Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối kì 1 - Môn Sinh học 9 - Năm học 2022-2023

PHẦN 1: TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Bài 9: NGUYÊN PHÂN

II. Những biến đổi cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân

1. Kì đầu: NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn, tâm động đính vào sợi tơ của thoi phân bào.

2. Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại, tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

3. Kì sau: 2 crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn rồi phân li về 2 cực của tế bào.

4. Kì cuối: Các NST đơn duỗi xoắn, dài ra thành dạng sợi mảnh rồi thành chất nhiễm sắc.

⭐ Kết quả:

Từ một tế bào mẹ cho ra hai tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của tế bào mẹ (2n NST).

III. Ý nghĩa của nguyên phân

Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.

Bài 12: CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH

I. Nhiễm sắc thể giới tính

– Trong tế bào lưỡng bội, thường tồn tại 1 cặp NST giới tính: là cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY, XO). 

– Tính đực, cái được qui định bởi cặp NST giới tính. 

– NST giới tính mang gen qui định các tính trạng liên quan và không liên quan đến giới tính.

Loài

Ở người, ruồi giấm, thú…

XY

XX

Ở chim, bướm, ếch nhái, bò sát, dâu tằm và một số loài cá

XX

XY

Ở bọ xít, châu chấu, rệp…

XO

XX

Ở bọ nhậy

XX

XO

II. Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính

Khoa học tự nhiên 6

– Ở đa số loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh. 

– Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính. 

⭐ Xét ở người

P:     ♀ XX           x         ♂ XY 

G:        X                          X , Y 

F₁: 50% XX         :       50% XY

– Khi giảm phân:

+ Người mẹ: XX sinh ra 1 loại trứng X 

+ Người bố: XY sinh ra 2 loại tinh trùng: tinh trùng X và tinh trùng Y có số lượng ngang nhau.

– Khi thụ tinh:

+ Trứng X thụ tinh với tinh trùng X tạo thành hợp tử XX (phát triển thành ♀ con gái). 

+ Trứng X thụ tinh với tinh trùng Y tạo thành hợp tử XY (phát triển thành ♂ con trai). 

⇒ 2 hợp tử XX và XY có số lượng ngang nhau. Vì thế, tỉ lệ con trai : con gái sơ sinh xấp xỉ 1:1.

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính

– Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính:

+ Môi trường ngoài: nhiệt độ, ánh sáng… 

+ Môi trường trong cơ thể: hormone sinh dục…

– Ý nghĩa: Giúp con người chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực, cái phù hợp với mục đích sản xuất.

Bài 15: ADN

I. Cấu tạo hóa học của phân tử ADN

Khoa học tự nhiên 6

– ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P. 

– ADN thuộc loại đại phân tử. 

– ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. 

– Đơn phân của ADN là 4 loại nuclêôtit (A, T, G, X) liên kết với nhau.

⭐ Tính đa dạng và đặc thù của ADN

– ADN đa dạng bởi: trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit. 

– ADN đặc thù bởi: số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit. 

Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.

II. Cấu trúc không gian của phân tử ADN

– ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều. 

– Mỗi chu kì xoắn: 

+ Cao 34Å, gồm 10 cặp nuclêôtit. 

+ Đường kính vòng xoắn là 20 Å. 

– Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết tạo thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X.

Bài 17: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN

I. ARN

Khoa học tự nhiên 6

⭐ Cấu tạo hóa học:

– ARN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P. 

– ARN thuộc loại đại phân tử. 

– ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. 

– Đơn phân của ARN là 4 loại nuclêôtit (A, U, G, X) liên kết tạo thành một chuỗi xoắn đơn.

⭐ Phân loại:

– ARN thông tin (mARN): truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp. 

– ARN vận chuyển (tARN): vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin. 

– ARN ribôxôm (rARN): là thành phần cấu tạo nên ribôxôm – nơi tổng hợp prôtêin.

II. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào?

