Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

- Ở động vật, sinh trưởng diễn ra ở các mô và cơ quan trong cơ thể.

- Quá trình sinh trưởng và phát triển bao gồm 2 giai đoạn chính: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.

+ Giai đoạn phôi: Hợp tử phát triển thành phôi, sau đó các tế bào phôi phân hóa thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ trứng, phôi phát triển trong trứng đã thụ tinh. Ở động vật đẻ con, giai đoạn phôi diễn ra trong cơ thể mẹ.

+ Giai đoạn hậu phôi: Diễn ra sau khi trứng nở hoặc sau khi con sinh ra. Ở một số loài động vật, con non có đặc điểm hình thái khác với con trưởng thành (muỗi, ếch,…) nhưng cũng có một số loài động vật, con non có đặc điểm hình thái gần giống như con trưởng thành (người, gà,…).

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Sự sinh trưởng và phát triển của một số động vật

II. THỰC HÀNH QUAN SÁT CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

Chuẩn bị: Hình ảnh, video các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của một số động vật và phiếu quan sát.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Tiến hành

- Bước 1: Quan sát sinh trưởng và phát triển của động vật ở giai đoạn phôi và hậu phôi

- Bước 2: Vẽ sơ đồ vòng đời phát triển của động vật quan sát được

- Bước 3: Hoàn thành phiếu quan sát

Báo cáo kết quả

- Trình bày kết quả quan sát theo phiếu quan sát.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Giai đoạn sinh trưởng và phát triển

Mô tả sự sinh trưởng và phát triển

Giai đoạn phôi

Diễn ra trong trứng, hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan.

Giai đoạn hậu phôi

Sau khi được sinh ra, sâu bướm (sử dụng thức ăn chủ yếu là lá cây) lớn lên rất nhanh và trải qua nhiều lần lột xác để đạt được hình thái nhộng (kén). Trải qua một quá trình biến đổi phức tạp, bướm (sử dụng thức ăn chủ yếu là mật hoa) được hình thành rồi phá kén chui ra ngoài. Như vậy, trong quá trình phát triển của loài bướm trải qua biến thái hoàn toàn: con non (sâu bướm) có đặc điểm cấu tạo và sinh lí khác hoàn toàn với con trưởng thành (bướm).

III. MỘT SỐ ỨNG DỤNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN TRONG THỰC TIỄN

Một số biện pháp vận dụng hiểu biết về sinh trưởng, phát triển của động vật trong thực tiễn:

- Điều hòa sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi bằng cách sử dụng các loại vitamin, khoáng chất kích thích sự trao đổi chất, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển ở vật nuôi.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Bổ sung vitamin A, C, D, E,… cho trâu, bò

- Điều khiển yếu tố môi trường làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi bằng cách đảm bảo cân đối chất lượng, số lượng thức ăn; cải tạo chuồng trại; tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Cải tạo chuồng trại thoáng mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông

 - Dựa vào hiểu biết về chu kì sinh trưởng của các loài sâu để tiêu diệt hiệu quả sâu bọ gây hại cây trồng.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Tiêu diệt sâu đục thân trước khi sâu đục thân đẻ trứng


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA


Mở đầu trang 144 Bài 31 KHTN lớp 7: Quan sát hình 31.1, cho biết dấu hiệu nhận biết sự sinh trưởng và phát triển ở chó.

 Quan sát hình 31.1, cho biết dấu hiệu nhận biết sự sinh trưởng và phát triển ở chó

Trả lời:

- Dấu hiệu nhận biết sự sinh trưởng của con chó: tăng chiều cao, tăng kích thước và khối lượng cơ thể.

- Dấu hiệu nhận biết sự phát triển của con chó: chó mang thai và sinh con, chó phát triển tuyến sữa,…

I. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở động vật

Câu hỏi 1 trang 144 KHTN lớp 7: Quan sát hình 31.1 và 31.2:

a) Mô tả vòng đời của các sinh vật trong hình.

b) Nhận xét về hình thái cơ thể của con non giống hay khác so với cơ thể mẹ sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng ở mỗi loài động vật đó.

 Quan sát hình 31.1 và 31.2 Mô tả vòng đời của các sinh vật trong hình

 Quan sát hình 31.1 và 31.2 Mô tả vòng đời của các sinh vật trong hình

 Quan sát hình 31.1 và 31.2 Mô tả vòng đời của các sinh vật trong hình

Trả lời:

a) Mô tả vòng đời của một số sinh vật:

- Vòng đời của chó: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong tử cung của con chó mẹ → Con non được sinh ra → Con non sinh trưởng, phát triển về thể chất (tăng cân nặng,…) → Con trưởng thành có khả năng sin sản → Con trưởng thành thụ thai và sinh ra con non.

