Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp

Các đại diện của ngành Chân khớp gặp ở khắp nơi trên hành tinh của chúng ta: dưới nước hay trên cạn, ở ao, hồ, sông hay biển khơi, ở trong lòng đất hay trên không trung, ở sa mạc hay vùng cực. Chúng sống tự do hay kí sinh.

Chân khớp tuy đa dạng, nhưng chúng đều mang những đặc điểm chung nhất của toàn ngành.

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG:

- Một số đặc điểm của các đại diện ngành Chân khớp.

- Hình 29. 1, 29.3, 29.4 nói lên đặc điểm chung của ngành Chân khớp:

+ Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở.

+ Các chân phân đốt khớp động.

+ Qua lột xác để tăng trưởng cơ thể.

II. SỰ ĐA DẠNG Ở CHÂN KHỚP:

1. Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống:

Nhờ sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau mà Chân khớp rất đa dạng về cấu tạo cơ thể.

2. Đa dạng về tập tính:

Thần kinh phát triển cao ở Chân khớp đã giúp chúng rất đa dạng về tập tính.

STTCác tập tínhTômTôm ở nhờNhệnVe sầuKiếnOng mật
1Tự vệ và tấn công
2Dự trữ thức ăn
3Dệt lưới bẫy mồi
4Cộng sinh để tồn tại
5Sống thành xã hội
6Chăn nuôi động vật khác
7Đực, cái nhận biết nhau bằng tín hiệu
8Chăm sóc thế hệ sau

III. VAI TRÒ THỰC TIỄN:

Với số lượng loài lớn, mỗi loài lại thường sinh sản ra số lượng cá thể rất lớn nên Chân khớp có vai trò thực tiễn to lớn về cả 2 mặt: có lợi và có hại.

Chân khớp lợi về nhiều mặt như: chữa bệnh, làm thực phẩm, thụ phấn cho cây trồng… nhưng cũng gây tác hại không nhỏ như: hại cây trồng, hại đồ gỗ trong nhà lan truyền nhiều bệnh nguy hiểm.

STTLớpTên đại diện có ở địa phươngCó lợiCó hại
1Lớp Giáp xácTôm sông
Tép
Cua đồng
2Lớp Hình nhệnNhện chăng lưới
Nhện đỏ, ve bò
Bò cạp
3Lớp Sâu bọBướm
Ong mật
Mọt hại gỗ

Post a Comment

Previous Post Next Post