– Các nguyên tắc tổng hợp ARN:

+ Nguyên tắc mạch đơn khuôn mẫu: quá trình tổng hợp ARN dựa trên một mạch đơn của gen làm khuôn mẫu. 

+ Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường thành từng cặp theo nguyên tắc: A với U, T với A, G với X và X với G.

– Mối quan hệ giữa gen và ARN:

Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự nuclêôtit trên ARN.

⭐ So sánh ARN và ADN:

Đặc điểm

ARN

ADN

Số mạch đơn

1 mạch

2 mạch

Các loại đơn phân

A, U, G, X

A, T, G, X

Kích thước

Nhỏ hơn ADN

Lớn hơn ARN


Bài 21: ĐỘT BIẾN GEN

I. Đột biến gen là gì?

– Khái niệm: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit. 

– Phân loại:

+ Mất 1 cặp nuclêôtit 

+ Thêm 1 cặp nuclêôtit 

+ Thay thế 1 cặp nuclêôtit 

⇒ Đột biến gen là biến dị di truyền được.

II. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen

Do tác động của môi trường trong và ngoài cơ thể làm rối loạn quá trình sao chép ADN, xảy ra trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra.

III. Vai trò của đột biến gen

– Thường có hại nhưng cũng có khi có lợi. 

– Là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.

Bài 22: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

I. Đột biến cấu trúc NST là gì?

– Khái niệm: Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. 
– Phân loại:

+ Mất đoạn 

+ Lặp đoạn 

+ Đảo đoạn 

+ Chuyển đoạn 

⇒ Đột biến cấu trúc NST là biến dị di truyền được.

II. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST

– Nguyên nhân:

Nguyên nhân chủ yếu là do tác nhân lí học, hoá học trong ngoại cảnh làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng, xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người.

– Tính chất:

+ Thường có hại nhưng cũng có khi có lợi. 

+ Là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.

Bài 23 và 24: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST

Đột biến số lượng NST là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó, hoặc ở tất cả bộ NST.

I. Thể dị bội

– Khái niệm:

Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.

– Phân loại:
* Các thể dị bội có một cặp NST bị thay đổi về số lượng:

- Thể một nhiễm: 2n - 1

- Thể ba nhiễm: 2n + 1

- Thể bốn nhiễm: 2n + 2

- Thể khuyết nhiễm: 2n - 2

* Các thể dị bội có hai cặp NST bị thay đổi về số lượng:

- Thể một nhiễm kép: 2n - 1 - 1

- Thể ba nhiễm kép: 2n + 1 + 1

- Thể bốn nhiễm kép: 2n + 2 + 2

+ 2n + 1: thể tam nhiễm (bệnh Đao có 3 NST 21).

+ 2n – 1: thể một nhiễm (bệnh Tớcnơ có 1 NST 23 X).

+ 2n – 2: thể khuyết nhiễm.

II. Sự phát sinh thể dị bội

– Do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li trong giảm phân, tạo giao tử thừa hay thiếu một vài NST. 

– Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường tạo ra thể dị bội. 

⭐ Sơ đồ lai minh họa: 

P :          2n           x          2n 

G :          n                (n+1) , (n–1) 

F₁ : 50% (2n+1)   :    50% (2n–1) 

  (Thể tam nhiễm) (Thể một nhiễm)

III. Thể đa bội

‒ Khái niệm:

Thể đa bội: là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n và lớn hơn 2n. 

‒ Phân loại: 

+ Thể đa bội lẻ: 3n (thể tam bội), 5n (thể ngũ bội),… 

+ Thể đa bội chẵn: 4n (thể tứ bội), 6n (thể lục bội),… 

‒ Đặc điểm: 

+ Tế bào đa bội có số NST tăng gấp bội, số lượng ADN cũng tăng tương ứng, vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn tới kích thước của tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt. 

+ Hiện tượng đa bội thể khá phổ biến ở thực vật và đã được ứng dụng có hiệu quả trong chọn giống cây trồng.

