MỤC TIÊU
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng của một vật.
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng khối lượng trước khi đo; ước lượng được khối lượng của vật trong một số trường hợp đơn giản.
- Dùng cân để chỉ ra được một số thao tác sai khi đo khối lượng và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó.
- Đo được khối lượng của một vật bằng cân.
TÓM TẮT KIẾN THỨC
💡 Mở đầu
Hai cốc giống nhau chứa cùng một thể tích chất lỏng: Một cốc chứa nước và một cốc chứa dầu ăn. Khối lượng của hai chất lỏng trong hai cốc có bằng nhau không? Làm sao để biết chính xác được điều đó?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Khối lượng của hai chất lỏng là không bằng nhau.
- Để biết chính xác được điều đó ta cần đo khối lượng của từng chất lỏng và so sánh chúng với nhau.
1. ĐƠN VỊ VÀ DỤNG CỤ ĐO KHỐI LƯỢNG
1.1. Tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng
- Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilôgam (kilogram), kí hiệu là kg.
- Kilôgam là khối lượng của một quả cần mẫu, đặt tại Viện Đo lường quốc tế ở Pháp.
Bảng 5.1. Các ước số và bội số thập phân của đơn vị kilôgam thường gặp
Đơn vị |
Kí hiệu |
Đổi ra kg |
Miligam (miligram) |
mg |
1 mg = 0,000 001 kg |
Gam (gram) |
g |
1 g = 0,001 kg |
Hectôgam (Hectogram) còn gọi là lạng |
hg |
1 hg = 0,1 kg |
Yến |
- |
1 yến = 10 kg |
Tạ |
- |
1 tạ = 100 kg |
Tấn |
- |
1 tấn = 1 000 kg |
👨👩👧👦 Thảo luận
1. Hãy kể tên những đơn vị đo khối lượng mà em biết.
Các đơn vị đo khối lượng phổ biến: g, kg, yến, tạ, tấn,...
1.2. Tìm hiểu về dụng cụ đo khối lượng
Để đo khối lượng người ta dùng cân. Có nhiều loại cân khác nhau: Cân đồng hồ, cân điện tử, cân y tế, cân Roberval,...
👨👩👧👦 Thảo luận
2. Ngoài những loại cân được liệt kê ở các hình 5.2a, b, c hãy nêu thêm một số loại cân mà em biết và nêu ưu thể của từng loại cân đó.
- Có nhiều loại cân khác nhau: Cân Robecvan, cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế, cân điện tử, cân tiểu li,...
- Ưu thế của các loại cân:
+ Cân Robecvan thường được dùng trong phòng thí nghiệm;
+ Cân đồng hồ thường dùng trong đời sống, tùy thuộc vào giới hạn đo của cân để có thể được sử dụng trong mua bán;
+ Cân y tế dùng trong đo khối lượng của cơ thể;
+ Cân tiểu li dùng để cân khối lượng của các vật rất nhỏ, thường được dùng trong các tiệm mua bán vàng.
📝 Củng cố
Em hãy đọc tên loại cân dưới đây và cho biết GHĐ và ĐCNN của cân.
- Cân đồng hồ. GHĐ là 5 kg, ĐCNN là 20 g.
2. THỰC HÀNH ĐO KHỐI LƯỢNG
2.1. Ước lượng khối lượng của vật và lựa chọn cân phù hợp
Khi đo khối lượng của một vật bằng cân thì cần ước lượng khối lượng của nó, từ đó lựa chọn loại cân phù hợp để phép đo được chính xác.
👨👩👧👦 Thảo luận
3. Có các cân như hình 5.3, để đo khối lượng cơ thể ta nên dùng loại cân nào? Đo khối lượng hộp đựng bút ta nên dùng loại cân nào? Tại sao?
- Để đo khối lượng cơ thể, ta nên chọn cân ở hình b) vì cân ở hình a) có giới hạn đo là 5 kg, cân ở hình b) có giới hạn đo lớn hơn khối lượng cơ thể ta. Trong khi đó khối lượng chúng ta lớn hơn 5 kg.
- Để đo khối lượng hộp đựng bút ta nên chọn cân ở hình a), vì khối lượng hộp bút thường nhỏ hơn 5 kg.
