------------------------------------ Hướng dẫn giải (Hướng dẫn giải gồm 02 trang) |
MÔN: SINH HỌC 9Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: (2,0 điểm)
Những biến đổi hình thái của nhiễm sắc thể diễn ra qua các kì của chu kì tế bào gồm kì trung gian và nguyên phân (kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối). Cấu trúc riêng biệt của nhiễm sắc thể được duy trì liên tục qua các thế hệ tế bào.
a. Nêu diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể ở kì giữa và kì sau trong quá trình nguyên phân.
- Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại, tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: 2 crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn rồi phân li về 2 cực của tế bào.
b. Nêu đặc điểm và vai trò của nhiễm sắc thể giới tính.
- Trong tế bào lưỡng bội, thường tồn tại 1 cặp NST giới tính: là cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY, XO).
- Tính đực, cái được qui định bởi cặp NST giới tính.
- NST giới tính mang gen qui định các tính trạng liên quan và không liên quan đến giới tính.
Câu 2: (2,5 điểm)
a. Trình bày đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN.
- Được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P.
- Thuộc loại đại phân tử.
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Đơn phân của ADN là 4 loại nuclêôtit (A, T, G, X).
b. Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
b1. Đoạn ADN 1: -TTA-XXG-ATA-GXG-
-AAT-GGX-TAT-XGX-
b2. Đoạn ADN 2: -TXG-TAA-XGT-TXX-
-AGX-ATT-GXA-AGG-
c. Hãy xác định trình tự các đơn phân trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN sau:
c1. ARN 1: -AUG-XGA-GAX-UUG-
-ATG-XGA-GAX-TTG-
-TAX-GXT-XTG-AAX-
c2. ARN 2: -AXG-XUU-AUA-GGA-
-AXG-XTT-ATA-GGA-
-TGX-GAA-TAT-XXT-
Câu 3: (2,5 điểm)
a. Đột biến gen là gì?
Đột biến gen là là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit.
b. Trình bày tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật, trong đó có con người.
- Thường có hại nhưng cũng có khi có lợi.
- Là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
c. Trình bày nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Nguyên nhân chủ yếu là do tác nhân lí học, hoá học trong ngoại cảnh làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng, xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người.
Câu 4: (1,0 điểm)
a. Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng. Em hãy trình bày cơ chế dẫn đến sự hình thành thể dị bội. (không viết sơ đồ lai)
- Do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li trong giảm phân, tạo giao tử thừa hay thiếu một vài NST.
- Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường tạo ra thể dị bội.
b. Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số nhiễm sắc thể là bội số của n và lớn hơn 2n. Em hãy nêu đặc điểm của thể đa bội.
Tế bào đa bội có số NST tăng gấp bội, số lượng ADN cũng tăng tương ứng, vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn tới kích thước của tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt.
Câu 5: (2,0 điểm)
Ở chuột, tính trạng lông nâu là trội hoàn toàn so với tính trạng lông đen. Khi cho chuột lông nâu thuần chủng lai với chuột lông đen, người ta thu được các con chuột F1.
a. Em hãy xác định kiểu gen và kiểu hình của các con chuột F1.
- Xác định tương quan trội - lặn:
+ Lông nâu: là tính trạng trội
+ Lông đen: là tính trạng lặn
- Quy ước gen:
+ A: lông nâu
+ a: lông đen
- Xác định kiểu gen của P:
+ Chuột lông nâu thuần chủng: AA
+ Chuột lông đen: aa
- Sơ đồ lai:
P: AA x aa
G: A a
F1: 100% Aa
- Kết quả:
+ Kiểu gen: 100% Aa
+ Kiểu hình: 100% chuột lông nâu
b. Người ta tiếp tục cho các con chuột F1 lai với nhau. Em hãy xác định kiểu gen và kiểu hình của các con chuột F2.
- Sơ đồ lai:
F1: Aa x Aa
G: A , a A , a
F2: 1 AA : 2 Aa : 1 aa
- Kết quả:
+ Kiểu gen: 1 AA : 2 Aa : 1 aa
+ Kiểu hình: 3 chuột lông nâu : 1 chuột lông đen