PHẦN 2: CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

Bài 9: Nguyên phân

Câu 2 (trang 30 SGK Sinh học 9): Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?

a) Kì đầu

b) Kì giữa

c) Kì sau

d) Kì trung gian

Lời giải:

Đáp án: d.

Câu 3 (trang 30 SGK Sinh học 9): Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.

Lời giải:

Câu 4 (trang 30 SGK Sinh học 9): Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?

a) Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho hai tế bào con.

b) Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con.

c) Sự phân li đồng đều của các crômatit về hai tế bào con.

d) Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho hai tế bào con.

Lời giải:

Đáp án: b

Câu 5 (trang 30 SGK Sinh học 9): Ở ruồi giấm 2n=8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?

a) 4

b) 8

c) 16

d) 32

Lời giải:

Đáp án: c

Bài 15: ADN

Bài 15 trang 45: Dựa vào các thông tin trên hãy trả lời các câu hỏi sau: "Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng"?

Trả lời:

Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn, hàng triệu đơn phân.

- ADN đa dạng bởi: trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit.

- ADN đặc thù bởi: số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit.

Bài 15 trang 46: Quan sát hình 15 và trả lời các câu hỏi sau:

- Các loại nucleotide nào giữa 2 mạch liên kết với nhau thành cặp?

- Giả sử Trình tự các đơn phân trên một đoạn mạch ADN như sau:

- A - T - G - G - X - T - A - T - X -

Trình tự các đơn phân trên một đoạn mạch ADN sẽ như thế nào?

Trả lời:

- Các loại nucleotit giữa 2 mạch liên kết với nhau từng cặp theo nguyên tắc bổ sung (NTBS): A - T; G - X.

- Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng:

- T - A - X - X - G - A - T - A - G -

Bài 1 (trang 47 sgk Sinh học 9): Nêu đặc điểm cấu tạo hoá học của ADN.

Lời giải:

Đặc điểm cấu tạo hoá học của ADN:

- ADN (axit đê ôxiribônuclêic) là một loại axit nuclêic được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P.

- ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước lớn, có thể dài tới hàng trăm μm và khối lượng lớn có thể đạt tới hàng chục triệu đơn vị cacbon.

- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân (A, T, G, X).

- Bốn loại nucl ê ô tit trên liên kết với nhau theo chiều dọc và tùy theo số lượng mà xác định chiều dài của ADN, đồng thời chúng sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo được vô số loại phân tử ADN khác nhau.

Câu 2 (trang 47 sgk Sinh học 9): Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù?

Lời giải:

Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn, hàng triệu đơn phân.

- ADN đa dạng bởi: trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit.

- ADN đặc thù bởi: số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit.

Câu 3 (trang 47 sgk Sinh học 9): Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được biểu hiện ở những điểm nào?

Lời giải:

- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải), ngược chiều kim đồng hồ.

- Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit, dài 34 Å. Đường kính vòng xoắn là 20 Å.

- Trong phân tử ADN:

+ Trên một mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị: được hình thành giữa

+ Giữa hai mạch các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hidro tạo thành các cặp theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.

* Hệ quả:

- Do tính chất bổ sung của 2 mạch đơn, khi biết trình tự sắp xếp nuclêôtit trong mạch này có thể suy ra trình tự nuclêôtit trong mạch còn lại: A = T; G = X

→ A + G = T + X = 50% N

- Tỉ số (A + G)/(T + X) các loài khác nhau là khác nhau và đặc trưng cho loài.

Câu 5 (trang 47 sgk Sinh học 9): Tính đặc thù của mỗi ADN do yếu tố nào sau đây quy định?

a) Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử ADN.

b) Hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

c) Tỉ lệ (A + T)/(G + X) trong phân tử ADN.

d) Cả b và c.

