Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. KHÁI NIỆM SINH SẢN HỮU TÍNH

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp hai yếu tố đực và cái tạo nên hợp tử. Hợp tử phát triển thành cá thể mới.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Sơ đồ quá trình sinh sản hữu tính

- Trong sinh sản hữu tính, cơ thể mang đặc điểm của cả bố và mẹ → Sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của sinh vật với sự thay đổi của môi trường sống.

- Sinh sản hữu tính thường gặp phổ biến ở các loài động vật, thực vật, một số loài nấm, nguyên sinh vật.

* Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:

Điểm phân biệt

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Sự tham gia của tính đực, cái

Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, tế bào mẹ trực tiếp sinh trưởng và phát triển tạo thành cơ thể mới.

Có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái thông qua thụ tinh tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Đặc điểm di truyền

Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền giống nhau và giống mẹ → Ít đa dạng về mặt di truyền.

Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ, có thể xuất hiện tính trạng mới → Có sự đa dạng di truyền cao hơn.

Khả năng thích nghi

Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định.

Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với đời sống thay đổi.

II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CÓ HOA

- Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.

1. Cấu tạo hoa

- Cấu tạo chung của hoa: Hoa gồm các bộ phận chính là:

+ Đài hoa

+ Cánh hoa

+ Nhị hoa (bao phấn, chỉ nhị) – cơ quan sinh giao tử đực

+ Nhuỵ hoa (đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy chứa noãn) – cơ quan sinh giao tử cái

- Dựa vào sự xuất hiện của cơ quan sinh giao tử ở hoa mà hoa được phân thành 2 loại là hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.

+ Hoa lưỡng tính: là hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa. Ví dụ: hoa cải, hoa bưởi, hoa cam,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

+ Hoa đơn tính: là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy trên một hoa (hoa đực có chứa nhị, hoa cái có chứa nhụy). Ví dụ: hoa mướp, hoa bí, hoa dưa chuột,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

2. Thụ phấn và thụ tinh

a. Thụ phấn

- Thụ phấn là quá trình hạt phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhụy.

- Có hai hình thức thụ phấn là thụ phấn chéo và tự thụ phấn.

+ Thụ phấn chéo là hình thức thụ phấn trong đó hạt phấn từ nhị của hoa cây này được chuyển đến đầu nhụy của hoa cây khác.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Thụ phấn chéo

+ Tự thụ phấn là hình thức thụ phấn trong đó hạt phấn từ nhị được chuyển đến đầu nhụy của cùng một hoa hoặc hạt phấn từ nhị của bông này tới đầu nhụy của bông hoa khác trên cùng một cây.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Tự thụ phấn

- Thụ phấn ở hoa được thực hiện nhờ gió (hoa bồ công anh, lúa, ngô,…), nhờ sâu bọ (hoa hướng dương, hoa hồng,…), nhờ nước (hoa rong mái chèo,…) hoặc thụ phấn nhân tạo (hoa bí, hoa bầu, mướp,…).

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Thụ phấn nhờ côn trùng

b. Thụ tinh

- Thụ tinh ở thực vật là quá trình kết hợp giữa giao từ đực (trong hạt phấn) với giao tử cái (trong bầu nhụy) hình thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi, phôi hình thành nên cơ thể mới.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Thụ phấn và thụ tinh ở thực vật

3. Quá trình lớn lên của quả

- Sau khi thụ tinh, noãn phát triển thành hạt và bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt.

