MỤC TIÊU
• Nêu được cấu tạo sơ lược và chức năng của da; vai trò của da và hệ thần kinh trong điều hoà thân nhiệt.
• Nêu được khái niệm thân nhiệt. Thực hành được cách đo thân nhiệt và nêu được ý nghĩa của việc đo thân nhiệt.
• Nêu được vai trò và cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định ở người.
• Trình bày được một số phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể. Nêu được một số biện pháp chống cảm nóng, cảm lạnh.
• Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu khi bị cảm nóng hoặc cảm lạnh.
• Trình bày được một số bệnh về da và vận dụng được hiểu biết về da để chăm sóc, bảo vệ, làm đẹp da an toàn.
• Tìm hiểu được các bệnh về da trong trường học, khu dân cư hoặc một số thành tựu ghép da trong y học.
TÓM TẮT KIẾN THỨC
💡 Mở đầu
Nêu một số phản ứng của cơ thể khi trời nóng, trời rét. Theo em, những phản ứng đó có lợi ích gì cho cơ thể?
🌟 Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo và chức năng của da, cơ chế điều hoà thân nhiệt của cơ thể.
🌟 Lời giải chi tiết:
- Một số phản ứng của cơ thể khi trời nóng, trời rét:
+ Khi trời nóng, mao mạch dưới da dãn để tăng sự tỏa nhiệt, tăng tiết mồ hôi,...
+ Khi trời lạnh, mao mạch dưới da co lại, co cơ chân lông để giảm sự tỏa nhiệt, nếu lạnh quá thì cơ co liên tục để sinh nhiệt (phản xạ run),...
- Lợi ích của những phản ứng trên: Những phản ứng trên giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt, giúp cho thân nhiệt được duy trì ổn định quanh mức bình thường đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể.
I. CHỨC NĂNG VÀ CẤU TẠO CỦA DA
Da là lớp bảo vệ đầu tiên, ngăn nước và các tác nhân có hại từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, ngăn mất nước từ bên trong cơ thể. Da còn giữ vai trò quan trọng trong điều hoà thân nhiệt, bài tiết, tổng hợp vitamin D và là cơ quan thụ cảm của cơ thể.
❓ Quan sát, trả lời câu hỏi hoặc thảo luận
1. Quan sát hình 36.1:
a) Nêu tên các lớp cấu tạo của da và chức năng của mỗi lớp cấu tạo theo gợi ý sau:
Bảng 36.1. Các lớp cấu tạo và chức năng các lớp cấu tạo của dab. Nêu tên một số bộ phận trong các lớp cấu tạo của da.
Các lớp cấu tạo của da
Chức năng
Lớp biểu bì
?
?
?
🌟 Phương pháp giải:
Quan sát hình 36.1 và thông tin trong bài để trả lời câu hỏi.
🌟 Lời giải chi tiết:
Các lớp cấu tạo của da |
Chức năng |
Lớp biểu bì |
Có chức năng bảo vệ. |
Lớp bì |
Có chức năng xúc giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt. |
Lớp mỡ dưới
da |
Có chức năng cách nhiệt và bảo vệ. |
b. Tên một số bộ phận trong các lớp cấu tạo của da:
- Lớp biểu bì có: tầng sừng (tầng tế bào chết), tầng tế bào sống.
- Lớp bì có: tuyến nhờn, tuyến mồ hôi, nang lông, mạch máu, cơ dựng chân lông, các thụ thể cảm giác, dây thần kinh.
- Lớp mỡ dưới da: các tế bào mỡ.
🧑💻 Tìm hiểu thêm
Nốt ruồi, tàn nhang và nám da đều liên quan đến sự phân bố và tăng sinh tế bào sắc tố ở lớp biểu bì của da. Em hãy phân biệt ba hiện tượng trên.
🌟 Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trong sách báo, internet để trả lời câu hỏi.
