Sinh học 11

LỜI NÓI ĐẦU

Sinh học 11 Cơ bản

Sinh học 11 tập trung đi sâu vào một lĩnh vực tương đối khó nhưng lí thú của Sinh học đó là Sinh học cơ thể thực vật và động vật.

Để giúp học sinh có thể chủ động nắm bắt được các kiến thức cốt lõi của Sinh học cơ thể, sách Sinh học 11 được biên soạn theo hướng đổi mới cả về nội dung và phương pháp dạy học.

Về nội dung

- Sinh học cơ thể bao gồm 4 nội dung chính:

- Chuyển hoá vật chất và năng lượng

- Cảm ứng

- Sinh trưởng và phát triển

- Sinh sản

Mỗi nội dung đều được biên soạn theo hướng lồng ghép Sinh học cơ thể thực vật với Sinh học cơ thể động vật. Điều này giúp học sinh nhận thức được các chức năng sinh lý cơ bản đều có ở thực vật và động vật, đồng thời có thể so sánh cách thức thực hiện các chức năng sinh lí ở giới Thực vật và giới Động vật.

Về mặt sư phạm

- Cấu trúc của mỗi bài học được biên soạn theo hướng phát huy tính chủ động trong học tập của học sinh.

- Các câu hỏi hoặc các bài tập trong mỗi bài học đòi hỏi người học phải động não, phải tìm hiểu và vận dụng các khái niệm mới, thậm chí phải liên hệ với các khái niệm đã biết trước đó.

- Một số câu hỏi giúp học sinh vận dụng các kiến thức vừa học vào giải quyết một số vấn đề của thực tiễn sản xuất và đời sống.

- Phần chữ in nghiêng trong khung ở cuối bài là phần tóm tắt nội dung chính của bài mà học sinh cần phải hiểu và ghi nhớ.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng sách

- Với những bài tập điền câu trả lời vào bảng, điền dấu X, điển từ... không nên viết trực tiếp vào sách mà nên viết vào vở ghi hoặc vở bài tập.

- Kí hiệu tam giác ngược là các lệnh mà học sinh cần thực hiện như trả lời câu hỏi, điền vào bảng, quan sát...

- Phần “Em có biết” cung cấp một số thông tin mở rộng kiến thức của bài, không yêu cầu phải ghi nhớ.

Sách Sinh học 11 có thể còn có sai sót. Các tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, độc giả và các em học sinh để cuốn sách Sinh học 11 ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu của cải cách giáo dục.

Các tác giả


CHƯƠNG TRÌNH

Phần bốn: SINH HỌC CƠ THỂ

Chương I. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

A – Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật

Bài 1. Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Bài 2. Vận chuyển các chất trong cây

Bài 3. Thoát hơi nước

Bài 4. Vai trò của các nguyên tố khoáng

Bài 5. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật

Bài 6. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo)

Bài 7. Thực hành : Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm vai trò của phân bón

Bài 8. Quang hợp ở thực vật

Bài 9. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM

Bài 10. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

Bài 11. Quang hợp và năng suất cây trồng

Bài 12. Hô hấp ở thực vật

Bài 13. Thực hành : Phát hiện diệp lục và carotenoit

Bài 14. Thực hành : Phát hiện hô hấp ở thực vật

B – Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật

Bài 15. Tiêu hoá ở động vật

Bài 16. Tiêu hoá ở động vật (tiếp theo)

Bài 17. Hô hấp ở động vật

Bài 18. Tuần hoàn máu

Bài 19. Cân bằng nội môi

Bài 20. Cân bằng nội môi (tiếp theo)

Bài 21. Thực hành : Đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người

Bài 22. Ôn tập chương I

Chương II. CẢM ỨNG

A – Cảm ứng ở thực vật

Bài 23. Hướng động

Bài 24. Ứng động

Bài 25. Thực hành : Hướng động

B – Cảm ứng ở động vật

Bài 26. Cảm ứng ở động vật

Bài 27. Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

Bài 28. Điện thế nghỉ

Bài 29. Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

Bài 30. Truyền tin qua xináp

Bài 31. Tập tính của động vật

Bài 32. Tập tính của động vật (tiếp theo)

Bài 33. Thực hành : Xem phim về tập tính của động vật

Chương III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

A – Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Bài 34. Sinh trưởng ở thực vật

Bài 35. Hoocmôn thực vật

Bài 36. Sự phát triển ở thực vật có hoa

B – Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Bài 37. Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Bài 38. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Bài 39. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)

Bài 40. Thực hành : Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật

Chương IV. SINH SẢN

A – Sinh sản ở thực vật

Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật

Bài 42. Sinh sản hữu tính ở thực vật

Bài 43. Thực hành : Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép

B – Sinh sản ở động vật

Bài 44. Sinh sản vô tính ở động vật

Bài 45. Sinh sản hữu tính ở động vật

Bài 46. Cơ chế điều hoà sinh sản

Bài 47. Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người

Bài 48. Ôn tập chương II, III và IV

Post a Comment