MỤC TIÊU
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian.
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng thời gian trước khi đo; ước lượng được thời gian trong một số trường hợp đơn giản.
- Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo thời gian bằng đồng hồ và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó.
- Đo được thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.
TÓM TẮT KIẾN THỨC
💡 Mở đầu
Tại sao khi đo thời gian trong các cuộc thi đấu thể thao người ta thường sử dụng đồng hồ bấm giây?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Đồng hồ bấm giây có ĐCNN nhỏ (khoảng s) nên có thể đo được chính xác nhất khoảng thời gian chạy của các vận động viên và có thể đo được cho nhiều người một lúc.
1. ĐƠN VỊ VÀ DỤNG CỤ ĐO THỜI GIAN
Tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo thời gian
- Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là giây (second), kí hiệu là s. Các ước số và bội số của đơn vị giây ta thường gặp là giờ (hour: h), phút (minute: min), ngày, tuần, tháng, ...
- Quy đổi đơn vị thời gian:
• 1 phút = 60 giây
• 1 giờ = 60 phút
• 1 ngày = 24 giờ
- Để đo thời gian người ta dùng đồng hồ. Có nhiều loại đồng hồ khác nhau: Đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây, ...
👨👩👧👦 Thảo luận
1. Hãy kể tên các đơn vị đo thời gian mà em biết.
- Đơn vị đo thời gian thường dùng là giây (kí hiệu s).
- Ngoài ra còn dùng đơn vị phút, giờ, ngày, tuần,...
👨👩👧👦 Thảo luận
2. Ngoài những loại đồng hồ được liệt kê trong hình 6.1, hãy kể thêm một số loại đồng hồ mà em biết và nêu ưu thế của từng loại.
- Đồng hồ bấm giây điện tử, đồng hồ cát,...
- Đồng hồ bấm giây điện tử thường sử dụng trong đo các khoảng thời gian ngắn (như các nội dung thi điền kinh,...).
- Đồng hồ cát thường sử dụng trong khoảng thời gian ngắn. Ngoài ra đồng hồ cát còn biểu trưng cho quy luật thời gian đang dần trôi, thời gian một khi đã đi qua thì không bao giờ lấy lại được. Do đó đừng để thời gian trôi một cách vô ích.
2. THỰC HÀNH ĐO THỜI GIAN
2.1. Ước lượng thời gian và lựa chọn đồng hồ
Để lựa chọn đồng hồ đo thời gian của một hoạt động cho phù hợp, chúng ta cần ước lượng thời gian của hoạt động đó trước khi đo.
2.2. Sử dụng đồng hồ đúng cách
Khi sử dụng đồng hồ để đo thời gian của một hoạt động cần lưu ý:
- Hiệu chỉnh đồng hồ về vạch số 0 trước khi đo.
- Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ.
- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của đồng hồ.
👨👩👧👦 Thảo luận
3. Để xác định thời gian vận động viên chạy 800 m ta nên dùng loại đồng hồ nào? Vì sao?
Để xác định thời gian vận động viên chạy 800 m ta nên dùng loại đồng hồ bấm giây. Vì độ chia nhỏ nhất và giới hạn đo của đồng hồ bấm giây phù hợp với thời gian vận động viên chạy.
👨👩👧👦 Thảo luận
4. Hãy ước lượng thời gian đi từ cuối lớp học tới bục giảng và lựa chọn đồng hồ phù hợp để đo khoảng thời gian đó.
Một bạn học sinh đi từ cuối lớp học lên bục giảng và những học sinh còn lại ước lượng thời gian đi của bạn đó. Từ đó lựa chọn đồng hồ phù hợp để đo khoảng thời gian đó (đồng hồ bấm giây,...).
👨👩👧👦 Thảo luận
5. Em hãy quan sát hình 6.2 và cho biết cách hiệu chỉnh đồng hồ ở hình nào thì thuận tiện hơn khi thực hiện phép đo thời gian?
Cách hiệu chỉnh đồng hồ ở hình 6.2a thuận tiện hơn khi thực hiện phép đo thời gian vì mũi kim đang dừng ở vạch số 0.
👨👩👧👦 Thảo luận
6. Quan sát hình 6.3 và cho biết cách đặt mắt để đọc số chỉ của đồng hồ như thế nào là đúng?
Cách đặt mắt để đọc số chỉ của đồng hồ: đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ.
⟹ Cách đặt mắt để đọc số chỉ của đồng hồ ở hình 6.3a là đúng.
📝 Củng cố
Quan sát hình 6.4 và cho biết số chỉ của đồng hồ ở mỗi trường hợp là bao nhiêu? (Biết ĐCNN của đồng hồ này là 1s).
- Cách đọc và ghi số chỉ của đồng hồ là: Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của đồng hồ.
- Số chỉ đồng hồ ở hình 6.4a là 5s.