- Hạt chứa phôi phát triển thành cơ thể mới.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Sự hình thành quả ở cây cà chua

III. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

1. Các giai đoạn của quá trình sinh sản

- Sinh sản hữu tính ở động vật gồm ba quá trình nối tiếp nhau:

+ Hình thành tinh trùng và hình thành trứng

+ Thụ tinh tạo thành hợp tử

+ Hợp tử phát triển thành cơ thể mới

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Sơ đồ các giai đoạn sinh sản ở người

- Dựa vào vị trí phát triển của hợp tử, phân biệt động vật đẻ trứng và động vật đẻ con:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

+ Ở động vật đẻ trứng, phôi thai không phát triển trong cơ thể mẹ mà phát triển trong trứng đã được thụ tinh. Ví dụ: cá, lưỡng cư, bò sát, chim,…

+ Ở động vật đẻ con, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ mẹ qua nhau thai. Ví dụ: con người, đa số các động vật ở lớp Thú,…

Hình thức

Ưu điểm

Nhược điểm

Đẻ trứng

 

+ Rút ngắn thời gian một chu kì đẻ.

+ Giảm ảnh hưởng xấu tới cơ thể mẹ.

+ Tỉ lệ sống sót và tỉ lệ nở trứng thấp do bị tác động mạnh của điều kiện môi trường.

Đẻ con

+ Ít chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường bên ngoài nên tỉ lệ sống sót của con non cao hơn.

+ Kéo dài thời gian của những chu kì sinh sản (giảm mức sinh sản của những cá thể).

+ Cơ thể cái cần cung cấp nhiều năng lượng cho phát triển của con.

2. Vai trong và ứng dụng sinh sản hữu tính trong thực tiễn

- Vai trò: Sinh sản hữu tính hình thành thế hệ con đa dạng về di truyền, dẫn đến tăng khả năng thích nghi của loài với môi trường sống.

- Ứng dụng trong thực tiễn của sinh sản hữu tính là tạo ra giống mới có năng suất cao, đặc tính tốt thông qua lai tạo và chọn lọc:

+ Lai tạo và chọn lọc những giống lúa, ngô cho năng suất cao.

+ Bò cho sữa với chất lượng tốt.

+ Lợn cho tỉ lệ nạc cao.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Quy trình lai tạo và chọn lọc giống lợn nhiều nạc

→ Nhờ ứng dụng sinh sản hữu tính trong trồng trọt và chăn nuôi, con người sản xuất được nhiều lương thực, thực phẩm.


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA


Mở đầu trang 151 Bài 33 KHTN lớp 7: Quan sát hình 32.1d và 32.3c, nêu sự khác nhau về hình thức sinh sản ở cá và sao biển. Cho biết tên hình thức sinh sản của cá.

 Quan sát hình 32.1d và 32.3c, nêu sự khác nhau về hình thức sinh sản ở cá và sao biển

Trả lời:

- Sự khác nhau về hình thức sinh sản ở cá và sao biển:

+ Ở cá, các cá thể mới được tạo ra nhờ vào sự kết hợp giữa con đực và con cái qua quá trình thụ tinh, trứng được thụ tinh phát triển thành các con cá con.

+ Ở sao biển, cá thể mới được tạo ra không có sự kết hợp giữa con đực và con cái. Các con non được sinh ra từ 1 cá thể mẹ ban đầu.

- Hình thức sinh sản của cá là sinh sản hữu tính.

I. Khái niệm sinh sản hữu tính

Câu hỏi 1 trang 151 KHTN lớp 7: Lập bảng so sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính theo gợi ý trong bảng 33.1.

 Lập bảng so sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính theo gợi ý

Trả lời:

Hình thức sinh sản

Vô tính

Hữu tính

Điểm giống

- Đều tạo ra cá thể mới từ các cá thể ban đầu.

Điểm khác

- Hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới không cần sự kết hợp yếu tố đực và cái. 

- Hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới bằng cách kết hợp giữa yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử.

- Các cá thể mới thường có vật chất di truyền không thay đổi → Thích nghi với môi trường sống ổn định, không thay đổi.

- Các cá thể mới có vật chất di truyền thay đổi đa dạng → Thích nghi với môi trường sống thay đổi (có giá trị thích nghi cao).

II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa

Câu hỏi 2 trang 152 KHTN lớp 7: Quan sát hình 33.1, mô tả các bộ phận của hoa lưỡng tính.

