Bài 22: Tôm sông

CHÂN KHỚP: là một ngành có số loài lớn, chiếm tới hai phần ba số loài động vật đã biết. Chúng có các phần phụ phân đốt khớp động với nhau. Vì thế, chúng được gọi là chân khớp. Ngành Chân khớp có 3 lớp lớn: Giáp xác (đại diện là tôm sông), Hình nhện (đại diện là nhện) và Sâu bọ (đại diện là châu chấu).

LỚP GIÁP XÁC: Phần lớn Giáp xác sống ở nước ngọt, nước mặn, cơ quan hô hấp là mang. Các đại diện thường gặp là: tôm, cua, cáy, rận nước, mọt ẩm…

Tôm sông sống phổ biến ở các sông, ngòi, ao, hồ… nước ta.

I. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN:

Cơ thể tôm có 2 phần: phần đầu và ngực gắn liền (dưới giáp đầu – ngực) và phần bụng.

1. Vỏ cơ thể:

- Giáp đầu – ngực cũng như vỏ cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin. Nhờ ngấm thêm canxi nên vỏ tôm cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và chỗ bám cho hệ cơ phát triển, có tác dụng như bộ xương (còn gọi là bộ xương ngoài)

- Thành phần vỏ cơ thể chứa các sắc tố làm tôm có màu sắc của môi trường.

2. Các phần phụ tôm và chức năng:



3. Di chuyển:

- Tôm bò: các chân ngực bò trên đấy bùn cát, các chân bơi hoạt động để giữ thăng bằng và bơi.

- Tôm bơi giật lùi. Khi đó tôm xòe tấm lái, gập mạnh về phía bụng làm cho cơ thể bật về phía sau.

II. DINH DƯỠNG:

- Tôm kiếm ăn vào lúc chập tối.

- Thức ăn của tôm là thực vật, động vật

- Nhờ các tế bào khứu giác trên 2 đôi râu phát triển, tôm nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa

- Đôi càng bắt mồi, các chân hàm nghiền nát thức ăn. Thức ăn qua miệng và hầu, được tiêu hóa ở dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào và được hấp thụ ở ruột.

- Ôxi được tiếp nhận qua các lá mang.

- Tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu thứ 2.

III. SINH SẢN:

- Tôm phân tính: Đực cái phân biệt rõ. Tôm cái có kích thước lớn hơn con đực, còn con đực có đôi kìm to và dài.

- Khi đẻ, tôm cái dùng các đôi chân bụng ôm trứng. Trứng tôm nở thành ấu trùng, lột xác nhiều lần mới cho tôm trưởng thành.

Post a Comment

Previous Post Next Post