🌟 Lời giải chi tiết:
Hiện tượng |
Nốt ruồi |
Tàn nhang |
Nám da |
Đặc điểm |
- Là những nốt nhỏ sậm màu (hầu hết có màu nâu hoặc đen),
có hình tròn hoặc bầu dục, thường nổi trên bề mặt da, kích thước thường lớn
hơn tàn nhang. |
- Là những đốm nhỏ, phẳng, màu nâu nhạt hoặc đen trên da,
có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc thành cụm, kích thước nhỏ hơn nốt ruồi và nám
da. |
- Là tình trạng những mảng màu nâu xuất hiện trên da, kích
thước lớn hơn tàn nhang. |
Vị trí xuất hiện |
- Có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể. |
- Thường xuất hiện ở mặt, vai, cổ, tay và lưng. |
- Thường xuất hiện ở vùng mặt. |
II. ĐIỀU HOÀ THÂN NHIỆT
1. Thân nhiệt
Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể. Ở người bình thường, thân nhiệt duy trì ổn định ở mức 36,3 – 37,3 °C. Đây là nhiệt độ tối ưu cho tất cả các phản ứng sinh hoá và enzyme trong tế bào. Khi thân nhiệt ở dưới 36 °C hoặc từ 38 °C trở lên là biểu hiện trạng thái sức khoẻ của cơ thể không bình thường.
🔬 Thí nghiệm
1. Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể của em và các bạn khác trước và sau khi bật nhảy tại chỗ 2 phút vào bảng 36.2. So sánh và giải thích kết quả.
Bảng 36.2. Kết quả đo nhiệt độ của cơ thể (°C)
Tên
Trước khi vận động
Sau 2 phút vận động
So sánh nhiệt độ cơ thể trước và sau khi vận động
?
?
?
?
🌟 Phương pháp giải:
Học sinh tiến hành đo rồi sử dụng kết quả đo để hoàn thành bảng bảng 36.2.
🌟 Lời giải chi tiết:
Giải thích:
- Trước khi vận động, nhiệt độ cơ thể duy trì ở mức bình thường (36,3 – 37,3°C).
- Khi vận động, tốc độ hô hấp tế bào nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất và năng lượng cho cơ bắp hoạt động liên tục. Mà một phần năng lượng sinh ra từ quá trình hô hấp tế bào được giải phóng dưới dạng nhiệt. Bởi vậy, cơ thể càng vận động mạnh thì nhiệt sinh ra càng nhiều khiến thân nhiệt tăng.
❓ Quan sát, trả lời câu hỏi hoặc thảo luận
2. Vì sao đo thân nhiệt là bước đầu của việc chẩn đoán bệnh?
🌟 Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm thân nhiệt để trả lời câu hỏi.
🌟 Lời giải chi tiết:
Đo thân nhiệt là bước đầu của việc chẩn đoán bệnh vì: Ở người bình thường, thân nhiệt duy trì ổn định ở mức 36,3 – 37,3 °C. Khi thân nhiệt ở dưới 36 °C hoặc từ 38°C trở lên là biểu hiện trạng thái sức khỏe của cơ thể không bình thường. Do đó, đo thân nhiệt được xem là bước đầu tiên giúp chẩn đoán, sàng lọc nhanh chóng và đơn giản trước khi thực hiện các bước tiếp theo.
2. Điều hoà thân nhiệt
- Điều hoà thân nhiệt là quá trình cơ thể điều chỉnh, cân đối cường độ sinh nhiệt và thải nhiệt sao cho nhiệt độ cơ thể duy trì ở mức bình thường.
- Trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi nhận tín hiệu thân nhiệt nóng hoặc lạnh, sẽ điều khiển các quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt thích hợp. Khi hoạt động của trung tâm điều nhiệt bị rối loạn do nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thân nhiệt cao hơn bình thường gọi là sốt.
❓ Quan sát, trả lời câu hỏi hoặc thảo luận
3. Quan sát hình 36.2 và cho biết khi trời nóng và khi trời lạnh, các mạch máu dưới da, tuyến mồ hôi và các cơ dựng lông hoạt động như thế nào?
🌟 Phương pháp giải:
Quan sát hình 36.2 và thông tin trong bài để trả lời câu hỏi.
🌟 Lời giải chi tiết:
- Khi trời nóng, các mạch máu dưới da dãn, tuyến mồ hôi tăng tiết mồ hôi, các cơ dựng lông dãn.
- Khi trời lạnh, các mạch máu dưới da co, tuyến mồ hôi ngừng tiết mồ hôi, các cơ dựng lông co.
📝 Luyện tập
Cho biết mỗi bộ phận của cơ thể người trong bảng dưới đây thay đổi như thế nào ở mỗi trường hợp.
Bảng 36.3. Sự thay đổi của cơ thể khi thay đổi nhiệt độ môi trường
Bộ phận
Khi nhiệt độ môi trường thấp
Khi nhiệt độ môi trường cao
Mạch máu dưới da
?
?
Tuyến mồ hôi
?