 Quan sát hình 33.1, mô tả các bộ phận của hoa lưỡng tính

Trả lời:

Hoa lưỡng tính gồm có các bộ phận:

- Đài hoa

- Cánh hoa

- Nhị hoa (bao phấn, chỉ nhị) – cơ quan sinh giao tử đực.

- Nhuỵ hoa (đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy chứa noãn) – cơ quan sinh giao tử cái.

Câu hỏi 3 trang 152 KHTN lớp 7: Quan sát hình 33.2, nêu các đặc điểm của hoa đơn tính. Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

 Quan sát hình 33.2, nêu các đặc điểm của hoa đơn tính

Trả lời:

Đặc điểm của hoa đơn tính: Mỗi bông hoa chỉ chứa duy nhất một cơ quan sinh sản là đực (nhị hoa) hoặc cái (nhụy hoa). Hoa đực có chứa nhị hoa, hoa cái có chứa nhụy hoa.

- Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính:

+ Hoa đơn tính: Một hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ. Trong đó, hoa đực chỉ có nhị và hoa cái chỉ có nhuỵ.

+ Hoa lưỡng tính: Một hoa có đủ cả nhị và nhuỵ.

Luyện tập 1 trang 152 KHTN lớp 7: Hãy lấy thêm ví dụ về hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

Trả lời:

- Ví dụ hoa lưỡng tính là: hoa cải, hoa bưởi, hoa cam,…

- Ví dụ hoa đơn tính là: hoa mướp, hoa bí, dưa chuột,…

Thực hành trang 152 KHTN lớp 7: Sưu tầm ảnh, mẫu vật của một số loài hoa và phân loại chúng vào nhóm hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính.

Trả lời:

- Hoa đơn tính:

 Sưu tầm ảnh, mẫu vật của một số loài hoa và phân loại chúng

- Hoa lưỡng tính:

 Sưu tầm ảnh, mẫu vật của một số loài hoa và phân loại chúng

Vận dụng 1 trang 152 KHTN lớp 7: Quan sát 3 - 5 bông hoa của các loài cây khác nhau, xác định các bộ phận cấu tạo của hoa. Lập bảng về các đặc điểm mỗi bộ phận theo gợi ý trong bảng 33.2.

 Quan sát 3 - 5 bông hoa của các loài cây khác nhau, xác định các bộ phận cấu tạo

Trả lời:

Tên loài hoa

Màu sắc hoa

Số cánh hoa

Số nhị hoa

Nhụy hoa

Hoa đơn tính/ lưỡng tính

Hoa ly

Vàng, hồng

5-6 cánh

5-6

1

Hoa lưỡng tính

Hoa mướp

Vàng

5 cánh

Nhiều

0

Hoa đơn tính

Vàng

5 cánh

0

1

Hoa đơn tính

Hoa đào

Hồng

5-6 cánh

Nhiều

1

Hoa lưỡng tính

Câu hỏi 4 trang 152 KHTN lớp 7: Quan sát hình 33.3, nêu sự khác nhau giữa tự thụ phấn và thụ phấn chéo.

 Quan sát hình 33.3, nêu sự khác nhau giữa tự thụ phấn và thụ phấn chéo

Trả lời:

Sự khác nhau giữa tự thụ phấn và thụ phấn chéo:

- Tự thụ phấn là hình thức thụ phấn trong đó hạt phấn từ nhị được chuyển đến đầu nhụy của cùng một hoa hoặc hạt phấn từ nhị của bông hoa này tới đầu nhụy của bông hoa khác trên cùng một cây.

- Thụ phấn chéo là hình thức thụ phấn trong đó hạt phấn từ nhị của hoa ở cây này được chuyển đến đầu nhụy của hoa cây khác.

Câu hỏi 5 trang 152 KHTN lớp 7: Lấy ví dụ về hoa thụ phấn nhờ gió, nhờ sâu bọ, nhờ con người.