- Vòng đời của gà: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Gà con chui ra khỏi trứng → Gà con sinh trưởng phát triển về thể chất → Gà trưởng thành có khả năng sinh sản → Gà mái thụ thai và đẻ trứng.

- Vòng đời của ếch : Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Phát triển thành nòng nọc → Từ nòng nọc chưa chân thành nòng nọc có chân → Ếch con (có đuôi) → Ếch trưởng thành (mất đuôi) → Ếch cái thụ thai và đẻ trứng.

- Vòng đời của muỗi: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Ấu trùng sống trong nước → Phát triển thành hình thái mới là bọ gây sống trong nước → Phát triển thành con muỗi trưởng thành sống trên cạn → Muỗi cái đẻ trứng.

b) Nhận xét về hình thái cơ thể của con non so với cơ thể mẹ:

- Ở chó và gà thì hình thái cơ thể của con non giống với con mẹ sau khi sinh ra.

- Ở ếch và muỗi thì hình thái cơ thể của con non khác hoàn toàn với con mẹ sau khi nở ra từ trứng.

Câu hỏi 2 trang 144 KHTN lớp 7: Quan sát hình 31.1 và 31.2, trình bày giai đoạn phôi và hậu phôi của các sinh vật trong hình.

 Quan sát hình 31.1 và 31.2, trình bày giai đoạn phôi và hậu phôi của các sinh vật

 Quan sát hình 31.1 và 31.2, trình bày giai đoạn phôi và hậu phôi của các sinh vật

 Quan sát hình 31.1 và 31.2, trình bày giai đoạn phôi và hậu phôi của các sinh vật

Trả lời:

- Ở động vật sinh con (con chó):

+ Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hoá thành các mô và cơ quan. Giai đoạn phôi diễn ra trong cơ thể mẹ.

+ Ở giai đoạn hậu phôi, con non sinh ra, sinh trưởng và phát triển để tạo thành con trưởng thành. Con non thường có đặc điểm hình thành giống con trưởng thành.

- Ở động vật đẻ trứng (gà, ếch, muỗi,…):

+ Giai đoạn phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh.

+ Ở giai đoạn hậu phôi, con non sinh ra từ trứng có đặc điểm hình thái giống (như ở gà) hoặc khác (như ở ếch, muỗi) với con trưởng thành.

Báo cáo thí nghiệm trang 145 KHTN lớp 7: Thí nghiệm Quan sát các giai đoạn sinh trưởng

1. Quan sát sinh trưởng và phát triển của động vật ở giai đoạn phôi và hậu phôi hoàn thành phiếu quan sát.

2. Vẽ sơ đồ vòng đời phát triển của động vật quan sát được

Sơ đồ vòng đời của ếch:

 Báo cáo kết quả thí nghiệm Quan sát các giai đoạn sinh trưởng

3. Hoàn thành phiếu quan sát

Phiếu quan sát vòng đời của ếch:

Giai đoạn sinh trưởng, phát triển

Mô tả sự sinh trưởng và phát triển

Giai đoạn phôi

Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng đã thụ tinh. 

Giai đoạn hậu phôi

- Có sự khác nhau giữa hình thái của con non so với con trưởng thành: Nòng nọc nở ra từ trứng trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau (nòng nọc có chân, ếch con có đuôi) rồi mới trở thành con trưởng thành.

4. Báo cáo kết quả

- Trình bày kết quả quan sát theo phiếu quan sát.

III. Một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn

Câu hỏi 3 trang 146 KHTN lớp 7: Con người vận dụng hiểu biết về sinh trưởng, phát triển của động vật để tăng năng suất vật nuôi như thế nào? Cho ví dụ.

Trả lời:

- Con người vận dụng hiểu biết về sinh trưởng, phát triển của động vật để tăng năng suất vật nuôi:

 + Điều hòa sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi bằng cách sử dụng các loại vitamin, khoáng chất kích thích sự trao đổi chất, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển của vật nuôi.

 + Điều khiển yếu tố môi trường (nhiệt độ, ánh sáng,…) để làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.

 + Dựa vào hiểu biết về chu kì sinh trưởng và phát triển của các loài sâu để tìm ra biện pháp tiêu diệt sâu bọ gây hại cây trồng.

- Ví dụ:

+ Bổ sung thức ăn tăng trọng hợp lí cho vật nuôi để vật nuôi có được trọng lượng tối đa và rút ngắn thời gian sinh trưởng.

+ Thực hiện các biện pháp giữ ấm chuồng trại cho trâu bò vào mùa đông để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của trâu bò.

 + Điều hoà ánh sáng bằng cách bật bóng đèn điện cho gà để tăng năng suất gà đẻ trứng hoặc cho gà nghe nhạc để tăng năng suất gà đẻ trứng.

