Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Bằng thực nghiệm các nhà khoa học đã kết luận: đặc điểm của loài thực vật và các yếu tố môi trường như ánh sáng, nồng độ carbon dioxide, nước, nhiệt độ.... đêu ảnh hưởng mạnh đến quang hợp.

1. Ánh sáng

Ánh sáng cung cấp năng lượng cho quang hợp, tuy nhiên, nhu cầu ánh sáng của các loài cây là không giống nhau.

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp (CD)

Tùy theo nhu cầu ánh sáng, người ta chia thực vật thành 2 nhóm: 

- Cây ưa ánh sáng mạnh thường mọc ở nơi quang đãng, phiến lá nhỏ, có màu xanh sáng.

- Cây ưa ánh sáng yếu tường mọc dưới các tán cây khác, phiến lá rộng có màu xanh sẫm.

Ánh sáng mạnh hoặc yếu và thời gian chiếu sáng có thể làm quang hợp của cây tăng lên hoặc giảm đi.

2. Carbon dioxide

Cây có thể quang hợp được với nồng độ carbon dioxide bình thường của không khí (khoảng 0,03%). Nếu nồng độ carbon dioxide tăng lên thì quang hợp tăng nhưng nếu nồng độ carbon dioxide tăng cao quá thì quang hợp giảm.

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp (CD)

3. Nước

Nước là nguyên liệu cho quang hợp ở cây xanh. Cây thiếu hoặc thừa nước đều ảnh hưởng đến quả trình quang hợp. Khi cây hấp thụ đủ nước, quang hợp diễn ra bình thường. Khi cây thiếu nước, khí không đóng lại, lượng carbon dioxide khuếch tán vào lá cây giảm dẫn tới quang hợp giảm

4. Nhiệt độ

Nhiệt độ thuận lợi cho hầu hết loài cây quang hợp là 25 - 35 độ C.

Nhiệt độ quá cao (trên 40 độ C) hoặc quá thấp (dưới 10 độ C) sẽ làm ngừng quá trình quang hợp.


II. Ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh

Quang hợp có vai trò cung cấp chất hữu cơ và năng lượng cần thiết cho sự sống. Trong chuỗi thức ăn tự nhiên, các
sinh vật tự dưỡng thông qua quang hợp tạo ra nguồn thức ăn cho nhiều sinh vật khác. Quá trình quang hợp giúp cân bằng lượng oxygen và carbon dioxide trong không khí.

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp (CD)

Con người đang phải đổi mặt với nhiều hậu quả do việc chặt phá rừng bừa bãi. Mất rừng đầu nguồn gây ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, mất nơi sinh sông của động vật.... Diện tích rừng giảm thì lượng oxygen giảm, lượng carbon dioxide tăng lên gây hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên. Vì vậy, chúng ta cần trồng nhiều cây xanh và bảo vệ rừng.


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA




BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP




Post a Comment

Previous Post Next Post