Trả lời:

Ví dụ về hoa thụ phấn nhờ gió, nhờ sâu bọ, nhờ con người:

- Hoa thụ phấn nhờ gió: hoa bồ công anh, lúa, ngô,…

- Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: hoa nhãn, bưởi, vải, cam,…

- Hoa thụ phấn nhờ con người: hoa bầu, mướp,…

Luyện tập 2 trang 153 KHTN lớp 7: Giải thích vì sao phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây.

Trả lời:

Phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây vì: Những loài côn trùng này có vai trò quan trọng góp phần thụ phấn cho cây đảm bảo sự duy trì nòi giống của các cây này đồng thời làm tăng năng suất cây trồng.

Vận dụng 2 trang 153 KHTN lớp 7: Vì sao ở các vườn trồng cây như nhãn, vải, xoài người ta thường kết hợp với nuôi ong?

Trả lời:

Ở các vườn trồng cây như nhãn, vải, xoài người ta thường kết hợp với nuôi ong vì:

- Ong có tập tính là hút mật các bông hoa đang nở, trong quá trình hút mật thì ong sẽ giúp thụ phấn cho hoa. Nuôi ong trong vườn cây ăn quả giúp tăng số lượng hoa được thụ phấn, tạo ra nhiều quả, làm tăng năng suất của cây trồng.

- Ngoài ra, mật ong có giá trị kinh tế cao → Nuôi ong vừa giúp tăng sản lượng quả vừa giúp tăng thêm thu nhập từ mật ong và sáp ong cho người nuôi.

Câu hỏi 6 trang 153 KHTN lớp 7: Quan sát hình 33.4 và trình bày sự hình thành quả cà chua.

 Quan sát hình 33.4 và trình bày sự hình thành quả cà chua

Trả lời:

Sự hình thành quả cà chua:

- Sau khi được thụ tinh, noãn phát triển thành hạt. Mỗi noãn đã được thụ tinh hình thành nên 1 hạt, vỏ noãn hình thành nên vỏ hạt.

- Bầu nhuỵ phát triển thành quả chứa hạt.

Luyện tập 3 trang 153 KHTN lớp 7: Trình bày quá trình thụ phấn, thụ tinh và sự hình thành hạt, quả.

Trả lời:

- Quá trình hạt phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhụy gọi là sự thụ phấn.

- Sau khi thụ phấn, từ hạt phấn mọc ra ống phấn. Ống phấn đâm qua đầu nhụy, mọc dài ra đến noãn. Tại noãn, tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử. Hiện tượng đó gọi là sự thụ tinh.

- Hình thành quả và hạt: Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi. Noãn phát triển thành hạt chứa phôi. Bầu nhuỵ phát triển thành quả chứa hạt.

Vận dụng 3 trang 153 KHTN lớp 7: Nêu vai trò của quả và hạt đối với thực vật, động vật và con người.

Trả lời:

- Vai trò của quả và hạt đối với thực vật:

Quả chứa, bảo vệ và giúp phát tán hạt. Do đó:

+ Quả và hạt giúp thực vật sản sinh ra thế hệ mới, gia tăng số lượng của loài.

+ Quả chín biến đổi màu sắc, độ cứng, xuất hiện mùi vị, hương thơm hấp dẫn động vật ăn quả giúp cho sự phát tán hạt, giúp loài mở rộng khu phân bố.

- Vai trò của quả và hạt đối với động vật: Giúp cung cấp thức ăn cho các loài động vật.

- Vai trò của quả đối với con người:

+ Quả là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất, đường,…) quan trọng cho con người.

+ Quả và hạt cung cấp các nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.

+ Một số loại quả được sử dụng trong y học.

Tìm hiểu thêm trang 153 KHTN 7Hãy tìm hiểu cơ chế lớn lên của quả.

Trả lời:

Sau khi thụ tinh xong thì phôi phát triển thành hạt và bầu lớn lên thành quả. Ða số thực vật, nếu hoa không được thụ phấn, thụ tinh thì sau đó sẽ rụng toàn hoa. Còn những hoa được thụ phấn, thụ tinh thì cánh hoa, nhị hoa và cả vòi nhụy khô và rụng đi chỉ còn bầu nhụy phát triển.