Lời giải:

Đáp án: a

Câu 6 (trang 47 sgk Sinh học 9): Theo nguyên tắc bổ sung thì về mặt số lượng đơn phân những trường hợp nào sau đây là đúng?

a) A + G = T + X

b) A = T; G = X

c) A+ T+ G = A+ X+ T

d) A + X + T = G + X + T

Lời giải:

Đáp án: a, b và c

Bài 17: ARN

Bài 17 trang 51: Quan sát hình 17.1 và so sánh cấu tạo của ARN và AND thông qua bảng 17 “So sánh ARN và ADN”.

Trả lời:

⭐ So sánh ARN và ADN:

Đặc điểm

ARN

ADN

Số mạch đơn

1 mạch

2 mạch

Các loại đơn phân

A, U, G, X

A, T, G, X

Kích thước

Nhỏ hơn ADN

Lớn hơn ARN


Bài 17 trang 52: Quan sát hình 17.2 và trả lời các câu hỏi sau:

- Một phân tử ARN được tổng hợp dựa vào một hay hai mạch đơn của gen?

- Các loại Nucleotit nào liên kết với nhau để tạo cặp trong quá trình hình thành mạch ARN?

- Có nhận xét gì về trình tự các loại đơn phân trên mạch ARN so với mỗi mạch đơn của gen?

Trả lời:

- Trong quá trình hình thành mạch ARN, các loại nucleotit trên mạch khuôn của ADN và ở môi trường nội bào liên kết với nhau thành cặp theo NTBS: A-U; T-A; G-X ; X-G.

- ARN được tổng hợp dựa trên một mạch đơn của gen. Mạch này được gọi là mạch khuôn.

- Trong quá trình hình thành mạch ARN, các loại nucleotit trên mạch khuôn của ADN và ở môi trường nội bào liên kết với nhau thành cặp theo NTBS: A-U; T-A; G-X ; X-G.

- Trình tự của các loại đơn phân trên mạch ARN tương tự như trình tự các loại đơn phân trên mạch bổ sung của mạch khuôn, trong đó T được thay thế bằng U.

Câu 1 (trang 53 sgk Sinh học 9): Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc và chức năng của ARN và ADN.

Lời giải:

Câu 2 (trang 53 sgk Sinh học 9): ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen → ARN.

Lời giải:

- ARN được tổng hợp dựa trên các nguyên tắc:

+ Nguyên tắc mạch đơn khuôn mẫu: quá trình tổng hợp ARN dựa trên một mạch đơn của gen làm khuôn mẫu.

+ Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường thành từng cặp theo nguyên tắc: A với U, T với A, G với X và X với G.

- Bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen → ARN: Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuân của gen quy định trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch ARN.

Câu 3 (trang 53 sgk Sinh học 9): Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau:

Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2.

Lời giải:

Mạch khuôn tổng hợp ra phân tử ARN là mạch 2:

- T - A - X - G - A - G - X -

Trình bày các đơn phân của mạch ARN được tổng hợp từ mạch hai là:

- A - U - G - X - U - X - G -

Câu 4 (trang 53 sgk Sinh học 9): Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau:

A– U – G – X – U – U – G – A – X

Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN nói trên.

Lời giải:

Đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau:

A– U – G – X – U – U – G – A – X

Vậy trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN là:

Câu 5 (trang 53 SGK Sinh học 9): Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin truyền?

a) ARN vận chuyển

b) ARN thông tin

c) ARN ribôxôm

d) Cả 3 loại ARN trên.

Lời giải:

Đáp án: b.

Bài 21: Đột biến gen

Bài 21 trang 62: Quan sát hình 21.1 và trả lời các câu hỏi sau:

- Cấu trúc của đoạn gen bị biến đổi khác với cấu trúc của đoạn gen ban đầu như thế nào? Hãy đặt tên cho từng dạng biến đổi đó.

- Đột biến gen là gì?

Trả lời:

- Số lượng và trình tự các cặp nucleotit ở đoạn (b), (c), (d) khác so với đoạn (a).

