Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 8 | Cánh diều
Bài 19.1 trang 39
Đòn bẩy là dụng cụ dùng để
A. làm thay đổi tính chất hoá học của vật.
B. làm biến đổi màu sắc của vật.
C. làm đổi hướng của lực tác dụng vào vật.
D. làm thay đổi khối lượng của vật.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Đáp án đúng là: C.
- Đòn bẩy là dụng cụ dùng để làm đổi hướng của lực tác dụng vào vật.
Bài 19.2 trang 39
Hoạt động nào dưới đây không dùng vật dụng như một đòn bẩy?
A. Dùng kéo cắt giấy.
B. Dùng búa đóng đinh.
C. Dùng kìm cắt sắt.
D. Dùng búa nhổ đinh.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Đáp án đúng là: B.
- B là cách dùng để tăng áp lực giúp đinh cắm sâu vào vật.
Bài 19.3 trang 39
Khi hoạt động, đòn bẩy sẽ quay quanh
A. điểm tựa.
B. đầu chịu lực.
C. điểm giữa của đòn.
D. điểm tác dụng lực.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Đáp án đúng là: A.
- Khi hoạt động, đòn bẩy sẽ quay quanh điểm tựa.
Bài 19.4 trang 39
Bài 19.4 trang 39 Sách bài tập KHTN 8: Bộ phận ở xe đạp khi hoạt động có vai trò như đòn bẩy là
A. yên xe.
B. khung xe.
C. má phanh.
D. tay phanh.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Đáp án đúng là: D.
- Bộ phận ở xe đạp khi hoạt động có vai trò như đòn bẩy là tay phanh
Bài 19.5 trang 39
Vật nào sau đây không thể dùng tạo ra đòn bẩy?
A. Thanh sắt.
B. Cây gậy.
C. Bút chì.
D. Quả bóng.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Đáp án đúng là: D.
- Quả bóng không thể dùng để tạo ra đòn bẩy.
Bài 19.6 trang 40
Trong hình 19.1, để dùng búa nhổ đinh thì tay người nên tác dụng lực vào điểm nào, đầu A hay đầu B? Giải thích cách lựa chọn, chỉ rõ vị trí điểm tựa, cánh tay đòn và vẽ hướng của lực tác dụng khỉ đó.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Nên tác dụng lực vào đầu A của búa, tác dụng theo hướng từ trái qua phải. Khi đó sẽ tăng được khoảng cách từ trục quay đến giá của lực để làm tăng mômen lực, gây ra tác dụng làm quay búa để nhổ đinh lên.
Bài 19.7 trang 40
Hình 19.2 mô tả một thanh gỗ đang nằm ngang trên ghế, đầu bên trái của thanh gỗ có buộc một vật.
a) Để nâng vật lên một chút, phải tác dụng lên đầu A một lực có hướng như thế nào? Khi đó điếm tựa của thanh gỗ là vị trí nào?
b) Để hạ vật xuống một chút, phải tác dụng lên đầu A một lực có hướng thế nào? Khi đó điểm tựa của thanh gỗ là vị trí nào?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
a) Khi nâng vật, ta cần tác dụng lực lên đầu A phương thẳng đứng chiều hướng xuống. Điểm tựa lúc này là điểm M.
b) Khi hạ vật xuống, cần tác dụng lực lên đầu A phương thẳng đứng chiều hướng lên. Điểm tựa lúc này là điểm N.
Bài 19.8 trang 40
Ở chiếc kìm cắt dây thép (hình 19.3), mỗi nhánh kìm gồm cán và phần lưỡi cắt có thể quay quanh chốt cố định, có vai trò như đòn bẩy. Hãy sử dụng các mũi tên biểu diễn lực để mô tả cách dùng lực tác dụng lên cán kim để cắt được dây thép.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Hai lực được vẽ tại cán kìm, các mũi tên hướng vào khoảng giữa hai cán kìm.
Bài 19.9 trang 40
Một thanh gỗ dùng để nâng vật bằng cách tựa một đầu vào điểm M và tác dụng lực vào đầu A của thanh (hình 19.4). Lực tác dụng phải có hướng như thế nào?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Lực tác dụng vào đầu A phải có hướng lên trên.