III. Sinh sản hữu tính ở động vật

Câu hỏi 7 trang 154 KHTN lớp 7: Mô tả khái quát quá trình sinh sản hữu tính ở động vật. Lấy ví dụ ở động vật đẻ con và động vật đẻ trứng.

Trả lời:

- Mô tả khái quát quá trình sinh sản hữu tính ở động vật: Quá trình sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật là một quá trình gồm ba giai đoạn nối tiếp nhau, đó là: Hình thành tinh trùng và hình thành trứng → Thụ tinh tạo thành hợp tử → Hợp tử phát triển thành phôi, hình thành cơ thể mới.

- Ví dụ:

+ Động vật đẻ trứng: Gà trống và gà mái giao phối với nhau. Tinh trùng gà trống kết hợp với trứng gà mái tạo thành hợp tử nằm trong trứng gà. Trứng gà đã thụ tinh được gà mái đẻ ra ngoài. Sau khi được ấp ở nhiệt độ thích hợp, trứng gà sẽ phát triển thành gà con.

+ Động vật đẻ con: Con chó đực và cái giao phối với nhau. Tinh trùng của con đực gặp trứng con cái tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành con non trong cơ thể chó mẹ. Đủ thời gian ngày tháng, con non mới và được đẻ ra.

Luyện tập 4 trang 154 KHTN lớp 7: Lấy ví dụ động vật đẻ trứng, động vật đẻ con và cho biết các giai đoạn của quá trình sinh sản ở động vật đó.

Trả lời:

- Động vật đẻ trứng:

+ Ví dụ động vật đẻ trứng: gà, vịt, ngỗng, chim bồ câu,…

+ Các giai đoạn của quá trình sinh sản ở động vật đẻ trứng: Con đực và con cái giao phối với nhau. Tinh trùng của con đực kết hợp với trứng của con cái tạo thành hợp tử nằm trong trứng đã được thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh sẽ được đẻ ra ngoài. Được ấp đủ nhiệt độ, hợp tử sẽ phát triển thành phôi rồi hình thành cơ thể mới. Sau khi phát triển hoàn thiện, con non sẽ phá vỡ vỏ trứng chui ra.

- Động vật đẻ con:

+ Động vật đẻ con: lợn, chó, mèo, trâu, bò,…

+ Các giai đoạn của quá trình sinh sản ở động vật đẻ con: Con đực và cái giao phối với nhau. Tinh trùng của con đực gặp trứng con cái tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi, hình thành nên cơ thể mới ở trong cơ thể con cái. Đủ thời gian ngày tháng, khi đã phát triển hoàn thiện, con non sẽ được đẻ ra ngoài.

Câu hỏi 8 trang 154 KHTN lớp 7: Quan sát hình 33.5, nêu các giai đoạn của quá trình sinh sinh sản ở người.

 Quan sát hình 33.5, nêu các giai đoạn của quá trình sinh sinh sản ở người

Trả lời:

Các giai đoạn của quá trình sinh sản ở người:

- Hình thành tinh trùng và hình thành trừng: Nữ giới tạo ra trứng, nam giới tạo ra tinh trùng.

- Thụ tinh tạo thành hợp tử: Trứng và tinh trùng gặp nhau trong cơ quan sinh dục của nữ giới. Gặp điều kiện thuận lợi, trứng được thụ tinh với tinh trùng để tạo thành hợp tử.

- Hợp tử phát triển thành phôi, hình thành nên cơ thể mới: Theo ngày tháng, nhờ chất dinh dưỡng trong cơ thể người mẹ được lấy qua nhau thai, hợp tử phát triển thành phôi thai và phát triển thành một em bé hoàn thiện trong tử cung của người mẹ. Em bé sau đó được mẹ sinh ra thành một cá thể độc lập.

