Sinh học 6

LỜI NÓI ĐẦU

Sinh học 6

Trong chương trình Sinh học 6, học sinh được bắt đầu làm quen với thế giới sinh vật, trước hết là thực vật. Sách giáo khoa (SGK) Sinh học 6 giúp các em tìm hiểu cấu tạo cơ thể một cây xanh từ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) đến cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt) cùng chức năng của chúng phù hợp với điều kiện sống. Sách còn giúp các em hiểu được thực vật phong phú, đa dạng như thế nào qua các nhóm cây khác nhau, chúng đã biến đổi phát triển ra sao từ dạng đơn giản nhất đến dạng phức tạp nhất là những cây có hoa mà hằng ngày chúng ta vẫn tiếp xúc. Ngoài ra, sách còn giúp các em biết được mối quan hệ giữa thực vật với môi trường sống cũng như vai trò của chúng đối với đời sống con người.

Những điều cơ bản nhất của các kiến thức đó được trình bày dưới dạng các gợi ý quan sát (dựa trên vật mẫu thật hoặc trên hình vẽ, ảnh chụp), những vấn đề đặt ra để trao đổi, thảo luận, cung cấp những thí nghiệm mô tả để từ đó các em có thể hiểu và giải quyết các yêu cầu của bài học. Thầy, cô giáo sẽ bổ sung, chỉnh lí các ý kiến, giúp các em hiểu vấn đề được chính xác, đầy đủ hơn. Đó chính là con đường chủ yếu lĩnh hội kiến thức. Ngoài ra, trong một số trường hợp cần thiết sách còn cung cấp trực tiếp những thông tin liên quan đến nội dung bài học.

Chúng tôi hi vọng rằng với cách học tập mới này, các em sẽ phát huy được tính tích cực chủ động và nắm được bài ngay trên lớp.

Những hình ảnh trong SGK chủ yếu được thu thập từ nhiều nguồn tư liệu cả trong và ngoài nước (cũng có một số do chúng tôi tự thiết kế), được sử dụng như là đối tượng quan sát, minh họa thay thế cho các mẫu vật thật. Chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn các tác giả của các nguồn tư liệu đó.

Cuối cùng, xin lưu ý các em một số điều sau đây khi sử dụng sách:

- Với những bài có bảng cần điền tiếp, các em nên kẻ sẵn bảng đó vào vở học (theo mẫu trong SGK), hoặc dùng vở bài tập Sinh học 6, không nên điền trực tiếp vào sách.

- Cuối mỗi bài học có phần tóm tắt các ý chính giúp các em nắm được trọng tâm bài học. Phần này được đóng khung, các em cần hiểu và nhớ kĩ.

- Sau phần câu hỏi và bài tập, ở nhiều bài có thêm mục “Em có biết” cung cấp một số thông tin có tính chất mở rộng kiến thức để tham khảo.

- Một vài kí hiệu được dùng trong các bài:

1*, 2*: các câu hỏi, bài tập khó.

1, 2: các câu hỏi, bài tập có tính chất ứng dụng.

Chúc các em thành công.

Các tác giả


CHƯƠNG TRÌNH

Mở đầu Sinh học

Bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống

Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học

Đại cương về giới Thực vật

Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật

Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa?

Chương 1: Tế bào thực vật

Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng

Bài 6: Quan sát tế bào thực vật

Bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật

Bài 8: Sự lớn lên và phân chia của tế bào

Chương 2: Rễ

Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ

Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ

Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ

Bài 12: Biến dạng của rễ

Chương 3: Thân

Bài 13: Cấu tạo ngoài của thân

Bài 14: Thân dài ra do đâu?

Bài 15: Cấu tạo trong của thân non

Bài 16: Thân to ra do đâu?

Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân

Bài 18: Biến dạng của thân

Chương 4: Lá

Bài 19: Đặc điểm ngoài của lá

Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá

Bài 21: Quang hợp

Bài 22: Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp, ý nghĩa của quang hợp

Bài 23: Cây hô hấp không?

Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu

Bài 25: Biến dạng của lá

Chương 5: Sinh sản sinh dưỡng

Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên

Bài 27: Sinh sản sinh dưỡng do người

Chương 6: Hoa và sinh sản hữu tính

Bài 28: Cấu tạo và chức năng của hoa

Bài 29: Các loại hoa

Bài 30: Thụ phấn

Bài 31: Thụ tinh, kết hạt và tạo quả

Chương 7: Quả và hạt

Bài 32: Các loại quả

Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt

Bài 34: Phát tán của quả và hạt

Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm

Bài 36: Tổng kết về cây có hoa

Chương 8: Các nhóm thực vật

Bài 37: Tảo

Bài 38: Rêu – cây rêu

Bài 39: Quyết – Cây dương xỉ

Bài 40: Hạt trần – Cây thông

Bài 41: Hạt kín – Đặc điểm của thực vật Hạt kín

Bài 42: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm

Bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật

Bài 44: Sự phát triển của giới thực vật

Bài 45: Nguồn gốc cây trồng

Chương 9: Vai trò của thực vật

Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu

Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước

Bài 48: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người

Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật

Chương 10: Vi khuẩn – nấm – địa y

Bài 50: Vi khuẩn

Bài 51: Nấm

Bài 52: Địa y

Bài 53: Tham quan thiên nhiên

Post a Comment