+ Dựa vào vòng đời của rầy nâu hại lúa, con người đã dự đoán được ngày rầy nâu đẻ trứng để đưa ra thời điểm phun thuốc phòng trừ rầy nâu hiệu quả và triệt để.

Vận dụng 1 trang 146 KHTN lớp 7: Vì sao cần giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc gia cầm?

Trả lời:

Cần giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc gia cầm vì: Giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc gia cầm tạo điều kiện cho vật nuôi có một môi trường sống sạch sẽ, giúp vật nuôi tránh được các loại mầm bệnh gây hại. Từ đó, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt; có sức đề kháng tốt để phòng bệnh nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi.

Vận dụng 2 trang 146 KHTN lớp 7: Nêu quan điểm của em về việc sử dụng chất kích thích nhằm tăng sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi.

Trả lời:

Quan điểm của cá nhân về việc sử dụng chất kích thích nhằm tăng sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi: Việc sử dụng chất kích thích nhằm tăng sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi là một ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng phát triển của động vật để làm tăng năng suất. Tuy nhiên, khi sử dụng phải nắm vững quy trình và liều lượng sử dụng cũng như loại nào không được phép sử dụng để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Luyện tập 1 trang 146 KHTN lớp 7: Muốn tiêu diệt muỗi thì nên tiêu diệt ở giai đoạn nào là hiệu quả nhất? Vì sao?

Trả lời:

Muốn tiêu diệt muỗi thì nên tiêu diệt ở giai đoạn: bọ gậy. Vì đây là giai đoạn phát triển dễ tác động nhất. Vào giai đoạn này, chúng thường sống tập trung dưới nước (ao tù, chum vại,…), thời gian tồn tại lâu dài nên dễ thực hiện các biện pháp tiêu diệt.

Luyện tập 2 trang 146 KHTN lớp 7: Nêu một số ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi?

Trả lời:

Ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi:

- Bổ sung vitamin D vào khẩu phần ăn để kích thích sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.

- Điều hoà ánh sáng bằng cách bật bóng đèn điện cho gà để tăng năng suất gà đẻ trứng. hoặc là cho gà nghe nhạc để tăng năng suất gà đẻ trứng

- Che bạt ở chuồng gia súc giúp tránh rét cho trâu, bò,…giúp đảm bảo sự sinh trưởng trong những ngày giá rét.


BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP


Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 67

Bài 31.1 trang 67 SBT Khoa học tự nhiên 7: Sinh trưởng ở động vật là

A. sự gia tăng về kích thước cơ thể động vật theo thời gian.

B. sự gia tăng về khối lượng cơ thể động vật theo thời gian.

C. sự gia tăng kích thước và khối lượng cơ thể động vật theo thời gian.

D. sự biến đổi hình thái của cơ thể động vật theo thời gian.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Sinh trưởng ở động vật là sự gia tăng kích thước và khối lượng cơ thể động vật theo thời gian. Ở động vật, sự sinh trưởng diễn ra ở các mô và cơ quan của cơ thể.

Bài 31.1 trang 67 SBT Khoa học tự nhiên 7: Các giai đoạn phát triển tuần tự sâu bướm là

A. trứng → nhộng → sâu → bướm.

B. nhộng → trứng → sâu → bướm.

C. trứng → sâu → nhộng → bướm.

D. bướm → nhộng → sâu → trứng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các giai đoạn phát triển tuần tự sâu bướm là trứng → sâu → nhộng → bướm. Ở loài sâu bướm, con non nở ra từ trứng (sâu) có đặc điểm hình thái, sinh lí khác hẳn với cơ thể trưởng thành (bướm).

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Bài 31.3 trang 67 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nhận định nào sau đây về sinh trưởng và phát triển ở động vật sai?

A. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

B. Quá trình biến thái của châu chấu diễn ra trong giai đoạn hậu phôi.

C. Cào cào, muỗi thuộc kiểu phát triển không qua biến thái.

D. Quá trình phát triển của động vật chia thành hai giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

A. Đúng. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

B. Đúng. Quá trình biến thái của châu chấu diễn ra trong giai đoạn hậu phôi (con non nở ra từ trứng có đặc điểm hình thái khác với cơ thể trưởng thành).

C. Sai. Cào cào, muỗi thuộc kiểu phát triển qua biến thái, trong đó cào cào thuộc kiểu phát triển qua biến thái không hoàn toàn còn muỗi thuộc kiểu phát triển qua biến thái hoàn toàn.

D. Đúng. Quá trình phát triển của động vật chia thành hai giai đoạn: giai đoạn phôi (diễn ra trong trứng đã thụ tinh hoặc trong cơ thể mẹ) và giai đoạn hậu phôi (diễn ra sau khi trứng nở hoặc sau khi con sinh ra).

Bài 31.4 trang 67 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trình bày hai giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở động vật (giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi).