- Số chỉ đồng hồ ở hình 6.4b là 5s (vì đọc theo vạch chia gần nhất so với vị trí của kim chỉ).
2.3. Đo thời gian bằng đồng hồ
➲ Dụng cụ:
Các loại đồng hồ khác nhau.
➲ Tiến hành đo:
- Ước lượng thời gian di chuyển của từng bạn;
- Chọn đồng hồ phù hợp;
- Hiệu chỉnh đồng hồ;
- Thực hiện phép đo;
- Đọc và ghi kết quả.
👨👩👧👦 Thảo luận
7. Thực hiện đo lần lượt thời gian di chuyển của hai bạn học sinh khi đi từ cuối lớp học tới bục giảng. Hoàn thành theo mẫu bảng 6.1.
Bảng 6.1. Kết quả đo thời gian
Đối tượng
cần đo |
Thời gian
ước lượng (s) |
Chọn dụng
cụ đo thời gian |
Kết quả đo
(s) |
|||||
Tên dụng cụ
đo |
GHĐ |
ĐCNN |
Lần 1: |
Lần 2: |
Lần 3: |
\[t = \frac{{{t_1} + {t_2} + {t_3}}}{3}\] |
||
Bạn
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Bạn
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
♻️ Vận dụng
Thực hiện phép đo thời gian của một bạn chạy 100 m.
Các em tự thực hành đo thời gian chạy 100m của bạn và tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Ước lượng khoảng thời gian cần đo (khoảng 20 giây).
- Bước 2: Chọn đồng hồ phù hợp (đồng hồ bấm giây).
- Bước 3: Hiệu chỉnh đồng hồ về mức 0.
- Bước 4: Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ, bấm tính giờ khi người chạy bắt đầu chạy.
- Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo (kết quả: 18,14 giây).
✍️ Ghi nhớ
Khi đo thời gian của một hoạt động, ta cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Ước lượng khoảng thời gian cần đo.
- Bước 2. Chọn đồng hồ phù hợp.
- Bước 3: Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo.
- Bước 4: Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ.
- Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.
📖 Mở rộng
Đồng hồ cát là một dụng cụ đo thời gian từ cổ xưa được phát minh ở Alexandria năm 150 trước Công nguyên (TCN). Cấu tạo gồm hai bình thuỷ tinh được nối với nhau bằng một eo hẹp, để cát mịn chảy từ bình này sang bình kia qua eo nối, với một tốc độ nhất định. Mỗi đồng hồ cát đo một khoảng thời gian bằng khoảng thời gian khi cát từ bình này chảy hết vào bình kia. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian cát chảy là dung lượng cát, kích cỡ và góc của bình, độ rộng cổ eo và chất lượng cát.
📖 Mở rộng
Đồng hồ nước là dụng cụ đo thời gian đầu tiên không phụ thuộc vào các yếu tố thiên văn để xác định thời gian, có nghĩa là nó có thể được dùng vào bất cứ lúc nào trong ngày/đêm. Đồng hồ nước hoạt động bằng cách đo lượng nước nhỏ từ một bình chứa này sang bình chứa khác. Người Ai Cập sở hữu phát minh này, tuy nhiên nó đã phổ biến và được sử dụng rộng rãi khắp thế giới, vài nước trên thế giới thậm chí còn sử dụng loại đồng hồ nước để đo thời gian cho đến tận thế kỉ XX.
BÀI TẬP
✍️ Bài tập
1. Để đo thời gian của vận động viên chạy 100 m, loại đồng hồ thích hợp nhất là
A. đồng hồ để bàn.
C. đồng hồ treo tường.
B. đồng hồ bấm giây.
D. đồng hồ cát.
Để đo thời gian của vận động viên chạy 100 m, loại đồng hồ thích hợp nhất là đồng hồ bấm giây. Vì:
- Ta đo được từ lúc bắt đầu vận động viên chạy cho tới khi kết thúc.
- Đồng hồ hiển thị thời gian chính xác tới 0,001 s.
- Có thể đo cho nhiều vận động viên một lúc.
⟹ Chọn đáp án B.
✍️ Bài tập
2. Khi đo thời gian chạy 100 m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian
A. từ lúc bạn Nguyên lấy đà chạy tới lúc về đích.
B. từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích.
C. bạn Nguyên chạy 50 m rồi nhân đối.
D. bạn Nguyên chạy 200 m rồi chia đôi.
Khi đo thời gian chạy 100 m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích.
⟹ Chọn đáp án B.
✍️ Bài tập
3. Hãy lập bảng theo mẫu và chọn loại đồng hồ phù hợp để đo thời gian các hoạt động:
Loại đồng
hồ Hoạt động |
Đồng hồ
đeo tay |
Đồng hồ
treo tường |
Đồng hồ bấm
giây |
Một
tiết học |
x |
x |
|
Chạy
100m |
|
|
x |
Đi
từ nhà đến trường |
x |
|
x |