Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT


Giống như thực vật, động vật có hai hình thức sinh sản : sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Sinh sản vô tính gặp ở nhiều loài động vật có tổ chức thấp, còn sinh sản hữu tính có ở hầu hết động vật không xương sống và động vật có xương sống.

I. SINH SẢN VÔ TÍNH LÀ GÌ?

- Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

- Cơ sở tế bào học : Sinh sản vô tính dựa trên phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân) các tế bào phân chia và phân hóa để tạo ra các cá thể mới.

II. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

1. Phân đôi

- Sinh sản bằng cách phân đôi có ở động vật đơn bào và giun dẹp.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

2. Nảy chồi

Sinh sản bằng cách nảy chồi có ở bọt biển và ruột khoang

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

3. Phân mảnh

Sinh sản bằng phân mảnh có ở bọt biển, giun dẹp.

Ví dụ những mảnh nhỏ tách ra từ bọt biển phát triển thành bọt biển mới.

4. Trinh sinh

- Trinh sinh (trinh sản) là hình thức sinh sản, trong đó, tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).

- Trinh sinh thường gặp ở các loài chân đốt như ong, kiến, rệp. Một vài loài cá, lưỡng cư, bò sát cũng có trinh sinh.

- Sinh sản theo kiểu trinh sinh thường xen kẽ với sinh sản hữu tính. Ví dụ, ở ong mật, ong chúa đẻ ra rất nhiều trứng. Những trứng không thụ tinh phát triển thành ong đực có bộ nhiễm sắc thể đơn bội, còn trứng thụ tinh phát triển thành ong thợ và ong chúa có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

5. Ưu nhược điểm của sinh sản vô tính

a. Ưu điểm của sinh sản vô tính

- Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thế thấp

- Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.

- Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn

b. Nhược điểm của sinh sản vô tính

- Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.

III. ỨNG DỤNG

1. Nuôi mô sống

Tách mô từ cơ thể động vật để nuôi cấy trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng vô trùng và nhiệt độ thích hợp, giúp cho mô đó tồn tại và phát triển.

Người ta đã nuôi cấy da người để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da. Tuy nhiên, người ta chưa tạo được cơ thể mới từ nuôi cấy mô sống của động vật có tổ chức cao.

2. Nhân bản vô tính

- Nhân bản vô tính là chuyển nhân của một số tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đó phát triển thành một phôi. Phôi này tiếp tục phát triển thành một cơ thể mới.

- Năm 1996, cừu Đôly là động vật đầu tiên được sinh ra theo phương pháp nhân bản vô tính. Đến nay, người ta đã thành công trong nhân bản vô tính nhiều loài động vật khác nhau như chuột, lợn, bò, chó,… Người ta hi vọng sẽ áp dụng được kĩ thuật nhân bản vô tính để tạo ra các mô, các cơ quan mong muốn, từ đó thay thế các mô, cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người bệnh.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA




BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP




Post a Comment

Previous Post Next Post