Lời giải:

- Giai đoạn phôi: Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ trứng, giai đoạn phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh; ở động vật đẻ con, giai đoạn phôi diễn ra trong cơ thể mẹ.

- Giai đoạn hậu phôi: diễn ra sau khi trứng nở hoặc sau khi con sinh ra. Giai đoạn này khác nhau giữa các loài động vật. Có những loài động vật, con non có sự thay đổi đột ngột về hình thái sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng (ví dụ: châu chấu, ruồi, muỗi,…), có những loài động vật không có sự thay đổi đột ngột về hình thái (ví dụ: trâu, lợn, chó,…).

Bài 31.5 trang 67 SBT Khoa học tự nhiên 7: Vẽ chu trình sinh trưởng và phát triển của vịt, lợn và ếch. Nêu điểm giống nhau và điểm khác nhau của các chu trình này.

Lời giải:

- Vẽ chu trình sinh trưởng của vịt, lợn và ếch: Dựa vào chu trình sinh trưởng và phát triển của các động vật trong sách để vẽ.

 SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

- Điểm giống nhau và điểm khác nhau của các chu trình này:

So sánh

Vòng đời của vịt

Vòng đời của lợn

Vòng đời của ếch

Giống nhau

- Đều có sự tăng trưởng về kích thước, khối lượng của các con vật.

- Đều có sự phát sinh hình thái, cơ quan.

Khác nhau

- Con non được sinh ra từ trứng đã thụ tinh.

- Con non được sinh ra từ cơ thể mẹ.

- Con non được sinh ra từ trứng đã thụ tinh.

- Giai đoạn hậu phôi có sự sinh trưởng và phát triển không qua biến thái.

- Giai đoạn hậu phôi có sự sinh trưởng và phát triển không qua biến thái.

- Giai đoạn hậu phôi có sự sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn.

Bài 31.6 trang 67 SBT Khoa học tự nhiên 7: Quan sát chu trình sinh trưởng và phát triển của loài muỗi ở hình 31 và hoàn thành bảng sau:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Giai đoạn sinh trưởng, phát triển

Đặc điểm hình thái

 

 

 

 

Lời giải:

Giai đoạn sinh trưởng, phát triển

Đặc điểm hình thái

Giai đoạn phôi

- Diễn ra ở trong trứng đã thụ tinh. Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa thành mô, cơ quan.

Giai đoạn hậu phôi

- Diễn ra sau khi trứng nở, có sự sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn:

+ Ấu trùng nở ra từ trứng (loăng quăng) sống trong nước, không chân, chỉ có đầu và thân, di chuyển bằng cách uốn mình.

+ Ấu trùng phát triển thành bọ gậy. Bọ gậy không có chân nhưng có đầu phát triển, mình phủ nhiều lông, bơi được bằng các chuyển động của cơ thể.

+ Muỗi trưởng thành là giai đoạn cuối trong vòng đời của muỗi, muỗi có cánh sống trên cạn và có thể hút máu người hoặc động vật để lấy chất dinh dưỡng.

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 68

Bài 31.7 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất nặng nề, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng?

Lời giải:

Sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất nặng nề, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng vì:

- Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzyme tiêu hóa cellulose nên tiêu hóa và hấp thụ thức ăn có hiệu quả thấp, vì vậy sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng được nhu cầu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Việc ăn lá cây của sâu bướm khiến cây cối bị tổn thương, gây ảnh hưởng nặng nề đến năng suất cây trồng.

- Hầu hết bướm trưởng thành sống bằng mật hoa, trong ống tiêu hóa chỉ có enzyme saccharase tiêu hóa đường saccharose. Việc hút mật hoa của bướm trưởng thành không gây hại cho cây trồng, thậm chí còn giúp ích cho việc thụ phấn của cây trồng.

Bài 31.8 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7: Để cải thiện chất lượng dân số Việt Nam, chúng ta cần làm gì?

Lời giải:

Để cải thiện chất lượng dân số Việt Nam như tăng chiều cao, giảm thiểu các dị tật,… cần:

- Cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao phù hợp.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Không sử dụng ma túy, chống nghiện thuốc lá, chống lạm dụng rượu, bia và các chất kích thích khác.

- Thực hiện các biện pháp sàng lọc trước khi sinh.

Bài 31.9 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7: Để tăng tuổi thọ, con người có thể thực hiện những biện pháp nào?

Lời giải:

Để tăng tuổi thọ, con người cần thực hiện nhiều biện pháp như:

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Luyện tập thể dục phù hợp.

- Tập các bài tập thư giãn, tránh căng thẳng.

- Vệ sinh cơ thể, răng miệng thường xuyên.

- Khám sức khỏe định kì.

- Bảo vệ môi trưởng sống trong sạch.

- …


Post a Comment

Previous Post Next Post