KHTN6-BT | Bài 45. Hệ Mặt Trời và Ngân Hà

Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 6 | Chân trời sáng tạo

Bài 45.1 trang 129

Mặt Trời là một

A. vệ tinh.

B. ngôi sao.

C. hành tinh.

D. sao băng.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Mặt Trời là một ngôi sao.

- Chọn đáp án B.

Bài 45.2 trang 129

Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh. Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là

A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.

B. Kim tinh, Mộc tinh, Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh.

C. Hoả tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh, Thổ tinh.

D. Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Mộc tinh.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là: Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.

- Chọn đáp án A.

Bài 45.3 trang 129

Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.

B. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời.

C. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Thiên Vương tinh.

D. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thuỷ tinh.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Dựa vào hình ảnh cấu trúc của hệ Mặt Trời, ta thấy: “Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Thiên Vương tinh” là sai. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh.

- Chọn đáp án C.

Bài 45.4 trang 129

Một thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vệt sáng dài, vết sáng này được gọi là

A. sao đôi.

B. sao chổi.

C. sao băng.

D. sao siêu mới.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Một thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vệt sáng dài, vết sáng này được gọi là: Sao băng.

- Chọn đáp án C.

Bài 45.5 trang 129

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ "..." trong câu sau:

Mặt Trời và các ngôi sao là các thiên thể ...(1)... Các hành tinh ...(2)... ánh sáng mặt trời.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

(1) tự phát sáng.

(2) phản xạ

Bài 45.6 trang 129

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ "..." trong các câu sau:

a) Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là ...(1)... Hành tinh gần Mặt Trời nhất là ...(2)..., hành tinh xa Mặt Trời nhất là ...(3)...

b) Chu kì chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời là ...(4)... Hành tinh càng xa Mặt Trời thì chu kì chuyển động quanh Mặt Trời của nó ...(5)...

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) (1) khác nhau.

(2) Thủy tinh.

(3) Hải Vương tinh.

b) (4) khác nhau.

(5) càng lớn.

Bài 45.7 trang 129

Chọn các tử: Mặt Trăng, Sao Thuỷ, Ngân Hà, Trái Đất, Mặt Trời để điền vào cột B trong bảng sau:

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

A. Đặc điểm

B. Tên thiên thể

Mặt Trăng là vệ tinh của

Trái Đất

Tên thiên hà của chúng ta là

Ngân Hà

Thiên thể trong danh sách là ngôi sao

Mặt Trời

Hai thiên thể trong danh sách là hành tinh

Trái Đất, Sao Thủy

Các thiên thể trong danh sách được Mặt Trời chiếu sáng

Trái Đất, Mặt Trăng, sao Thủy

Những thiên thể trong danh sách là thành phần của hệ Mặt Trời

Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng, sao Thủy

Bài 45.8 trang 130

Bài 45.8 trang 130 sách bài tập KHTN 6: Trong sơ đồ bên dưới là Mặt Trời, Trái Đất và Sao Hỏa. Chúng ta nhìn thấy Sao Hỏa vì nó phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời.

Hãy vẽ đường đi của tia sáng khi chúng ta nhìn thấy Sao Hỏa.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 6 | Cánh diều

Bài 35.1 trang 85

Bài 35.1 trang 85 sách bài tập KHTN 6: Mặt Trời là một ngôi sao trong Ngân Hà. Chúng ta thấy Mặt Trời to và sáng hơn rất nhiều so với các ngôi sao khác trên bầu trời. Điều này là do

A. Mặt Trời là ngôi sao sáng nhất của Ngân Hà.

B. Mặt Trời là ngôi sao gần Trái Đất nhất.

C. Mặt Trời là ngôi sao to nhất trong Ngân Hà.

D. Mặt Trời là ngôi sao to nhất và sáng nhất trong Ngân Hà.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Mặt Trời là một ngôi sao trong Ngân Hà. Chúng ta thấy Mặt Trời to và sáng hơn rất nhiều so với các ngôi sao khác trên bầu trời. Điều này là do Mặt Trời là ngôi sao gần Trái Đất nhất.

- Chọn đáp án B.

Bài 35.2 trang 85

Hành tinh nào xếp thứ ba kể từ Mặt Trời?

A. Trái Đất

B. Thủy Tinh.

C. Kim Tinh.

D. Hỏa Tinh.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án: A.

- Trái Đất ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

Bài 35.3 trang 85

Trong các vật sau đây, vật nào là vật phát sáng? Em hãy đánh dấu (x) vào ô tương ứng.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Dựa theo kiến thức bài học, ta có:

- Ngân Hà có rất nhiều sao, Mặt Trời là một ngôi sao.

- Hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời

Nên các vật là vật phát sáng là: Mặt Trời, Ngân Hà và Sao Thiên Lang.