?
Cơ dựng lông
?
?
Cơ vân
?
?
🌟 Phương pháp giải:
🌟 Lời giải chi tiết:
Bộ phận |
Khi nhiệt độ môi trường thấp |
Khi nhiệt độ môi trường cao |
Mạch máu
dưới da |
Cơ vân |
Dãn |
Tuyến mồ
hôi |
Ngừng tiết mồ hôi |
Tăng cường tiết mồ hôi |
Cơ dựng
lông |
Co |
Dãn |
Cơ vân |
Co, dãn liên tục tạo phản xạ run |
Không có hiện tượng co, dãn liên tục tạo phản xạ
run |
3. Phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể
- Để thích ứng với điều kiện môi trường khắc nghiệt, con người sử dụng các phương tiện như nhà cửa, quần áo, lò sưởi, quạt máy, điều hoà nhiệt độ, cây xanh,... để giúp cơ thể chống nóng và chống lạnh.
- Một số biện pháp chống nóng như mặc trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi; sử dụng mũ, nón; uống đủ nước,... Một số biện pháp chống lạnh như mặc trang phục dày, chất liệu giữ nhiệt tốt như vải bông, len,...
- Khi ở lâu trong điều kiện nhiệt độ môi trường quá cao hay quá thấp, quá trình điều hoà thân nhiệt của cơ thể không đáp ứng được với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường, dẫn đến thân nhiệt tăng (cảm nóng) hoặc giảm (cảm lạnh). Để phòng chống bị cảm nóng hoặc cảm lạnh cần sử dụng các biện pháp chống nóng, lạnh phù hợp; giới hạn thời gian hoạt động dưới thời tiết khắc nghiệt và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống, vận động hợp lí.
❓ Quan sát, trả lời câu hỏi hoặc thảo luận
Nêu nguyên nhân và phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể theo gợi ý bảng 36.4.
Bảng 36.4. Biểu hiện, nguyên nhân, cách phòng chống cảm nóng và cảm lạnh
Bộ phận
Cảm nóng
Cảm lạnh
Biểu hiện
?
?
Nguyên nhân
?
?
Cách phòng chống
?
?
🌟 Phương pháp giải:
🌟 Lời giải chi tiết:
Bộ phận |
Cảm nóng |
Cảm lạnh |
Biểu hiện |
Cảm giác nóng bừng, môi khô, mồ hôi nhiều, đau đầu, chóng
mặt, da ửng đỏ, tim đập nhanh, buồn nôn,… |
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ho, đau họng, đau nhức cơ thể,
hắt xì, sưng hạch bạch huyết, đau đầu,… |
Nguyên nhân |
Do ở dưới trời nắng quá lâu; không uống đủ nước khi trời nắng
nóng;… |
Do ở trong môi trường lạnh quá lâu; do thời tiết thay đổi
đột ngột, do virus gây bệnh ở đường hô hấp;… |
Cách
phòng chống |
Nên che nắng, uống đủ nước, tránh ánh nắng trực tiếp vào
vùng sau gáy, hạn chế ra ngoài khi trời nắng nóng,… |
Cần vệ sinh mũi, miệng sạch sẽ, súc họng bằng nước muối
sinh lí 2 – 4 lần/ngày, uống nước ấm, giữ ấm cho cơ thể,… |
III. THỰC HÀNH SƠ CỨU KHI BỊ CẢM NÓNG HOẶC CẢM LẠNH
1. Cơ sở lí thuyết
Các biện pháp sơ cứu cho người bị cảm nóng giúp đẩy nhanh quá trình toả nhiệt nhờ bốc hơi nước, đối lưu và truyền nhiệt. Các vị trí chườm khăn là nơi có các động mạch lớn chạy qua.
Các biện pháp sơ cứu cho người bị cảm lạnh giúp giảm quá trình toả nhiệt và tăng quá trình sinh nhiệt.
2. Các bước tiến hành
- Chuẩn bị: quạt, chậu, chăn, khăn, nước, nước ấm để uống.
- Tiến hành:
+ Thực hành sơ cứu người bị cảm nóng theo các bước ở hình 36.3.
+ Thực hành sơ cứu người bị cảm lạnh theo các bước ở hình 36.4.
3. Đánh giá kết quả và câu hỏi
Nêu ý nghĩa của mỗi việc làm trong bước 3 khi sơ cứu người bị cảm nóng và người bị cảm lạnh.