Bài 19.10 trang 40
Ở chiếc kẹp gắp đồ vật trong hình 19.5, mỗi bên kẹp có vai trò như một đòn bẩy. Em hãy chỉ ra:
a) Cách dùng chiếc kẹp để gắp đồ vật.
b) Vị trí điểm tựa, lực tác dụng và vật cần tác dụng lực khi dùng kẹp để gắp đồ vật.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
a) Để gắp được đồ, cần đưa vật vào khoảng giữa hai đầu kẹp, sau đó dùng lực của hai ngón tay ép vào hai nhánh của kẹp và hướng gần vào nhau.
b) Điểm tựa của hai đòn bẩy này là đầu uốn hai nhánh kẹp. Lực tác dụng ở khoảng giữa nhánh kẹp, vật cần tác dụng lực là vật cần kẹp.
Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 8 | Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 19.1 trang 53
Một xe đạp có bán kính líp xe là 3 cm, bán kính bánh xe là 36 cm (hình 19.1). Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Bánh xe cho lợi về đường đi 3 lần.
B. Líp xe quay nhanh gấp 12 lần bánh xe.
C. Lực tác dụng ở líp xe lớn gấp 12 lần lực tác dụng ở lốp xe.
D. Lực tác dụng ở bánh xe lớn gấp 12 lần lực tác dụng ở líp xe.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Đáp án đúng là C.
- C đúng vì bán kính bánh xe lớn gấp 12 lần bán kính líp xe.
Bài 19.2 trang 53
Hình 19.2 là ảnh chụp một phanh xe đạp.
a. Chỉ rõ đâu là trục quay, đâu là cánh tay đòn.
b. Với cấu tạo như này, khi bóp phanh ta được lợi bao nhiêu lần về lực?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
a)
b) Lợi 4 lần về lực.
Bài 19.3 trang 53
Hai bạn học sinh chơi bập bênh (hình 19.3), bạn A có khối lượng 40 kg và ngồi cách đầu bập bênh bên trái 40 cm, bạn B có khối lượng 40 kg và ngồi cách trục quay 1,0 m về bên phải.
a. Bập bênh bị lệch về bên nào khi cả hai bạn ngồi trên bập bênh (không chạm chân xuống đất)?
b. Bạn B cần ngồi ở đâu để bập bênh cân bằng (nằm ngang)?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
a. Bập bênh lệch về phía bạn A vì bạn B và bạn A có cùng trọng lượng nhưng bạn A có khoảng cách tới trục quay (1,5 – 0,4 = 1,1 m) lớn hơn bạn B (1 m) , do đó có tác dụng làm quay lớn hơn bạn B.
b. Bạn B phải ngồi cách trục quay 1,1 m.
Bài 19.4 trang 54
Bài 19.4 trang 54 Sách bài tập KHTN 8: Một học sinh tạo ra một đồ chơi thăng bằng như hình 19.4.
Biết độ dài của thanh AB là 30 cm. Bỏ qua khối lượng của các thanh, coi các điểm treo có thể quay dễ dàng. Tính trọng lượng vật G.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Độ lớn của lực tại đầu B là 7 + 4 = 11 N
Moment lực tại B là 11 . 0,06 = 0,66 N
- Do thăng bằng nên MA = MB
Bài 19.5 trang 54
Dùng búa để nhổ đinh như hình 19.5.
a. Hãy chỉ ra trục quay, lực tác dụng, cánh tay đòn trong trường hợp này.
b. Ước tính tỉ lệ lợi về lực trong trường hợp này.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
a)
Trục quay O, lực tác dụng F1, cánh tay đòn d1.
b) Lực tác dụng sẽ lợi lần.
Bài 19.6 trang 54
Dùng xe cút kít dịch chuyển vật nặng (M) theo tư thế nào thì lực nâng cần thiết của người là nhỏ nhất (hình 19.6)? Giải thích.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Tay cầm càng được nâng lên cao thì khoảng cách từ trục quay tới giá của lực càng dài tức cánh tay đòn càng dài giúp tác dụng của lực làm quay càng lớn thì khi đó lực nâng cần thiết của người càng nhỏ. Do đó, dùng xe cút kít dịch chuyển vật nặng (M) nên theo tư thế hình 19.6 (4).