Bài 35.4 trang 86

Em hãy ghép một ô chữ ở cột A với một ô chữ ở cột B để được những phát biểu đúng.

Cột A


Cột B

1. Ngân Hà


A. bao gồm Mặt Trời và tám hành tinh và là một phần rất nhỏ của Ngân Hà.

2. Mặt Trời


B. là một trong những hành tinh có vành đai.

3. Hệ Mặt Trời


C. là hành tinh gần Mặt Trời nhất.

4. Mộc Tinh


D. là một tập hợp gồm rất nhiều ngôi sao.

5. Thủy Tinh


E. là một ngôi sao có kích thước trung bình trong Ngân Hà.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

1 – D

Ngân Hà là một tập hợp gồm rất nhiều ngôi sao.

2 – E

Mặt Trời là một ngôi sao có kích thước trung bình trong Ngân Hà.

3 – A

Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời và tám hành tinh và là một phần rất nhỏ của Ngân Hà.

4 – B

Mộc Tinh là một trong những hành tinh có vành đai.

5 – C

Thủy Tinh là hành tinh gần Mặt Trời nhất.

Bài 35.5 trang 86

Dưới đây là tên của tám hành tinh trong hệ Mặt Trời.

- Mộc Tinh

- Thiên Vương Tinh

- Hải Vương Tinh

- Trái Đất

- Hỏa Tinh

- Thổ Tinh

- Thủy Tinh

- Kim Tinh

a. Hãy cho biết thứ tự các hành tinh kể từ Mặt Trời ra xa.

b. Càng xa Mặt Trời, chu kì quay (thời gian quay hết một vòng) xung quanh Mặt Trời của các hành tinh càng lớn. Em hãy cho biết những hành tinh nào có chu kì quay quanh Mặt Trời nhỏ hơn chu kì quay quanh Mặt Trời của Trái Đất.

- Mộc Tinh

- Thiên Vương Tinh

- Hải Vương Tinh

- Trái Đất

- Hỏa Tinh

- Thổ Tinh

- Thủy Tinh

- Kim Tinh

a. Hãy cho biết thứ tự các hành tinh kể từ Mặt Trời ra xa.

b. Càng xa Mặt Trời, chu kì quay (thời gian quay hết một vòng) xung quanh Mặt Trời của các hành tinh càng lớn. Em hãy cho biết những hành tinh nào có chu kì quay quanh Mặt Trời nhỏ hơn chu kì quay quanh Mặt Trời của Trái Đất.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a. Thứ tự các hành tinh kể từ Mặt Trời ra xa là:

Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh.

b. Vì càng xa Mặt Trời, chu kì quay (thời gian quay hết một vòng) xung quanh Mặt Trời của các hành tinh càng lớn. Nên những hành tinh có chu kì quay quanh Mặt Trời nhỏ hơn chu kì quay quanh Mặt Trời của Trái Đất phải ở gần Mặt Trời hơn Trái Đất.

Do đó, chỉ có hai hành tinh là Thủy Tinh và Kim Tinh có chu kì quay nhỏ hơn chu kì quay xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

Bài 35.6 trang 86

Bảng sau đây cho biết đường kính, tỉ số khối lượng so với Trái Đất, khoảng cách gần đúng đến Mặt Trời và chu kì quay xung quanh trục của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

Hành tinh

Đường kính (km)

Tỉ số khối lượng so với Trái Đất

Khoảng cách gần đúng đến Mặt Trời

(triệu km)

Chu kì quay xung quanh trục

Ngày

Giờ

Phút

Thủy Tinh

4878

0,056

58

58

15

30

Kim Tinh

12100

0,82

108

243

0

0

Trái Đất

12756

1

150


23

56

Hỏa Tinh

6793

0,107

228


24

37

Mộc Tinh

142880

318

778


9

50

Thổ Tinh

120000

95

1427


10

14

Thiên Vương Tinh

50800

14,5

2871


17

14

Hải Vương Tinh

48600

17

4497


16

17

(Nguồn: Peter D Riley 2011, Cambridge Checkpoint Science Student’s Book 1, Hodder Education, trang 243).

a. Em hãy cho biết hành tinh nào có cả kích thước và khối lượng gần nhất với kích thước và khối lượng của Trái Đất?

b. Khoảng thời gian để hành tinh quay hết một vòng xung quanh trục của nó là một ngày đêm. Em hãy cho biết hành tinh nào có độ dài ngày đêm là nhỏ nhất. Nếu sống trên hành tinh này, em sẽ ở trường trong bao nhiêu giờ? Cho rằng thời gian em ở trường vào khoảng 1/4 ngày đêm.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a. Dựa vào bảng số liệu ta thấy, Kim Tinh là hành tinh có kích thước và khối lượng gần nhất với Trái Đất.

b. Dựa vào số liệu của chu kì quay xung quanh trục ta thấy, Mộc Tinh có chu kì ngắn nhất nên thời gian ngày đêm trên hành tinh này là nhỏ nhất.