2.2. Các thao tác khi đo khối lượng
Khi sử dụng cần đồng hồ để đo khối lượng của một vật cần lưu ý:
- Hiệu chỉnh cân về vạch số 0 trước khi đo.
- Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt cân.
- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.
👨👩👧👦 Thảo luận
4. Em hãy quan sát hình 5.4 và nhận xét về cách hiệu chỉnh cân ở hình nào thì thuận tiện cho việc đo khối lượng của vật.
Để thuận tiện cho việc đo khối lượng của vật ta cần hiệu chỉnh cân ban đầu về số 0 (như hình 5.4a).
👨👩👧👦 Thảo luận
5. Quan sát hình 5.5 và cho biết cách đặt mắt để đọc khối lượng như thế nào là đúng.
Cách đặt mắt của bạn ở giữa là đúng.
📝 Củng cố
Hãy cho biết khối lượng mỗi thùng hàng trong hình 5.6 là bao nhiêu kilôgam? (Biết ĐCNN của cận này là 1 kg).
Khối lượng của mỗi thùng hàng là 39 kg.
2.3. Đo khối lượng bằng cân
➲ Dụng cụ:
- Một số loại cân trong phòng thực hành;
- 1 viên bi sắt;
- 1 cặp sách.
➲ Tiến hành đo:
- Ước lượng khối lượng viên bi sắt;
- Lựa chọn cần phù hợp;
- Hiệu chỉnh cân;
- Đặt viên bi sắt lên cân.
- Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.
Làm tương tự các bước trên khi đo khối lượng cặp sách.
👨👩👧👦 Thảo luận
6. Thực hiện lần lượt đo khối lượng của viên bi sắt và cặp sách. Hoàn thành theo mẫu bảng 5.2.
Học sinh thực hiện phép đo. Lưu ý: kết quả đo 3 lần có thể không giống nhau do sai số phép đo, nên trong thực nghiệm người ta thường lấy kết quả trung bình cộng của 3 lần đo.
♻️ Vận dụng
Mô tả cách đo, tiến hành đo khối lượng hộp đựng bút của em và so sánh kết quả đo được với kết quả ước lượng của em.
- Mô tả cách đo:
+ Ước lượng khối lượng của hộp đựng bút.
+ Lựa chọn cân phù hợp.
+ Hiệu chỉnh cân trước khi đo.
+ Đặt hộp đựng bút lên cân.
+ Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo vào mẫu.
- Hoàn thành bảng:
Kết quả đo khối lượng hộp đựng bút
Vật cần đo |
Khối lượng
ước lượng (g) |
Chọn dụng
cụ đo khối lượng |
Kết quả đo
(g) |
|||||
Tên dụng cụ
đo |
GHĐ |
ĐCNN |
Lần 1: |
Lần 2: |
Lần 3: |
\[m = \frac{{{m_1} + {m_2} + {m_3}}}{3}\] |
||
Hộp
đựng bút |
|
|
|
|
|
|
|
|
✍️ Ghi nhớ
Khi đo khối lượng của một vật bằng cân, ta cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Ước lượng khối lượng vật cần đo.
- Bước 2: Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
- Bước 3: Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo.
- Bước 4: Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cần.
- Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cần.
BÀI TẬP
✍️ Bài tập
1. Nêu đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường của nước ta và các ước số, bội số thường dùng của đơn vị này.
Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilogram, kí hiệu là kg. Các ước số và bội số thập phân của đơn vị kilogram ta thường gặp là gram (g), hectogram (còn gọi là lạng), yến, tạ, tấn.
✍️ Bài tập
2. Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là
A. cân tạ.
B. cân Roberval.
C. cân đồng hồ.
D. cần tiểu li.
Đáp án C.
✍️ Bài tập
3. Loại cân thích hợp để sử dụng cân vàng, bạc ở các tiệm vàng là
A. cân tạ.
B. cận đòn.
C. cận đồng hồ.
D. cần tiểu li.
Đáp án D.
✍️ Bài tập
4. Người bán hàng sử dụng cân đồng hồ như hình dưới đây để cân hoa quả. Hãy cho biết GHĐ, ĐCNN của cần này và đọc giá trị khối lượng của lượng hoa quả được đặt trên đĩa cần.
GHĐ của cân là 3 kg; ĐCNN của cân là 20 g. Khối lượng quả là 240 g.