Bài tập KHTN 8 | Bài 20. Sự nhiễm điện

Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 8 | Cánh diều

Bài 20.1 trang 40

Trường hợp nào sau đây không có sự nhiễm điện?

A. Dùng hai tay xoa vào nhau.

B. Dùng thanh nhựa cọ xát vào áo len.

C. Dùng giấy bóng kính cọ xát với tóc.

D. Dùng bóng bay cọ xát vào áo len.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: A.

- A - chỉ có sự chuyển hóa năng lượng.

Bài 20.2 trang 41

Vật nào dưới đây không dẫn điện?

A. Dây xích sắt.

B. Nước biển.

C. Thước nhựa.

D. Cơ thể người.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: C.

- A, B, D đều dẫn điện.

Bài 20.3 trang 41

Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của

A. các phân tử, nguyên tử trung hoà.

B. chất lỏng bên trong vật.

C. các bộ phận trong vật dẫn điện.

D. các hạt mang điện.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: D.

- Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.

Bài 20.4 trang 41

Một vật dẫn được điện là do

A. trong vật có các hạt mang điện có thể di chuyển được dễ dàng.

B. trong vật có các nguyên tử được tạo từ các hạt mang điện.

C. trong nguyên tử có hạt nhân mang điện tích dương.

D. trong nguyên tủ' có các electron quay quanh hạt nhân.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: A.

- Một vật dẫn được điện là do trong vật có các hạt mang điện có thể di chuyển được dễ dàng.

Bài 20.5 trang 41

Hai vật mang điện trái dấu đặt gần nhau sẽ không thể

A. hút nhau.

B. phóng điện.

C. đẩy nhau.

D. hút nhau và phóng điện.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: C.

- Hai vật mang điện trái dấu đặt gần nhau sẽ không thể đẩy nhau.

Bài 20.6 trang 41

Ghép nội dung của cột A với nội dung của cột B cho phù hợp.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

1 - b, c; 2 - a;

3 - c, d; 4 - e;

5 - f; 6 - g.

Bài 20.7 trang 41

Sử dụng các từ ngữ sau đây đế viết thành một câu mô tả sự nhiễm điện của vật.

áo len, mảnh nhựa, bỏng bay, mảnh kim loại, cọ xát, trở nên, với nhau, và, vào, sau khi, nhiễm điện.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Ví dụ:

- Sau khi cọ xát mảnh nhựa vào áo len, mảnh nhựa và áo len trở nên nhiễm điện.

- Sau khi cọ xát bóng bay và áo len với nhau, chúng trở nên nhiễm điện.

Bài 20.8 trang 42

Sau khi mảnh nhựa cọ xát với áo len, mảnh nhựa mang điện âm, nếu sau đó mảnh nhựa vẫn được đặt gần áo len thì có thể xảy ra sự phóng điện. Hãy cho biết hạt mang điện trong quá trình phóng điện đó là gì. Hãy dùng hình vẽ mô tả chiều dịch chuyển của các hạt mang điện trong quá trình phóng điện.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Sau khi mảnh nhựa cọ xát với áo len, mảnh nhựa mang điện âm, nếu sau đó mảnh nhựa vẫn đặt gần áo len thì có thể xảy ra sự phóng điện. Trong quá trình phóng điện hạt mang điện là các electron dịch chuyển có hướng từ mảnh nhựa về phía áo len.

Bài 20.9 trang 42

Các phát biểu dưới đây là đúng hay sai? Nếu phát biểu sai, hãy sửa lại cho đúng.

(1) Nguyên tử được cấu tạo từ hạt nhân mang điện dưong và các electron mang điện âm đứng yên ở gần đó.

(2) Khi các vật cọ xát với nhau, các electron có thể di chuyển từ vật này sang vật khác làm cho chúng trở nên nhiễm điện.

(3) Hai vật mang điện cùng dấu sẽ hút nhau.

(4) Hai vật mang điện trái dấu sẽ đẩy nhau.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

(1) Sai

Nguyên tử được cấu tạo từ hạt nhân mang điện dương và các electron mang điện âm chuyển động xung quanh hạt nhân.

(2) Đúng

(3) Sai

Hai vật mang điện cùng dấu sẽ đẩy nhau.

(4) Sai

Hai vật mang điện trái dấu sẽ hút nhau.