+ Đoạn (b) là đột biến gen dạng mất (cặp X-G).

+ Đoạn (c) là đột biến gen dạng thêm (cặp T-A).

+ Đoạn (d) là đột biến gen dạng thay thế (cặp A-T thành cặp G-X).

- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit trên ADN.

Bài 21 trang 63: Hãy quan sát các hình sau đây và cho biết: đột biến nào có lợi, đột biến nào có hại cho bản thân sinh vật hoặc đối với con người.

Trả lời:

- Hình 21.2 , 21.3 là đột biến gen có hại cho sinh vật.

- Hình 21.4 là đột biến gen có lợi cho bản thân sinh vật và cả con người.

Câu 1 (trang 64 SGK Sinh học 9): Đột biến gen là gì? Cho ví dụ.

Lời giải:

- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit.

- Một số ví dụ về đột biến gen:

+ Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm ở người là do dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.

+ Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn gây nên.

+ Đột biến gen trội gây nên tay 6 ngón, ngón tay ngắn.

+ Bệnh máu khó đông, bệnh mù màu do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X.

Câu 2 (trang 64 SGK Sinh học 9): Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật. nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất.

Lời giải:

- Đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì đột biến gen làm biến đổi cấu trúc prôtêin mà nó mã hoá dẫn đến làm biến đổi kiểu hình. Chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

- Vai trò của đột biến gen: đột biến gen đa số tạo ra các gen lặn, chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong môi trường thích hợp. Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến vốn có hại có thể trở thành có lợi, làm tăng khả năng thích ứng của sinh vật với các điều kiện ngoại cảnh, có ý nghĩa đối với chăn nuôi và trồng trọt. Ví dụ: Đột biến làm tăng khả năng chịu hạn và chịu rét ở lúa…

Câu 3 (trang 64 SGK Sinh học 9): Hãy tìm thêm một số ví dụ về đột biến gen phát sinh trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.

Lời giải:
* Đột biến do con người tạo ra:

+ Tạo ra đột biến mai vàng 150 cánh.

+ Sầu riêng cơm vàng hạt lép (ở Cái Mơn - Bến Tre).

+ Đột biến làm tăng khả năng chịu hạn và chịu rét của cây lúa.

+ Đột biến gen do chất độc màu da cam.

* Đột biến phát sinh trong tự nhiên:

+ Bò 6 chân.

+ Củ khoai có hình dạng giống người.

+ Người có bàn tay 6 ngón.

+ Bê con có cột sống ngắn.

+ Gà con có đầu dị dạng, chân ngắn.

+ Chó dị dạng năm chân.

Bài 22: Đột biến cấu trúc NST

Bài 22 trang 65: Quan sát hình 22a, b, c. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Các NST sau khi bị biến đổi khác với NST ban đầu như thế nào?

- Các hình 22a, b, c minh họa những dạng nào của đột biến cấu trúc NST?

- Đột biến cấu trúc NST là gì?

Trả lời:

- Đặc điểm của các NST sau khi bị biến đổi khác với NST ban đầu:

+ Hình 22a: NST sau khi đột biến ngắn hơn NST ban đầu và bị mất đoạn H.

→ Đột biến dạng cấu trúc dạng mất đoạn.

+ Hình 22b: NST sau khi đột biến dài hơn NST ban đầu và có 2 đoạn B, C.

→ Đột biến dạng cấu trúc dạng lặp đoạn.

+ Hình 22c: NST sau khi đột biến có chiều dài không đổi nhưng đoạn B, C, D đã bị đảo vị trí.

→ Đột biến dạng cấu trúc dạng đảo đoạn.

- Đột biến NST: là những biến đổi trong cấu trúc của NST gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.

Câu 1 (trang 66 SGK Sinh học 9): Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu một số dạng đột biến và mô tả từng dạng đột biến đó.

Lời giải:

- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST.