Luyện tập 5 trang 155 KHTN lớp 7: Cho các từ, cụm từ: trứng, gà con, ấp trứng, thụ tinh, tinh trùng, hợp tử. Sử dụng các từ đã cho để hoàn thành sơ đồ các giai đoạn sinh sản ở gà.

 Cho các từ, cụm từ: trứng, gà con, ấp trứng, thụ tinh, tinh trùng, hợp tử

Trả lời:

(1) trứng

(2) thụ tinh

(3) hợp tử

(4) ấp trứng

(5) gà con

(6) tinh trùng

Vận dụng 4 trang 155 KHTN lớp 7: Nêu ưu điểm của việc mang thai và sinh con ở động vật có vú so với đẻ trứng ở các loài động vật khác.

Trả lời:

Ưu điểm của việc mang thai và sinh con ở động vật có vú so với đẻ trứng:

- Phôi được nuôi dưỡng bằng cách lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai nên thai nhi luôn có nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi.

- Phôi trong bụng mẹ được bảo vệ tốt trước kẻ thù và các tác nhân gây hại.

Câu hỏi 9 trang 155 KHTN lớp 7: Nêu một số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn và cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

- Một số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn như tạo ra giống mới có năng suất cao, đặc tính tốt thông qua lai tạo, chọn lọc.

- Ví dụ:

 + Lai tạo và chọn lọc những giống lúa, ngô cho năng suất cao.

 + Lai tạo và chọn lọc những giống bò cho sữa với chất lượng tốt.

 + Lại tạo vào chọn lọc cho lợn cho tỉ lệ nạc cao.

Vận dụng 5 trang 155 KHTN lớp 7: Vì sao nói sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn thay đổi và tạo nên sự đa dạng di truyền cho các thế hệ sau?

Trả lời:

Sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn thay đổi và tạo nên sự đa dạng di truyền cho các thế hệ sau vì:

- Cơ sở của sinh sản hữu tính là sự hình thành giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (noãn) và sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

- Thông qua sự tạo thành giao tử và sự thụ tinh ngẫu nhiên, rất nhiều tổ hợp di truyền khác nhau sẽ được hình thành (khác tổ hợp di truyền của bố mẹ ban đầu). Điều đó khiến cho sự đa dạng di truyền của một quần thể càng lớn → khả năng thích nghi với môi trường biến động ngày càng cao. Khi môi trường thay đổi hoàn toàn và đột ngột, những cá thể con mang tổ hợp di truyền biến dị mới có thể thích nghi hơn những cá thể con có kiểu gen đồng nhất và giống hệt bố mẹ.


BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP


Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 70

Bài 33.1 trang 70 SBT Khoa học tự nhiên 7: Sinh sản hữu tính ở thực vật là

A. quá trình cây tạo hoa, quả và hạt.

B. quá trình chuyển hạt phấn lên đầu nhụy.

C. hình thức tạo cây mới do sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử.

D. quá trình thụ tinh xảy ra ở đầu nhụy.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Sinh sản hữu tính ở thực vật là hình thức tạo cây mới do sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử. Hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Cơ thể con nhận được chất di truyền từ cả bố và mẹ nên mang đặc điểm của cả bố và mẹ. Sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống.

Bài 33.2 trang 70 SBT Khoa học tự nhiên 7: Bộ phận nào sau đây của hoa biến đổi thành quả?

A. Nhụy của hoa.

B. Tất cả các bộ phận của hoa.

C. Phôi và phôi nhũ được hình thành sau khi thụ tinh.

D. Bầu của nhụy.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Sau khi thụ tinh, noãn phát triển thành hạt và bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt. Hạt chứa phôi trong điều kiện thích hợp sẽ phát triển thành cơ thể mới.