🔬 Thực hành
Nêu ý nghĩa của mỗi việc làm trong bước 3 khi sơ cứu người bị cảm nóng và người bị cảm lạnh.
🌟 Phương pháp giải:
🌟 Lời giải chi tiết:
Sơ cứu |
Việc làm |
Ý nghĩa |
Cảm nóng |
Làm mát tức thì. |
Thúc đẩy nhanh quá trình toả nhiệt của cơ thể nhờ
truyền nhiệt. |
Lau người bằng nước ấm và quạt. |
Giúp đẩy nhanh quá trình tỏa nhiệt nhờ bốc hơi nước. |
|
Chườm khăn ướt ở nách, cổ,… |
Giúp dãn mạch máu để tăng khả năng toả nhiệt. |
|
Cởi bớt quần áo. |
Giúp tạo sự thông thoáng để tạo thuận lợi cho quá
trình toả nhiệt. |
|
Cho uống nước nếu còn tỉnh táo. |
Giúp làm giảm thân nhiệt và bù lại lượng nước đã mất. |
|
Đặt bệnh nhân nằm và kê chân. |
Giúp máu dễ lưu thông đến vùng đầu đồng thời cũng
giúp bệnh nhân có tư thế thoải mái để nghỉ ngơi. |
|
Cảm lạnh |
Cởi hết quần áo ướt. |
Giúp tránh cho cơ thể mất thêm nhiệt do phải tiếp
xúc thêm với điều kiện lạnh và ẩm ướt. |
Làm ấm bằng quần áo và chăn khô. |
Giúp hạn chế quá trình mất nhiệt của cơ thể vào
môi trường. |
|
Uống nước ấm hoặc ăn cháo ấm. |
Giúp tăng quá trình tự sinh nhiệt của cơ thể. |
IV. CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ DA
- Da là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với môi trường. Vì vậy, nếu không giữ vệ sinh cho da, chúng ta có thể bị mắc các bệnh như viêm da, ghẻ lở, hắc lào,...
- Để có làn da khoẻ, đẹp, chúng ta cần giữ tinh thần lạc quan, sinh hoạt điều độ, ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin và chất khoáng, uống nhiều nước, vệ sinh da và chống nắng đúng cách, bổ sung độ ẩm cho da, hạn chế trang điểm, bảo vệ da khỏi những tổn thương, vệ sinh môi trường sạch sẽ,... Ở tuổi dậy thì, tuyến nhờn tăng tiết nên nếu không vệ sinh da sạch sẽ, chất nhờn tích tụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây mụn trứng cá. Không nên tự ý dùng tay nặn mụn vì có thể khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm.
- Khi một phần da của cơ thể bị mất khả năng phục hồi do bỏng, nhiễm khuẩn, chấn thương hoặc bệnh tật, bác sĩ sẽ tiến hành ghép da tự thân (lấy da ở một vùng khác trên cùng cơ thể và cấy ghép vào vùng bị tổn thương), ghép da đồng loài (da được lấy từ người này và ghép sang cho người khác), ghép da dị loài (da được lấy từ cá thể của loài này ghép cho một cá thể của loài khác). Bên cạnh đó, da nhân tạo đang được nghiên cứu và bước đầu sử dụng trong ghép da.
❓ Quan sát, trả lời câu hỏi hoặc thảo luận
5. Nêu các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da.
🌟 Phương pháp giải:
🌟 Lời giải chi tiết:
Các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da:
- Giữ tinh thần lạc quan, sinh hoạt điều đồ.
- Uống nhiều nước.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin và chất khoáng.
- Vệ sinh da và chống nắng đúng cách.
- Bổ sung độ ẩm cho da.
- Hạn chế trang điểm.
- Bảo vệ da khỏi những tổn thương.
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
🔬 Dự án điều tra
2. Thực hiện dự án tìm hiểu một bệnh về da tại trường em theo các bước điều tra ở bài 28, trang 135 hoặc tìm hiểu một số thành tựu ghép da trong y học.
🌟 Phương pháp giải:
🌟 Lời giải chi tiết:
Một số cách phòng tránh mụn trứng cá:
- Phải luôn vệ sinh khăn mặt và các vỏ ga, gối nằm thật sạch sẽ. Hãy cố gắng thay ga, gối 2 lần/tuần.
- Nên uống đủ 2 lít nước một ngày, hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều chất cay, nước uống có ga, cà phê, trà.