Bài 20.10 trang 42

Bài 20.10 trang 42 Sách bài tập KHTN 8: Giả sử trong cơn giông, các đám mây tích điện, trong đó đám mây bay gần mặt đất thường tích điện âm. Khi khoảng cách đủ gần, sẽ có hiện tượng phóng tia lửa giữa đám mây và mặt đất gọi là tia sét.

a) Khi đám mây tích điện âm đến gần mặt đất, mặt đất tích điện gì?

b) Khi có tia sét, đã có dòng điện giữa đám mây và mặt đất, đó là dòng chuyển dời của hạt mang điện nào? Chúng chuyển động theo chiều nào?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Khi đám mây tích điện âm đến gần mặt đất, mặt đất sẽ tích điện dương.

b) Nếu đám mây gần mặt đất, sẽ xảy ra sự phóng điện, các electron chuyển động có hướng từ đám mây xuống mặt đất.

Bài 20.11 trang 42

Cho các vật: dây cao su, dây đồng, dây vải, dây xích sắt, dây chỉ, dây cước.

a) Trong các vật trên, vật nào dẫn điện và vật nào cách điện?

b) Ngoài các vật ở trên, hãy kể thêm một số vật dẫn điện và vật cách điện trong gia đình em.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Các vật dẫn điện: dây đồng, dây sắt.

Các vật cách điện: dây cao su, dây vải, dây chỉ, dây cước.

b) Các vật dẫn điện: dây đẫn điện nối với các thiết bị điện,...

Các vật cách điện: bàn gỗ, ghế nhựa, cốc thuỷ tinh,...

Bài 20.12 trang 42

Trong hầu hết các chi tiết của đồ dùng điện (ở cả gia đình và trong nhà máy) đều được tạo từ các chất dẫn điện và chất cách điện, em hãy lựa chọn ba đồ dùng điện và chỉ ra các bộ phận được làm bằng chất dẫn điện, các bộ phận được làm bằng chất cách điện. Nêu tác dụng của các bộ phận đó.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đèn học có lõi dây dẫn điện là chất dẫn điện có tác dụng cho dòng điện đi qua để làm sáng bóng đèn; vỏ đèn học làm bằng nhựa là chất cách điện để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

- Nồi cơm điện có ruột nồi, mâm điện, dây nối là chất dẫn điện có tác dụng cho dòng điện đi qua để làm chín gạo; vỏ nồi cơm điện là chất cách điện để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

- Ti vi có các vi mạch điện tử, dây nối là chất dẫn điện có tác dụng cho dòng điện đi qua để ti vi hoạt động; vỏ ti vi là là chất cách điện để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Bài 20.13 trang 42

Với hai quả bóng bay giống nhau, một số tờ giấy bóng kính, dây chỉ, giá thí nghiệm, em hãy thiết kế phương án thí nghiệm mô tả cách tiến hành thí nghiệm để kiểm tra tính chất:

a) Hai vật nhiễm điện trái dấu hút nhau.

b) Hai vật nhiễm điện cùng dấu đẩy nhau.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Dùng tờ giấy bóng kính cọ xát với một quả bóng bay rồi đưa tờ giấy bóng kính lại gần quả bóng bay đó.

b) Lần lượt dùng tờ giấy bóng kính cọ xát hai quả bóng bay, sau đó đưa hai quả bóng bay lại gần nhau.

Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 8 | Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài 20.1 trang 55

Bài 20.1 trang 55 Sách bài tập KHTN 8: Hãy khoanh vào từ "Đúng" hoặc "Sai" để đánh giá các câu dưới đây khi nói về sự nhiễm điện do cọ xát.

STT

Nói về nhiễm điện do cọ xát

Đánh giá

1

Thanh nam châm luôn bị nhiễm điện do nó hút được vụn sắt.

Đúng

Sai

2

Khi cọ xát thanh thuỷ tinh vào mảnh vải lụa thì cả hai vật đều bị nhiễm điện.

Đúng

Sai

3

Đưa một chiếc đũa nhựa sau khi cọ xát vào mảnh vải len lại gần các vụn giấy thì nó đẩy các vụn giấy ra xa.

Đúng

Sai

4

Muốn biết một vật có bị nhiễm điện hay không, ta đưa vật đó lại gần các mẩu giấy vụn thì nó hút hoặc đẩy các vụn giấy.

Đúng

Sai

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

1 – sai; 2 – đúng;

3 – sai; 4 – sai.

Bài 20.2 trang 55

Làm thế nào để phân biệt được hai vật nhiễm điện cùng loại hay khác loại?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Cách làm: Treo một vật lên giá đỡ, đưa vật kia lại gần, nếu hai vật đẩy nhau thì chúng nhiễm điện cùng loại, nếu hai vật hút nhau thì chúng nhiễm điện khác loại.