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 71

Bài 33.3 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7: Sự thụ tinh là quá trình kết hợp giữa

A. hạt phấn và tế bào trứng tạo thành hợp tử.

B. tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.

C. hạt phấn và bầu nhụy tạo thành hợp tử.

D. giao tử đực với giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Sự thụ tinh ở thực vật là quá trình kết hợp giữa giao tử đực (chứa trong hạt phấn) với giao tử cái (chứa trong bầu nhụy) hình thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi, từ phôi hình thành cơ thể mới.

Bài 33.4 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7: Tự thụ phấn là sự thụ phấn giữa

A. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài.

B. hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây.

C. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác loài.

D. tế bào hạt phấn của cây này với tế bào trứng của cây khác.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Có hai hình thức thụ phấn là thụ phấn chéo và tự thụ phấn:

- Thụ phấn chéo là hạt phấn từ nhị của hoa ở cây này được chuyển đến đầu nhụy của hoa cây khác.

- Tự thụ phấn là hạt phấn từ nhị của bông này tới đầu nhụy của bông hoa khác trên cùng một cây.

Bài 33.5 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7: Thụ phấn chéo là sự thụ phấn giữa

A. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác loài.

B. hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây.

C. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài.

D. hạt phấn và trứng của cùng hoa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Có hai hình thức thụ phấn là thụ phấn chéo và tự thụ phấn:

- Thụ phấn chéo là hạt phấn từ nhị của hoa ở cây này được chuyển đến đầu nhụy của hoa cây khác.

- Tự thụ phấn là hạt phấn từ nhị của bông này tới đầu nhụy của bông hoa khác trên cùng một cây.

Bài 33.6 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7: Sinh sản hữu tính ở động vật là sự kết hợp

A. của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử và phát triển thành cơ thể mới.

B. ngẫu nhiên của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử và phát triển thành cơ thể mới.

C. có chọn lọc của hai giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

D. có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử và phát triển thành cơ thể mới.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Sinh sản hữu tính ở động vật là sự kết hợp ngẫu nhiên của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử và phát triển thành cơ thể mới. Ở động vật sinh sản hữu tính có các cơ quan làm nhiệm vụ sinh sản (gọi là hệ sinh dục), cấu trúc của hệ sinh dục phụ thuộc vào loài và giới tính của cá thể.

Bài 33.7 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7: Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính theo gợi ý như bảng sau:

Các tiêu chí

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm

 

 

Đặc điểm

 

 

Ví dụ

 

 

Lời giải:

Các tiêu chí

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm

- Là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của yếu tố đực với yếu tố cái.

- Là hình thức sinh sản có sự kết hợp của yếu tố đực với yếu tố cái hình thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi và thành cá thể mới.

Đặc điểm

- Cơ thể con được hình thành từ một phần hay trứng của cơ thể mẹ.

- Cơ thể con sinh ra giống nhau và giống hệt mẹ về di truyền nên có độ đa dạng di truyền thấp, thích nghi với điều kiện sống ổn định.

- Cơ thể con được hình thành từ hợp tử được tạo ra do sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái.

- Cơ thể con sinh ra mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ nên có độ đa dạng di truyền cao, thích nghi tốt hơn với điều kiện sống thay đổi.

Ví dụ

- Cây thuốc bỏng được sinh ra từ lá của cây mẹ.

- Thủy tức con được sinh ra bằng hình thức nảy chồi.

- Hạt bưởi phát triển thành cây bưởi con.

- Mèo mẹ đẻ ra mèo con.

Bài 33.8 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nêu vai trò của quả đối với sự phát triển của thực vật và đời sống con người.

Lời giải:

- Đối với thực vật: Quả chứa, bảo vệ và giúp phát tán hạt. Khi chín, quả mềm đi, có màu sắc bắt mắt và vị ngọt thơm là những điều kiện thuận lợi cho quá trình phát tán của hạt.

- Đối với con người: Quả nhiều loài cây cung cấp nguồn dinh dưỡng quý cần cho cơ thể con người (vitamin, khoáng chất, đường,…).


Post a Comment

Previous Post Next Post