Sinh học 7

LỜI NÓI ĐẦU

Sinh học 7

Trong số các em đang cầm cuốn sách Sinh học 7 này trên tay, không ít em đã từng được tham quan vườn thú, vườn Quốc gia, nhà bảo tàng tự nhiên, hay ít nhất đã được xem các chương trình về “Thế giới động vật” trên màn ảnh nhỏ. Thế giới động vật đó muôn màu sắc, vô cùng đa dạng, phong phú và rất lí thú, hấp dẫn. Nếu như lúc đó, các em biết nhận ra trong đó tên các loài động vật và các quy luật cấu tạo, hoạt động sống của chúng, thì sự hấp dẫn, lí thú còn tăng thêm rất nhiều lần.

Sinh học 7 sẽ mang đến cho các em chìa khoá để mở cánh cửa bước vào thế giới động vật. Cùng với sự dẫn dắt của các thầy cô giáo, các em được tìm hiểu, khám phá thế giới động vật đa dạng phong phú đó, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ các động vật có kích thước hiển vi trong một giọt nước ao hồ ở cạnh chúng ta, đến những động vật khổng lồ như bạch tuộc, cá nhà táng... ở tận đáy đại dương.

Sách Sinh học 7 gồm 8 chương với 66 bài học. Trong số đó có 10 bài thực hành (3 bài xem bằng hình) và một buổi thực hành tham quan ngoài trời. Mỗi bài học đều có:

- Kí hiệu hình vuông: cung cấp thông tin.

- Kí hiệu tam giác ngược: những hoạt động học tập, quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi...

- Phần chữ đóng khung ở cuối bài là nội dung trọng tâm cần ghi nhớ.

Cuối mỗi bài đều có các câu hỏi hoặc bài tập để làm ở nhà. Câu hỏi có dấu hoa thị (*) dành cho các em học khá. Một số bài có thêm mục “Em có biết?” là phần tham khảo, gồm những thông tin mở rộng, dành cho những em ham hiểu biết, yêu thích Sinh học, không bắt buộc tất cả phải đọc và nhớ.

Các em rất tự hào khi biết rằng nước ta là một trong số rất ít các quốc gia được thiên nhiên ưu đãi, có đa dạng sinh học cao, có nhiều động vật quý và hiếm. Vinh dự này đặt ra cho chúng ta một thách thức to lớn: nhiều loài trong số đó đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng! Làm gì để cứu vãn chúng? Đó không chỉ là trách nhiệm của riêng chúng ta, mà của cả cộng đồng để cùng gìn giữ cho thế giới động vật được bền vững lâu dài. Đó chính là gắn học với hành - mục đích của Sinh học 7 trong công cuộc đổi mới nội dung và phương pháp học tập.

Sinh học 7 đã sử dụng nhiều tư liệu, hình ảnh, chọn lọc từ nhiều nguồn tư liệu trong và ngoài nước, nhằm giúp học sinh dễ hiểu và sát với thực tế thiên nhiên. Chúng tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến các tác giả của những nguồn tư liệu trích dẫn đó. Cuối cùng, các tác giả mong ước Sinh học 7 sẽ là người bạn đường tốt của các em trong việc học tập và khám phá thế giới động vật đa dạng và phong phú ở xung quanh chúng ta.

Tham gia biên soạn cuốn sách này gồm:

- Nguyễn Văn Khang biên soạn các bài: từ bài 1 đến 30, bài 64 đến 66.

- Nguyễn Quang Vinh biên soạn các bài: 32, 33, 35, 36, 39, 42, 43, 47.

- Trần Kiên biên soạn các bài: 31, 34, 37, 38, 40, 41, 44, 45, 46 và từ bài 48 đến 63.

Các tác giả


CHƯƠNG TRÌNH

Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú

Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật

Chương 1: Ngành động vật nguyên sinh

Bài 3: Thực hành: Quan sát một số động vật nguyên sinh

Bài 4: Trùng roi

Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày

Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét

Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh

Chương 2: Ngành ruột khoang

Bài 8: Thủy tức

Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang

Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang

Chương 3: Các ngành giun

Bài 11: Sán lá gan

Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp

Bài 13: Giun đũa

Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn

Bài 15: Giun đất

Bài 16: Thực hành: Mổ và quan sát giun đất

Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt

Chương 4: Ngành thân mềm

Bài 18: Trai sống

Bài 19: Một số thân mềm khác

Bài 20: Thực hành: Quan sát một số thân mềm

Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm

Chương 5: Ngành chân khớp

Lớp Giáp xác

Bài 22: Tôm sông

Bài 23: Thực hành: Mổ và quan sát tôm sông

Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác

Lớp Hình nhện

Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện

Lớp Sâu bọ

Bài 26: Châu chấu

Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ

Bài 28: Thực hành: Xem băng hình về tập tính của sâu bọ

Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp

Bài 30: Ôn tập phần 1 – Động vật không xương sống

Chương 6: Ngành động vật có xương sống

Các lớp Cá

Bài 31: Cá chép

Bài 32: Thực hành: Mổ cá

Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép

Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá

Lớp Lưỡng cư

Bài 35: Ếch đồng

Bài 36: Thực hành: QUan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mỗ

Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư

Lớp Bò sát

Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài

Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn

Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát

Lớp Chim

Bài 41: Chim bồ câu

Bài 42: Thực hành: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu

Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu

Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim

Bài 45: Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim

Lớp Thú

Bài 46: Thỏ

Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ

Bài 48: Đa dạng của lớp Thú. Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi

Bài 49: Đa dạng của lớp thú bộ dơi và bộ cá voi

Bài 50: Đa dạng của lớp thú bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt

Bài 51: Đa dạng của lớp thú các bộ móng guốc và bộ linh trưởng

Bài 52: Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của Thú

Chương 7: Sự tiến hóa của động vật

Bài 53: Môi trường sống và sự vận động di chuyển

Bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể

Bài 55: Tiến hóa về sinh sản

Bài 56: Cây phát sinh giới động vật

Chương 8: Động vật và đời sống con người

Bài 57: Đa dạng sinh học

Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)

Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học

Bài 60: Động vật quý hiếm

Bài 61, 62: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương

Bài 63: Ôn tập

Bài 64, 65, 66: Tham quan thiên nhiên

Post a Comment