Sinh học 11 Nâng cao

LỜI NÓI ĐẦU

Sinh học 11 Nâng cao

Sinh học là một trong những ngành khoa học mũi nhọn ở thế kỉ XXI đang được sự quan tâm không chỉ của giới khoa học mà còn của cả xã hội. Trong sinh học, đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu sinh học cơ thể, đã đạt được những thành tựu không chỉ có tầm quan trọng về mặt lý luận mà còn có những giá trị thực tiễn rất lớn lao. Vì vậy, sau khi nghiên cứu sinh học tế bào ở Sinh học 10, tiếp đến các em sẽ tìm hiểu những trí thức sinh học ở cấp độ tổ chức cao hơn: sinh học cơ thể (đa bào) ở Sinh học 11.

Sinh học 11 đề cập tới các nội dung sau:

- Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật.

- Cảm ứng ở thực vật và động vật.

- Sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật.

- Sinh sản ở thực vật và động vật.

Khi tìm hiểu các lĩnh vực này, các em phải luôn hướng tới nhận thức và giải thích được các vấn đề cơ bản đặt ra:

- Các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng diễn ra ở cơ thể đa bào như thế nào? Chúng có mối quan hệ mật thiết với cấp độ tế bào ra sao? Các quá trình đó có giống và khác nhau ở thực vật và động vật không?

- Sự giống nhau và khác nhau giữa thực vật và động vật trong các vấn đề: cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản như thế nào?

Thông qua nghiên cứu các thông tin ở kênh chữ và kênh hình trong sách giáo khoa các em phải cố gắng tự trả lời các lệnh được đưa ra, đó là cách học chủ động, tích cực và có hiệu quả tốt để đạt được mục tiêu của bài, của chương cũng như của toàn chương trình đề ra. Những hình ảnh trong sách giáo khoa do các tác giả tự thiết kế và thu thập từ nhiều nguồn tư liệu trong và ngoài nước. Nhóm tác giả xin tỏ lòng biết ơn các tác giả của các nguồn tư liệu đó.

Chúc các em thành công.

Các tác giả


CHƯƠNG TRÌNH

Phần bốn: SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG I. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

A – Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật

Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật

Bài 2: Trao đổi nước ở thực vật (tiếp theo)

Bài 3: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật

Bài 4: Trao đổi khoảng và nitơ ở thực vật (tiếp theo)

Bài 5: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật (tiếp theo)

Bài 6: Thực hành: Thoát hơi nước và bố trí thí nghiệm về phân bón

Bài 7: Quang hợp

Bài 8: Quang hợp ở các nhóm thực vật

Bài 9: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

Bài 10: Quang hợp và năng suất cây trồng

Bài 11: Hô hấp ở thực vật

Bài 12: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp

Bài 13: Thực hành: Tách chiết sắc tố từ lá và tách các nhóm sắc tố bằng phương pháp hoá học

Bài 14: Thực hành: Chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt

B – Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật

Bài 15: Tiêu hoá

Bài 16: Tiêu hoá (tiếp theo)

Bài 17: Hô hấp

Bài 18: Tuần hoàn

Bài 19: Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn

Bài 20: Cân bằng nội môi

Bài 21: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của tim ếch

Bài 22: Ôn tập chương 1

CHƯƠNG II. CẢM ỨNG

A – Cảm ứng ở thực vật

Bài 23: Hướng động

Bài 24: Ứng động

Bài 25: Thực hành: Hướng động

B – Cảm ứng ở động vật

Bài 26: Cảm ứng ở động vật

Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

Bài 28: Điện thế nghỉ và điện thể hoạt động

Bài 29: Dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ

Bài 30: Tập tính

Bài 31: Tập tính (tiếp theo)

Bài 32: Tập tỉnh (tiếp theo)

Bài 33: Thực hành: Xem phim về một số tập tính ở động vật

CHƯƠNG III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

A – Sinh trường và phát triển ở thực vật

Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật

Bài 35: Hoocmôn thực vật

Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa

B – Sinh trường và phát triển ở động vật

Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển động vật (tiếp theo)

Bài 40: Thực hành: Quan sát sinh trưởng và phát triển của một số động vật

CHƯƠNG IV. SINH SẢN

A – Sinh sản ở thực vật

Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật

Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật

Bài 43: Thực hành: Nhân giống giâm, chiết, ghép ở thực vật

B – Sinh sản ở động vật

Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật

Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật

Bài 46: Cơ chế điều hoà sinh sản

Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người

Bài 48: Ôn tập chương II, III và IV

Post a Comment