài nguyên thiên nhiên

Bài 60. Hệ sinh thái

Bài 61. Các chu trình sinh địa hoá trong hệ sinh thái

Bài 62. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái

Bài 63. Sinh quyển

Bài 64. Sinh thái học và việc quản lý tài nguyên thiên nhiên

Bài 65. Ôn tập phần sáu (Tiến hoá) và phần bảy (Sinh thái học)

Bài 66. Tổng kết toàn cấp

Post a Comment