SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH GIẢI TOÁN TRÊN MÁY |
MÔN THI: SINH HỌC LỚP 12
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
--------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú: Những từ viết tắt trong đề:
- NST: Nhiễm sắc thể.
- ATP: Adenozin tri photsphat
Bài 1: (2.0 điểm)
Một tế bào sinh dục sơ khai của bò (2n = 60 NST) nguyên phân liên tiếp một số đợt tạo ra các tế bào con có 491400 NST hoàn toàn mới. Các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh trứng giảm phân cho trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%, của tinh trùng là 32%. Mỗi trứng thụ tinh với một tinh trùng tạo ra một hợp tử bình thường.
a. Tìm số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai ban đầu và số hợp tử hình thành?
b. Tính số lượng tế bào sinh tinh cần thiết cho quá trình thụ tinh?
Bài 2: (2.0 điểm)
Khi nuôi cấy vi khuẩn E. Coli trong môi trường nuôi cấy không liên tục bắt đầu từ 2000 tế bào với pha lag (pha tiềm phát) kéo dài 24 giờ, thời gian thế hệ là 20 phút.
a. Hãy tính số lượng tế bào được tạo thành sau 20 giờ 30 phút.
b. Hãy tính số lượng tế bào được tạo thành sau 26 giờ (trong trường hợp tất cả các tế bào đều phân chia và trường hợp 1/4 số tế bào ban đầu bị chết).
Bài 3: (2.0 điểm)
Một loài nấm có thể dị hóa glucôzơ tạo ra ATP theo hai cách:
- Hiếu khí: C₆H₁₂O₆ + 6O₂2 = 6CO₂ + 6H₂O.
- Kị khí: C₆H₁₂O₆ = 2C₂H₅OH + 2CO₂.
Loại nấm này được nuôi cấy trong môi trường chứa glucôzơ. Một nửa lượng ATP được tạo ra do hô hấp kị khí.
a. Tỉ lệ giữa tốc độ dị hóa glucôzơ theo kiểu hiếu khí và kị khí là bao nhiêu?
b. Lượng O₂ tiêu thụ được chờ đợi là bao nhiêu (số mol O₂/mol glucôzơ được tiêu thụ)?
c. Lượng CO₂ thải ra được chờ đợi là bao nhiêu (số mol CO₂/mol glucôzơ được tiêu thụ)?
Chú ý: Để tính, hãy giả thiết rằng glucôzơ được lên men theo con đường phân hủy glucôzơ kiểu Embdem-Meyerhof-Parnas (EMP) và sự photphorin hóa oxy hóa xảy ra với hiệu quả tối đa.
Bài 4: (2.0 điểm)
Từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc của một gen ở sinh vật nhân thực dài 51.10-5 mm và số liên kết hyđrô giữa nuclêôtit loại A với T bằng với số liên kết hyđrô giữa nuclêôtit loại G với X. Phân tử mARN trưởng thành do gen này phiên mã có tỉ lệ các loại nuclêôtit (từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc) A : U : G : X lần lượt chia theo tỉ lệ 4 : 2 : 1 : 3 và chuỗi polipeptit được dịch mã từ mARN trưởng thành này có 399 axit amin (kể cả axit amin mở đầu).
a. Tính số lượng nuclêôtit của mARN đã bị loại bỏ trong quá trình biến đổi sau phiên mã.
b. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trong các bộ ba đối mã (anticôđon) của các phân tử tARN tham gia dịch mã một lần khi tổng hợp chuỗi polipeptit nói trên. Biết rằng, bộ ba kết thúc trên phân tử mARN là UAG.
Bài 5: (2.0 điểm)
Cặp gen AA tồn tại trên NST thường, mỗi gen đều có chiều dài có tỉ lệ . Do đột biến gen A biến đổi thành gen a, tạo nên cặp gen dị hợp Aa. Gen a có số liên kết hidro là liên kết nhưng chiều dài gen không đổi.
a. Xác định dạng đột biến trên.
b. Một số tế bào của cơ thể chứa cặp gen Aa xảy ra sự rối loạn phân bào ở giảm phân I sẽ tạo thành những loại giao tử nào? Tính số lượng từng loại nucleotit trong mỗi loại hợp tử tạo thành ở đời con khi cơ thể Aa tự thụ phấn.
