Các xúc tu của sứa biển chứa các tế bào chuyên biệt được trang bị các cấu trúc châm chích được gọi là tế bào châm nọc.
Sứa biển có nọc độc nguy hiểm thế nào?
Nọc độc được tìm thấy trong sứa biển có các thành phần:
- Độc tố protein: những độc tố này có thể phá vỡ màng tế bào, ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc cản trở hoạt động của tế bào và mô. Ví dụ, một số protein được tìm thấy trong nọc độc của sứa có thể nhắm mục tiêu và phá vỡ các kênh ion, dẫn đến đau và tổn thương mô.
- Men (enzyme): nọc độc của sứa chứa các men phá vỡ tế bào và mô, gây tổn thương cục bộ.
- Chất gây dị ứng: một số protein trong nọc độc của sứa có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm. Những chất gây dị ứng này có thể gây ra các triệu chứng như ngứa, sưng, phát ban và trong trường hợp nghiêm trọng là sốc phản vệ.
7 cách sơ cứu khi bị sứa biển cắn
1. Ra khỏi nước: di chuyển ra xa con sứa biển để tránh bị cắn thêm.
2. Rửa sạch vết thương bằng nước biển: sử dụng nước biển, không phải nước ngọt.
Nước ngọt, chẳng hạn như nước máy hoặc nước cất. Do nọc độc nhạy cảm với những thay đổi về độ thẩm thấu (nồng độ muối) và nhiệt độ. Nước ngọt có nồng độ muối thấp hơn chất lỏng bên trong tế bào tiết (tuyến trùng) của sứa biển, tạo ra sự mất cân bằng thẩm thấu đột ngột, kích thích giải phóng nọc độc nhiều hơn.
Nước muối, chẳng hạn như nước biển, có nồng độ muối tương tự như chất lỏng bên trong tế bào tiết của sứa biển. Rửa sạch vết đốt bằng nước muối giúp duy trì sự cân bằng thẩm thấu và giảm khả năng kích hoạt thêm nọc độc.
3. Loại bỏ các xúc tu: nếu các xúc tu vẫn còn dính vào da, hãy cẩn thận loại bỏ chúng bằng nhíp, găng tay hoặc khăn tắm. Hãy thận trọng không chạm trực tiếp vào chúng bằng tay không.
4. Sử dụng giấm: nếu có sẵn giấm, hãy đổ nó lên khu vực bị ảnh hưởng trong khoảng 30 giây. Giấm có thể giúp trung hòa nọc độc của một số loại sứa. Nếu không có giấm thì bỏ qua bước này.
5. Chườm nước nóng hoặc nước đá: tùy thuộc vào loại sứa và mức độ nghiêm trọng của vết đốt, có thể dùng nước nóng hoặc nước đá để giảm đau và giảm sưng tấy. Nước nóng khoảng 45°C trong 20-45 phút. Đối với nước đá, nên sử dụng túi nước đá hoặc túi lạnh bọc viên đá trong vải.
6. Giảm đau: thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen, có thể giúp giảm đau và giảm viêm. Thực hiện theo các hướng dẫn liều lượng khuyến cáo.
7. Đưa vào cơ sở y tế: nếu vết cắn nghiêm trọng, có phản ứng dị ứng hoặc nếu bà con không chắc chắn có phải sứa biển đã cắn hay không thì hãy đưa nạn nhân vào cơ sở y tế để được điều trị thích hợp.