Đổi 9 giờ 50 phút = 9,833 giờ

Nếu sống trên Mộc Tinh, chúng ta sẽ ở trường với thời gian là:

9,833 : 4 = 2,458 giờ = 2 giờ 27 phút 30 giây

Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 6 | Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài 54.1 trang 84

Các hành tinh quay quanh Mặt Trời sắp xếp theo khoảng cách đến Mặt Trời từ gần đến xa là:

A. Hỏa tinh, Thủy tinh, Trái Đất, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh, Thiên vương tinh.

B. Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải Vương tinh.

C. Kim tinh, Thủy tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Thổ tinh, Mộc tinh, Thiên vương tinh, Hải Vương tinh.

D. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải Vương tinh.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Các hành tinh quay quanh Mặt Trời sắp xếp theo khoảng cách đến Mặt Trời từ gần đến xa là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải Vương tinh.

Chọn đáp án D

Bài 54.2 trang 84

Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc “Sai” để đánh giá các câu dưới đây.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

STT

Phát biểu

Đánh giá

1

Hệ Mặt Trời chỉ gồm 8 hành tinh quay xung quanh.

Đúng

2

Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất so với các hành tinh khác.

Đúng


3

Thủy tinh và Hỏa tinh có khối lượng nhỏ nhất trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời.


Sai

4

Hành tinh ở càng xa Mặt Trời thì có kích thước càng lớn.

Đúng


Giải thích:

- Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, tám hành tinh, hơn một trăm vệ tinh, các sao chổi, các tiểu hành tinh, các thiên thạch khác và bụi vũ trụ ⟹ không phải hệ Mặt Trời chỉ gồm 8 hành tinh quay xung quanh.

- Thủy tinh ở gần Mặt Trời nhất so với các hành tinh khác ⟹ không phải Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất so với các hành tinh khác.

- Thủy tinh và Hỏa tinh có khối lượng nhỏ nhất trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời.

- Mộc tinh là hành tinh ở vị trí thứ 5 và có kích thước lớn nhất ⟹ không phải hành tinh ở càng xa Mặt Trời thì có kích thước càng lớn.

Bài 54.3 trang 85

Sắp xếp các hành tinh của hệ Mặt Trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về khối lượng; từ nhỏ đến lớn về kích thước.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Sắp xếp các hành tinh của hệ Mặt Trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về khối lượng:

Thủy tinh ⟹ Hỏa tinh ⟹ Kim tinh ⟹ Trái Đất ⟹ Thiên vương tinh ⟹ Hải Vương tinh ⟹ Thổ tinh ⟹ Mộc tinh.

- Sắp xếp các hành tinh của hệ Mặt Trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về kích thước:

Thủy tinh ⟹ Hỏa tinh ⟹ Kim tinh ⟹ Trái Đất ⟹ Hải Vương tinh ⟹ Thiên vương tinh ⟹ Thổ tinh ⟹ Mộc tinh.

Bài 54.4 trang 85

Lập công thức tính khoảng cách d giữa 2 hành tinh với Rx, Ry là khoảng cách từ 2 hành tinh đến Mặt Trời. Vận dụng công thức để tính khoảng cách giữa Trái Đất và các hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời. Có nhận xét gì về khoảng cách giữa các hành tinh?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Gọi: + Rx là khoảng cách đến Mặt Trời từ hành tinh ở gần Mặt Trời hơn.

+ Ry là khoảng cách đến Mặt Trời từ hành tinh ở xa Mặt Trời hơn.

- Ta có công thức tính khoảng cách giữa Trái Đất và các hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời: d = Ry - Rx

Bảng khoảng cách của các hành tinh tới Mặt Trời

Hành tinh

Khoảng cách tới Mặt Trời (AU)

Thủy tinh

0,39

Kim tinh

0,72

Trái Đất

1

Hỏa tinh

1,52

Mộc tinh

5,2

Thổ tinh

9,54

Thiên Vương tinh

19,2

Hải Vương tinh

30,07

- Vận dụng công thức tính khoảng cách:

+ Khoảng cách của Trái Đất – Thủy tinh là:

d = 1 – 0,39 = 0,61 (AU)

+ Khoảng cách của Trái Đất – Kim tinh là:

d = 1 – 0,72 = 0,28 (AU)

+ Khoảng cách của Trái Đất – Hỏa tinh là:

d = 1,52 – 1 = 0,52 (AU)

+ Khoảng cách của Trái Đất – Mộc tinh là:

d = 5,2 – 1 = 4,2 (AU)

+ Khoảng cách của Trái Đất – Thổ tinh là:

d = 9,54 – 1 = 8,54 (AU)

+ Khoảng cách của Trái Đất – Thiên Vương tinh là:

d = 19,2 – 1 = 18,2 (AU)

+ Khoảng cách của Trái Đất – Hải Vương tinh là:

d = 30,07 – 1 = 29,07 (AU)

- Nhận xét: Các hành tinh càng ở xa Mặt Trời hơn so với Trái Đất thì khoảng cách giữa chúng càng lớn.