- Ngủ đủ 6-8 giờ một ngày, không thức khuya. Giữ tinh thần thoải mái, không căng thẳng.
- Rửa mặt hàng ngày 2-3 lần, dùng tay sạch để rửa, tránh chà xát làm tổn thương da.
- Nên gội đầu thường xuyên để ngăn ngừa mụn trứng cá. Bởi mụn trứng cá có khả năng mọc xung quanh chân tóc nếu không vệ sinh thường xuyên.
- Sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ thấm hút chất nhờn dư trên da như giấy thấm dầu, phim thấm dầu.
- Không tự ý nặn mụn để tránh tình trạng lây lan.
⚙️ Vận dụng
1. Vì sao những vết thương trên da có thể phục hồi được?
🌟 Phương pháp giải:
🌟 Lời giải chi tiết:
Những vết thương trên da có thể phục hồi được là do ở lớp biểu bì của da có các tế bào sống có khả năng phân chia liên tục để tạo ra các tế bào mới giúp hàn gắn vết thương.
⚙️ Vận dụng
2. Cần lưu ý gì trong chế độ ăn vào mùa đông và mùa hè.
🌟 Phương pháp giải:
🌟 Lời giải chi tiết:
- Vào mùa đông, cơ thể mất nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt, do đó, trong chế độ ăn cần lưu ý: ăn tăng cường những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chất béo, giàu protein,… đồng thời, nên ăn thức ăn nóng, thức ăn có ít nước.
- Vào mùa hè, trong chế độ ăn cần lưu ý: Hạn chế ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, đồng thời, tăng cường những loại thức ăn có nhiều nước như canh, nước trái cây, rau quả,...
⚙️ Vận dụng
3. Cần làm gì khi bị bỏng?
🌟 Phương pháp giải:
🌟 Lời giải chi tiết:
- Ngay lập tức tách người bị bỏng ra khỏi tác nhân gây bỏng.
- Tiến hành sơ cứu đúng cách: Nhanh chóng đưa vùng da bị bỏng ngâm vào nước nguội sạch để vệ sinh vết thương tránh nhiễm khuẩn, sau đó, xả nhẹ nước mát trong ít nhất 15 phút. Sử dụng gạc sạch hoặc miếng vải nhỏ sạch để băng vùng da bị bỏng, tránh bụi bẩn tiếp xúc với vết bỏng.
- Xử lí sau sơ cứu: Trường hợp bỏng nhẹ và diện tích bỏng nhỏ, có thể tự chăm sóc, điều trị tại nhà. Trường hợp bỏng nặng hơn, sau khi sơ cứu cần nhanh chóng chuyển người bị bỏng tới cơ sở, trung tâm y tế nơi gần nhất để kịp thời điều trị.
⚙️ Vận dụng
4. Em thường bảo vệ và chăm sóc da như thế nào?
🌟 Phương pháp giải:
🌟 Lời giải chi tiết:
- Học sinh tự đưa ra câu trả lời theo tình hình thực tế của bản thân.
- Tham khảo các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da:
+ Giữ tinh thần lạc quan, sinh hoạt điều đồ.
+ Uống nhiều nước.
+ Ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin và chất khoáng.
+ Vệ sinh da và chống nắng đúng cách.
+ Bổ sung độ ẩm cho da.
+ Hạn chế trang điểm.
+ Bảo vệ da khỏi những tổn thương.
+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
+ Không nặn mụn trứng cá.
🔑 Kiến thức cốt lõi
• Da có chức năng bảo vệ, điều hoà thân nhiệt, tiếp nhận cảm giác, bài tiết và tổng hợp vitamin D cho cơ thể.
• Cấu tạo của da gồm ba lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.
• Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể. Thân nhiệt duy trì ổn định nhờ cơ chế điều hoà thân nhiệt được thực hiện bởi hệ thần kinh và da.
• Con người sử dụng các biện pháp phòng chống cảm nóng, cảm lạnh như mặc quần áo phù hợp với thời tiết, giới hạn thời gian hoạt động dưới thời tiết khắc nghiệt, tăng cường sức đề kháng...
• Để có làn da khoẻ đẹp, cần sinh hoạt điều độ, uống nhiều nước, bổ sung vitamin và chất khoáng, vệ sinh da, bảo vệ da khỏi những tổn thương... Nếu không giữ vệ sinh cho da, chúng ta có thể mắc các bệnh như viêm da, ghẻ lở, hắc lào,...
BÀI TẬP
Đang cập nhật