- Các dạng đột biến cấu trúc NST:

+ Mất đoạn: một đoạn của NST bị mất đi so với dạng ban đầu, làm giảm một lượng gen trên NST.

+ Lặp đoạn: một đoạn nào đó của NST lặp lại một hoặc nhiều lần, làm tăng lượng gen trên NST.

+ Đảo đoạn: một đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 180º và nối lại vào vị trí vừa đứt, làm thay đổi trình tự các gen trên NST.

+ Chuyển đoạn: sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng, một số gen trong nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.

Câu 2 (trang 66 SGK Sinh học 9): Những nguyên nhân nào gây ra biến đổi cấu trúc NST?

Lời giải:

Đột biến cấu trúc NST xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể tới NST. Nguyên nhân chủ yếu gây ra biến đổi cấu trúc NST là các tác nhân vật lí và hoá học trong ngoại cảnh đã phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng. Vì vậy, đột biến cấu trúc NST có thể xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra.

Câu 3 (trang 66 SGK Sinh học 9): Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho con người, sinh vật.

Lời giải:

Trải qua quá trình tiến hóa, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho con người và sinh vật vì nó làm thay đổi số lượng và đảo lộn cách sắp xếp gen trên NST gây ra các rối loạn trao đổi chất hoặc bệnh NST, gây hại cho sinh vật.

Ví dụ: Mất 1 đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người.

Bài 23: Đột biến số lượng NST

Bài 23 trang 68: Quan sát hình 23.2 và giải thích sự hình thành các cá thể dị bội (2n+1) và (2n-1) NST.

Trả lời:

- Trong quá trình giảm phân, mỗi NST của cặp tương đồng phân li về 1 cực, hình thành giao tử bình thường (n). Qua thụ tinh, 2 giao tử bình thường n kết hợp với nhau, tạo thành hợp tử 2n.

- Khi một cặp NST tương đồng không phân li trong giảm phân ở bố hoặc mẹ thì 2 chiếc trong cặp NST tương đồng cùng đi về 1 cực, tạo giao tử bất thường: giao tử thừa 1 chiếc NST (n + 1) và giao tử thiếu 1 chiếc NST (n – 1).

- Qua thụ tinh, 2 giao tử đó kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo hợp tử 2n + 1 (thể tam nhiễm) và hợp tử 2n – 1 (thể một nhiễm) → thể dị bội.

- Sơ đồ lai minh họa:

P:            2n       x          2n

G:            n            (n+1) , (n–1)

F₁: 50% (2n+1) :  50% (2n–1)

(Thể tam nhiễm) (Thể một nhiễm)

Câu 1 (trang 68 SGK Sinh học 9): Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy những dạng nào?

Lời giải:
* Các thể dị bội có một cặp NST bị thay đổi về số lượng:

- Thể một nhiễm: 2n - 1

- Thể ba nhiễm: 2n + 1

- Thể tứ nhiễm: 2n + 2

- Thể khuyết nhiễm: 2n - 2

* Các thể dị bội có hai cặp NST bị thay đổi về số lượng:

- Thể một nhiễm kép: 2n - 1 - 1

- Thể ba nhiễm kép: 2n + 1 + 1

- Thể tứ nhiễm kép: 2n + 2 + 2

Câu 2 (trang 68 SGK Sinh học 9): Cơ chế nào dẫn tới sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST là (2n+1) và (2n-1)?

Lời giải:

- Trong quá trình giảm phân, mỗi NST của cặp tương đồng phân li về 1 cực, hình thành giao tử bình thường (n). Qua thụ tinh, 2 giao tử bình thường n kết hợp với nhau, tạo thành hợp tử 2n.

- Khi một cặp NST tương đồng không phân li trong giảm phân ở bố hoặc mẹ thì 2 chiếc trong cặp NST tương đồng cùng đi về 1 cực, tạo giao tử bất thường: giao tử thừa 1 chiếc NST (n + 1) và giao tử thiếu 1 chiếc NST (n – 1).