Bài 54.5 trang 85

Giả sử một nhà du hành vũ trụ lên được Thiên Vương tinh. Trọng lượng của nhà du hành vũ trụ trên Thiên Vương tinh nhỏ hơn hay lớn hơn khi ở trên Trái Đất? Vì sao?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Ta có: Lực hấp dẫn trên bề mặt của Thiên Vương tinh nhỏ hơn lực hấp dẫn trên bề mặt của Trái Đất.

⟹ Trọng lượng của nhà du hành vũ trụ trên Thiên Vương tinh nhỏ hơn trọng lượng của nhà du hành vũ trụ trên Trái Đất.

Bài 55.1 trang 85

Câu nào dưới đây là đúng?

A. Ngân hà là một chùm sao sắp xếp kéo dài trên bầu trời.

B. Ngân hà là một “dòng sông” sao trên bầu trời.

C. Ngân hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn.

D. Ngân hà là một tập hợp hàng trăm tỉ ngôi sao và nằm ở ngoài hệ Mặt Trời.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Ta có: Ngân hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, trong đó có hệ Mặt Trời của chúng ta.

- Chọn đáp án C.

Bài 55.2 trang 85

Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc “Sai” để đánh giá các phát biểu dưới đây.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

STT

Phát biểu

Đánh giá

1

Hệ Mặt Trời là trung tâm của Ngân Hà.

Đúng


2

Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ đồng thời quay quanh lõi của nó.


Sai

3

Từ Trái Đất ta có thể nhìn thấy toàn bộ Ngân Hà.

Đúng


4

Ngân Hà bao gồm toàn bộ thiên thể của vũ trụ.

Đúng


5

Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ nhanh hơn Mặt Trời chuyển động quanh tâm Ngân Hà.


Sai

Giải thích:

- Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở gần rìa của một trong 4 vòng xoắn của Ngân Hà

⟹ Không phải hệ Mặt Trời là trung tâm của Ngân Hà.

- Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 000 m/s đồng thời quay quanh lõi của nó.

- Từ Trái Đất ta chỉ nhìn thấy một phần của một vòng xoắn ốc của Ngân hà.

⟹ Không phải từ Trái Đất ta có thể nhìn thấy toàn bộ Ngân Hà.

- Vũ trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất) được gọi là dải Ngân Hà.

⟹ Không phải Ngân Hà bao gồm toàn bộ thiên thể của vũ trụ.

- Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 000 m/s, Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà với tốc độ 220 000 m/s.

⟹ Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ nhanh hơn Mặt Trời chuyển động quanh tâm Ngân Hà.

Bài 55.3 trang 86

Hãy mô tả Ngân Hà mà em quan sát được vào ban đêm.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Vào ban đêm em quan sát được dải ngân hà là một tập hợp rất nhiều các ngôi sao. Từ Trái Đất nhìn lên thấy dải ngân hà như một dải sáng mờ vắt ngang bầu trời.

Bài 55.4 trang 86

Hãy mô tả vị trí của Trái Đất trong Ngân Hà.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Mô tả vị trí của Trái Đất trong Ngân Hà:

- Trái Đất là hành tinh thuộc hệ Mặt Trời

- Hệ Mặt Trời nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm của Ngân Hà khoảng 26 000 năm ánh sáng.

- Ngân Hà là một trong vô số thiên hà trong vũ trụ.

Bài 55.5 trang 86

Mặt Trời chuyển động quanh tâm Ngân Hà được 1 vòng (với tốc độ 220 000 m/s mất 230 triệu năm), thì trong thời gian đó Ngân Hà di chuyển (với tốc độ 600 000 m/s) được đoạn đường bằng bao nhiêu năm ánh sáng? (năm ánh sáng là đơn vị đo khoảng cách trong Thiên văn, bằng quãng đường mà ánh sáng truyền đi trong 1 năm: 1 năm ánh sáng xấp xỉ bằng 95 000 tỉ km).

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đổi 230 triệu năm = 230 000 000 . 365 . 24 . 60 . 60 = 7,25328 . 1015 (s)

- Áp dụng: Quãng đường = (vận tốc) . (thời gian)

- Đoạn đường mà Ngân Hà di chuyển trong 230 triệu năm là:

S = 600 000 . 7,25328 . 1015 = 4,351968.1021 (m) = 4,351968.1018 (km)

= 4,351968.1018 : 95 000 000 000 000 = 45810,2 (năm ánh sáng)

Post a Comment

Previous Post Next Post