Bài 6: (2.0 điểm)
Ở người, bệnh phêninkêtô niệu và bệnh bạch tạng là 2 bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường và 2 cặp gen này phân ly độc lập với nhau. Một gia đình mà vợ và chồng đều bình thường nhưng lại sinh ra một đứa con mắc cả 2 bệnh nói trên. Nếu họ muốn sinh thêm đứa thứ hai thì xác suất sẽ như thế nào trong các trường hợp sau:
a. Con thứ hai mắc bệnh phêninkêtô niệu.
b. Con thứ hai mắc cả hai bệnh.
c. Con thứ hai mắc một trong hai bệnh (phêninkêtô niệu hoặc bạch tạng)
d. Con thứ hai không mắc bệnh nào.
Bài 7: (2.0 điểm)
Ở một loài cây:
Gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp.
Gen B quy định hạt vàng, gen b quy định hạt xanh;
Gen D quy định quả dài, gen d quy định quả ngắn.
Trong phép lai phân tích cây có kiểu gen dị hợp tử cả 3 cặp gen thu được kết quả sau:
-148 thân cao; hạt vàng; quả dài.
- 67 thân cao; hạt vàng; quả ngắn.
- 63 thân thấp; hạt xanh; quả dài.
- 6 thân cao; hạt xanh; quả dài.
-142 thân thấp; hạt xanh; quả ngắn.
- 4 thân thấp; hạt vàng; quả ngắn.
- 34 thân cao; hạt xanh; quả ngắn.
- 36 thân thấp; hạt vàng; quả dài.
Xác định khoảng cách giữa các gen trên NST và hệ số trùng hợp?
Bài 8: (2.0 điểm)
Ở cà chua, tính trạng thân cao do gen A qui định, thân thấp do gen a qui định, tính trạng quả đỏ do gen B quy định, quả vàng do gen b qui định. Khi lai cà chua thân cao, quả đỏ với cà chua thân thấp, quả vàng được F1 100% thân cao, quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 2400 cây với 4 kiểu hình khác nhau, trong đó có 216 cây thân cao, quả vàng. Biết mọi diễn biến về NST trong giảm phân tạo giao tử của bố và mẹ là giống nhau, không xảy ra đột biến. Hãy cho biết:
a. Quy luật di truyền nào chi phối phép lai trên? Giải thích?
b. Tính tỉ lệ phần trăm của mỗi loại kiểu hình ở F2?
Bài 9: (2.0 điểm)
Xét 4 gen ở một quần thể ngẫu phối lưỡng bội: gen 1 quy định màu hoa có 3 alen A1; A2; a với tần số tương ứng là 0,5; 0,3; 0,2; gen 2 quy định chiều cao cây có 2 alen (B và b), trong đó tần số alen B ở giới đực là 0,6, ở giới cái là 0,8 và tần số alen b ở giới đực là 0,4, ở giới cái là 0,2; gen 3 và gen 4 đều có 4 alen; Giả thiết các gen đều nằm trên NST thường khác nhau. Hãy xác định:
a. Số loại kiểu gen tối đa trong quần thể.
b. Thành phần kiểu gen về gen quy định màu hoa khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền.
c. Thành phần kiểu gen về gen quy định chiều cao cây ở F1 khi quần thể ngẫu phối và ở trạng thái cân bằng di truyền.
Bài 10: (2.0 điểm)
Trong một hồ nước ngọt, tảo cung cấp cho giáp xác 30% và cá mè trắng 20% nguồn năng lượng của mình, cá mương khai thác 20% năng lượng của giáp xác và làm mồi cho cá lóc. Cá lóc tích tụ 10% năng lượng của bậc dinh dưỡng liền kề với nó và có tổng sản lượng quy ra năng lượng là 36000 Kcal.
Tính tổng năng lượng của cá mè trắng?