- Qua thụ tinh, 2 giao tử đó kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo hợp tử 2n + 1 (thể tam nhiễm) và hợp tử 2n – 1 (thể một nhiễm) → thể dị bội.

- Sơ đồ lai minh họa:

P:            2n       x          2n

G:            n            (n+1) , (n–1)

F₁: 50% (2n+1) :  50% (2n–1)

(Thể tam nhiễm) (Thể một nhiễm)

Câu 3 (trang 68 SGK Sinh học 9): Hãy nêu hậu quả của đột biến dị bội?

Lời giải:

Hậu quả của đột biến dị bội là sự biến đổi số lượng NST làm mất cân bằng gen, có thể gây ra những rối loạn về sinh lí, sinh hóa trong tế bào và cơ thể dẫn đến các hội chứng bệnh lí khác nhau thậm chí gây chết.

Bài 24: Đột biến số lượng NST (tiếp theo)

Bài 24 trang 69: Quan sát các hình sau đây. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Sự tương quan giữa mức bội thể (số n) và kích thước của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ở các cây nói trên như thế nào?

- Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường quá mắt thường qua những dấu hiệu nào?

- Có thể khai thác những đặc điểm nào ở cây đa bội trong chọn giống cây trồng?

Trả lời:

- Kích thước của cơ quan sinh dưỡng (tế bào xôma của cây rêu đa bội; thân, cành, lá của cây cà độc dược đa bội; củ cải đường đa bội) và cơ quan sinh sản (quả táo tứ bội) lớn hơn so với ở cây lưỡng bội.

- Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu: kích thước của các bộ phận trên cây đa bội lớn hơn cây lưỡng bội.

- Có thể khai thác các đặc điểm về "tăng kích thước của thân, lá, củ, quả" để tăng năng suất của những cây cần sử dụng các bộ phận này.

Câu 1 (trang 71 SGK Sinh học 9): Thể đa bội là gì? Cho thí dụ.

Lời giải:

- Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n).

- Ví dụ: các cây cà độc dược có các bộ NST khác nhau như: cây tam bội (3n = 36), cây lục bội (6n = 72), cây cửu bội (9n = 108), cây thập nhị (12n = 144).

Câu 3 (trang 71 SGK Sinh học 9):

- Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua những dấu hiệu nào?

- Có thể ứng dụng các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như thế nào?

- Hãy sưu tập tư liệu và mô tả một giống cây trồng đa bội ở Việt Nam.

Lời giải:

- Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường qua các dấu hiệu như kích thước của tế bào, các cơ quan của cây tăng, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt với điều kiện môi trường không thuận lợi.

- Ứng dụng các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như việc tăng kích thước thân, cành cây lấy gỗ, tăng sản lượng gỗ cây rừng. Tăng kích thước thân, lá, củ đối với cây rau, ăn củ. Dựa vào đặc điểm sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt để chọn được giống có năng suất cao và sức chống chịu tốt với mọi điều kiện bất lợi của môi trường.

- Cây chuối ở nhà trồng là giống cây đa bội có nguồn gốc từ cây chuối rừng. Quá trình hình thành như sau: do điều kiện không bình thường trong quá trình phát sinh giao tử các cặp NST tương đồng ở chuối rừng không phân li trong giảm phân, hình thành giao tử 2n. Giao tử 2n này kết hợp với giao tử bình thường n tạo ra hợp tử tam bội 3n. Hợp tử này có quả to, ngọt, không hạt nên con người đã giữ lại trồng và nhân lên bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng (vì không có hạt) để tạo thành chuối nhà.

PHẦN 3: BÀI TẬP VẬN DỤNG

BÀI TẬP VẬN DỤNG ADN, ARN

Bài 1. Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau, hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó. 

a. -TGA-AGA-XGX-GXT- 

b. -TTA-XTX-GGX-TAT- 

c. -GGT-XGT-TXX-XTG- 

d. -XTA-GTT-TXG-TAA- 

Bài 2. Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch bổ sung với đoạn gen đã cho và viết phân tử ARN được tổng hợp các gen đó. 

a. Mạch 1 của gen là mạch khuôn. 

