Sinh học 9

LỜI NÓI ĐẦU

Sinh học 9

Từ Sinh học 6 đến Sinh học 8, các em đã tìm hiểu những kiến thức chủ yếu về sinh học cơ thể, thấy được tính đa dạng sinh học và lược sử tiến hoá của sinh giới.

Đến Sinh học 9, các em sẽ được tìm hiểu những lĩnh vực mới của sinh học, cụ thể là di truyền và biến dị, cơ thể và môi trường. Khi tìm hiểu các lĩnh vực này, các em phải luôn hướng tới giải thích được các vấn đề cơ bản và hệ trọng là:

- Tại sao con cái lại mang những đặc điểm giống bố mẹ?

- Di truyền học có tầm quan trọng như thế nào đối với sản xuất và đời sống của con người?

- Giữa các sinh vật với nhau và với môi trường có quan hệ ra sao?

- Tại sao mỗi người cần phải có ý thức bảo vệ môi trường?

Thông qua nghiên cứu các thông tin ở kênh chữ và kênh hình trong sách giáo khoa (SGK), các em phải cố gắng tự trả lời các lệnh trong bài, đó là cách học có hiệu quả tốt để đạt được mục tiêu của bài, của chương cũng như của toàn chương trình.

Những hình ảnh trong SGK do các tác giả tự thiết kế hoặc thu thập từ nhiều nguồn tư liệu trong và ngoài nước. Nhóm tác giả SGK xin tỏ lòng biết ơn các tác giả của các nguồn tư liệu đó.

Cuối cùng, lưu ý các em một số điều sau đây khi sử dụng sách:

- Với những bài có bảng cần điền tiếp, các em nên kẻ sẵn bảng đó vào vở ghi bài hoặc vào vở bài tập Sinh học 9, không điển trực tiếp vào SGK.

- Cần ghi nhớ phần tóm tắt các ý chính đã được đóng khung ở cuối bài và đọc thêm mục “Em có biết” để thu nhận thêm thông tin.

- Số thứ tự của hình và của bảng được đặt theo số thứ tự của bài.

Phân công biên soạn sách này như sau:

- Vũ Đức Lưu (Chủ biên) biên soạn các chương I, II và III của phần Di truyền và biến dị và phần tổng kết.

- Nguyễn Minh Công biên soạn các chương IV, V và VI của phần Di truyền và biến dị.

- Mai Sỹ Tuấn biên soạn phần Sinh vật và môi trường.

Chúc các em thành công.

Các tác giả


CHƯƠNG TRÌNH

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Chương I: Các thí nghiệm của Menđen

Bài 1: Menđen và di truyền học

Bài 2: Lai một cặp tính trạng

Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)

Bài 4: Lai hai cặp tính trạng

Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)

Bài 6: Thực hành: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại

Bài 7: Ôn tập chương I

Chương II: Nhiễm sắc thể

Bài 8: Nhiễm sắc thể

Bài 9: Nguyên phân

Bài 10: Giảm phân

Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh

Bài 12: Cơ chế xác định giới tính

Bài 13: Di truyền liên kết

Bài 14: Thực hành: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể

Chương III: ADN và gen

Bài 15: ADN

Bài 16: ADN và bản chất của gen

Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN

Bài 18: Prôtêin

Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Bài 20: Thực hành: Quan sát và lắp mô hình ADN

Chương IV: Biến dị

Bài 21: Đột biến gen

Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Bài 24: Đột biến nhiễm sắc thể (tiếp theo)

Bài 25: Thường biến

Bài 26: Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến

Bài 27: Thực hành: Quan sát thường biến

Chương V: Di truyền học người

Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người

Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người

Bài 30: Di truyền học với con người

Chương VI: Ứng dụng di truyền học

Bài 31: Công nghệ tế bào

Bài 32: Công nghệ gen

Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống

Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

Bài 35: Ưu thế lai

Bài 36: Các phương pháp chọn lọc

Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam

Bài 38: Thực hành: Tập dượt thao tác giao phấn

Bài 39: Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng

Bài 40: Ôn tập phần di truyền và biến dị

SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

Chương I: Sinh vật và môi trường

Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Bài 45 – 46: Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật

Chương II: Hệ sinh thái

Bài 47: Quần thể sinh vật

Bài 48: Quần thể người

Bài 49: Quần xã sinh vật

Bài 50: Hệ sinh thái

Bài 51 – 52: Thực hành: Hệ sinh thái

Chương III: Con người, dân số và môi trường

Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường

Bài 54: Ô nhiễm môi trường

Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)

Bài 56 – 57: Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương

Chương IV: Bảo vệ môi trường

Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã

Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

Bài 61: Luật bảo vệ môi trường

Bài 62: Thực hành: Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương

Bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường

Bài 64: Tổng kết chương trình toàn cấp

Bài 65: Tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo)

Bài 66: Tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo)

Post a Comment