Dấu hiệu điển hình của bệnh trầm cảm giai đoạn 2

Trầm cảm giai đoạn 2 là bệnh trầm cảm ở mức trung bình phát triển sau giai đoạn 1. Các biểu hiện của ở người bệnh trở nên rõ rệt và nghiêm trọng hơn. Họ sẽ có ít nhất từ 2 – 3 triệu chứng của trầm cảm giai đoạn 1 và phát sinh thêm 3 – 4 triệu chứng khác. Dưới đây là 6 dấu hiệu điển hình của bệnh trầm cảm giai đoạn 2.

Khí sắc trầm

Biểu hiện của chứng trầm cảm giai đoạn 2 là những là những dấu hiệu tiêu cực về mặt cảm xúc đã tồn tại từ giai đoạn ban đầu. Khuôn mặt người bệnh luôn mang sắc khí u sầu, lúc nào cũng thấy buồn bã, chán nản, khi thì lo lắng và cáu gắt. Thế nhưng đây cũng là những dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn nhất, bởi một người bình thường cũng có thể trải qua những cảm xúc này. Thế nên những biểu hiện phải tồn tại một khoảng thời gian đủ dài để cho thấy dấu hiệu bệnh rõ rệt (ít nhất là 2 tuần).

Không còn hứng thú với những điều xung quanh

Ở người bị trầm cảm giai đoạn 2, những thói quen hằng ngày trong cuộc sống của họ thay đổi rất nhiều. Đặc biệt là họ luôn cảm thấy không hứng thú với những điều mà trước đây mình vốn yêu thích. Đa phần những người mắc chứng trầm cảm đều có dấu hiệu chán ăn hoặc ăn uống vô độ. Chính vì thế mà có không ít trường hợp bệnh nhân phải điều trị các vấn đề về béo phì và đường huyết song song với quá trình điều trị trầm cảm.

Ngoài ra, với nhiều trường hợp khác họ giảm hẳn nhu cầu về tình dục. Họ không muốn ra ngoài làm việc hoặc vui chơi mà chỉ thích ở trong nhà một mình. Người bị trầm cảm luôn tự cô lập bản thân và ngại tiếp giao tiếp với người khác.

Mất ngủ

Mất ngủ thường xuyên là dấu hiệu rõ rệt nhất ở trầm cảm giai đoạn 2. Sự kéo dài của những cảm xúc tiêu cực và mệt mỏi về thể chất khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ hơn. Thêm nữa, các hormone gây ức chế thần kinh có thể gây ra chứng đau đầu kéo dài.

Không cảm thấy hạnh phúc

Sau giai đoạn 1, cơ thể của người bệnh đã bị ảnh hưởng bởi nhiều đêm mất ngủ, những ngày dài buồn bã liên tiếp và những bữa ăn không điều độ khiến cơ thể họ trở nên thực sự trì trệ.

Tình trạng trên kéo dài làm cho não bộ của người bệnh bắt đầu ngừng sản xuất hormone serotonin (một loại hormone khiến con người thấy hạnh phúc). Và cho đến một ngày, người bệnh sẽ không còn nhớ được cảm giác hạnh phúc là như thế nào và cũng không thể nhớ được lần cuối cảm thấy hạnh phúc là khi nào.

Mất niềm tin vào cuộc sống

Đến giai đoạn này, nhiều người sẽ cảm thấy hoàn toàn mất niềm tin vào cuộc sống. Nếu bạn đã từng trải qua chuỗi ngày dài thất nghiệp hay nỗi đau mất mát người thân điều này là không thể tránh khỏi. Họ sẽ bắt đầu có xu hướng sử dụng rượu hay thuốc an thần – những thứ mà trước đây chưa bao giờ dùng tới để giúp xoa dịu cảm xúc tuyệt vọng của mình.

Thứ ám ảnh luôn thường trực và ảnh hưởng lớn nhất đối với những người bị trầm cảm là cảm giác luôn thấy mình không xứng đưngá, tự nhận tất cả mọi sai lầm ở bản thân. Ban đầu bệnh nhân sẽ chỉ có một vài hành động tiêu cực nhỏ như là cách để trừng phạt bản thân, nhưng nguy hiểm hơn khi họ bắt đầu bị ám ảnh bởi ý định tự sát để giải thoát cho bản thân mình.

Giảm hiệu suất làm việc

Trên thực tế, một số người bị trầm cảm giai đoạn 2 cũng có thể gặp nhiều triệu chứng khác về mặt thể chất như: Đau nhức toàn thân, đau đầu, chuột rút, hay quên, khó tập trung hoặc các vấn đề về hệ tiêu hóa. Những ảnh hưởng này đều khiến cơ thể bị suy giảm năng lượng. Đây là những khó khăn thực sự đối với họ khi phải làm việc hoặc thực hiện những hoạt động thông thường hằng ngày.

Nếu bạn đã trải qua những triệu chứng được nói trên thì hãy cố gắng bình tĩnh và trung thực với bác sỹ về tất cả những gì mình đang gặp phải, càng chi tiết càng tốt. Điều này sẽ có lợi cho quá trình điều trị của bạn.

Post a Comment

Previous Post Next Post