Mạch 2: -GAX-GGX-ATX-TXT- 

 b. Mạch 2 của gen là mạch khuôn. 

Mạch 1: -GXG-TGX-GTT-TTA- 

c. Mạch 1 của gen là mạch khuôn. 

Mạch 2: -TAA-AXX-GGT-GTG- 

d. Mạch 2 của gen là mạch khuôn. 

Mạch 1: -TGX-GTT-GAT-XGA- 

Bài 3. Một đoạn mạch ARN có trình tự các đơn phân như sau. Xác định trình tự các đơn phân trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên. 

a. ARN 1: -AUG-XUU-GAX-GGA 

b. ARN 2: -XXX-AGA-GUX-UXU- 

c. ARN 3: -AXG-XGA-AUA-UUG- 

d. ARN 4: -GXG-UUX-GXA-XUA- 

e. ARN 5: -XGX-AAG-XGU-GAU-

BÀI TẬP LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG

Bài 1. Ở cà chua, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp. 

Cho cây cà chua thân cao thuần chủng lai với cây cà chua thân thấp. Biết mỗi tính trạng do 1 gen qui định và nằm trên các NST thường. 

a. Xác định kết quả thu được ở F₁. 

b. Cho cây cà chua F₁ thụ phấn với nhau. Xác định kết quả thu được ở F₂. 

c. Lai phân tích các cá thể F₂. Xác định kết quả thu được. 

HƯỚNG DẪN GIẢI 

a. 

– Bước 1: Xác định tương quan trội – lặn 

+ : là tính trạng trội hoàn toàn 

+ : tính trạng lặn 

– Bước 2: Qui ước gen 

+ : là gen qui định thân cao. 

+ : là gen qui định thân thấp. 

– Bước 3: Xác định kiểu gen của P 

+ Cây cà chua thân cao thuần chủng:

+ Cây cà chua thân thấp:

– Bước 4: Viết sơ đồ lai P  F₁ 

P : ……… x ……… 

G : ……… ……… 

F₁ : ………

– Bước 5: Kết quả F₁ 

+ Kiểu gen: 

 + Kiểu hình: 

b. Sơ đồ lai F₁ → F₂

F₁ x F₁ : ……… x ……… 

G : ……… ……… 

F₂ : ……………………………… 

– Kết quả F₂: 

+ Kiểu gen: 

 + Kiểu hình: 

c. Cá thể mang tính trạng trội ở F₂ cần lai phân tích là cây cà chua thân cao có kiểu gen AA và Aa. 

– Trường hợp 1: Lai phân tích F: AA 

F₂ x aa : ……… x ……… 

G : ……… ……… 

FB : ……… Kết quả: 

+ Kiểu gen: 

+ Kiểu hình: 

– Trường hợp 2: Lai phân tích F₂: Aa 

F₂ x aa : ……… x ……… 

G : ……… ……… 

FB : ……… 

Kết quả: 

+ Kiểu gen: 

+ Kiểu hình: 

Bài 2. Ở đậu Hà Lan, hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng. 

a. Đem cây đậu hoa đỏ thuần chủng lai với cây đậu hoa trắng, ta thu được kết quả như thế nào? Viết sơ đồ lai. 

b. Lấy cây đậu hoa đỏ không thuần chủng lai với cây đậu hoa trắng, ta thu được kết quả như thế nào? Viết sơ đồ lai. 

c. Em hãy trình bày phương pháp để phân biệt cây đậu hoa đỏ thuần chủng và cây đậu hoa đỏ không thuần chủng. Viết sơ đồ lai chứng minh. 

Biết mỗi tính trạng do 1 gen trên NST thường qui định.

PHẦN 4: TẢI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

Post a Comment

Previous Post Next Post