Bài 20.3 trang 55

Đề xuất thí nghiệm để chứng minh rằng thanh thuỷ tinh cọ xát vào mảnh vải lụa có điện tích khác loại với điện tích trên thanh nhựa khi cọ xát vào mảnh vải len.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Có thể chứng minh bằng cách: Treo thanh nhựa (đã cọ xát vào mảnh vải len) lên giá đỡ, đưa thanh thuỷ tinh (đã cọ xát vào mảnh vải lụa) lại gần, hai thanh hút nhau.

Bài 20.4 trang 55

Có thể phát hiện bằng cách nào một vật đã bị nhiễm điện khi ta không có bất cứ dụng cụ thí nghiệm nào?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Có thể phát hiện một vật nhiễm điện hay không bằng cách đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật hút các vụn giấy thì chứng tỏ vật nhiễm điện, nếu vật không hút các vụn giấy thì vật không nhiễm điện.

Bài 20.5 trang 55

Dùng một mảnh vải len cọ xát nhiều lần vào mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy vì

A. mảnh phim nhựa được làm sạch bề mặt.

B. mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.

C. mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm.

D. mảnh phim nhựa bị nóng lên.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là B.

- Mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.

Bài 20.6 trang 56

Có thể chứng minh bằng cách nào khi thanh thuỷ tinh cọ xát vào mảnh vải lụa thì cả thanh thuỷ tinh lẫn mảnh vải lụa đều bị nhiễm điện?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Cách làm: đưa thanh thuỷ tinh và mảnh lụa lại gần các vụn giấy, nếu chúng đều hút các vụn giấy thì chứng tỏ cả thanh thuỷ tinh và mảnh vải lụa đều bị nhiễm điện.

Bài 20.7 trang 56

Vì sao lông tơ, bụi bặm vẫn bám vào quần áo khi quần áo đã được chải sạch bằng bàn chải lông?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Khi quần áo được chải sạch bằng bàn chải lông, do cọ xát mà quần áo bị nhiễm điện nên nó hút các hạt bụi và lông tơ.

Bài 20.8 trang 56

Một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt phổ biến xảy ra ở khắp mọi nơi trên Trái Đất của chúng ta, đó là sấm sét. Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao là một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện. Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta nhìn thấy tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là sấm (do tốc độ ánh sáng nhanh hơn tốc độ của âm thanh nên ta nhìn thấy tia chớp trước). Khi đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp vật có độ cao như cây cối, nhà cao tầng,... thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sét đánh.

a) Hãy chọn câu đúng.

A. Sấm và sét diễn ra cùng một lúc.

B. Sấm và sét đều là hiện tượng phóng điện.

C. Sấm và sét là hai tên gọi khác nhau của cùng một hiện tượng vật lí.

D. Sấm là nguyên nhân gây ra sét.

b) Khoanh vào từ "Đúng" hoặc "Sai" với mỗi nhận định dưới đây về hiện tượng sấm, sét.

Nhận định

Đánh giá

a) Tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hay giữa các đám mây mang các điện tích cùng dấu.

Đúng

Sai

b) Tiếng sấm là âm thanh phát ra khi tia sét tiếp xúc với mặt đất.

Đúng

Sai

c) Hiện tượng sấm sét chỉ xảy ra khi trời mưa dông.

Đúng

Sai

d) Sét đánh là sự phóng điện giữa hai đám mây tích điện trái dấu.

Đúng

Sai

c) Hãy nêu cách phòng tránh sét lúc trời mưa dông.

d) Vi sao khi trời mưa dông đều xuất hiện tia sét trước rồi sau đó mới nghe thấy tiếng sấm?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Đáp án đúng là A

Sấm và sét diễn ra cùng một lúc.

b)

a – sai; b – sai; c – đúng; d – sai.

c) - Khi ở trong nhà nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết.

- Nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có dông. Vì các đường dây điện thoại hay dây điện được nối với lưới điện bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng bởi sự lan truyền của sét đánh.

- Nếu ở ngoài trời, tuyệt đối không đứng dưới gốc cây để trú mưa, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật bằng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt,...

d) Do tốc độ ánh sáng nhanh hơn tốc độ của âm thanh nên ta nhìn thấy tia chớp trước, sau đó mới nghe thấy tiếng sấm.

Post a Comment

Previous Post Next Post