Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

 I. PHÂN BIỆT PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN:

– Giống nhau: đều là phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.

– Khác nhau:

Phản xạ không điều kiện

Phản xạ có điều kiện

- Sinh ra đã có, không cần phải học tập.

 

- Ví dụ: tay chạm vào vật nóng, rụt tay lại.

- Hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.

- Ví dụ: qua ngã tư, thấy đèn đỏ dừng xe lại trước vạch trắng

 

STT

Ví dụ

Phản xạ không điều kiện

Phản xạ có điều kiện

1

Tay phải chạm vào vật nóng, rụt tay lại.

X

2

Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra.

X

3

Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ.

X

4

Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc.

X

5

Gió mùa đông bắc về, nghe tiếng gió rít qua khe cửa chắc trời lạnh lắm, tôi vội mặc áo len đi học.

X

6

Chảng dại gì mà chơi/đùa với lửa.

X

 

II. SỰ HÌNH THÀNH PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN:

1. Hình thành phản xạ có điều kiện:

– Điều kiện hình thành phản xạ có điều kiện:

+ Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện.

+ Kích thích có điều kiện tiến hành trước kích thích không điều kiện trong vài giây.

+ Kết hợp phải lập đi lập lại nhiều lần.

– Thực chất của việc thành lập phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời nối các vùng của vỏ não với nhau.

2. Ức chế phản xạ có điều kiện:

Khi phản xạ có điều kiện không được củng cố thì dần dần phản xạ sẽ mất do ức chế tắt dần.

 Ý nghĩa của việc thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện:

– Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi.

– Hình thành các thói quen, tập quán tốt ở người.

 

III. SO SÁNH TÍNH CHẤT CỦA PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VỚI PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN:

Tính chất của phản xạ không điều kiện

Tính chất của phản xạ có điều kiện

1. Trả lời kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện.

1'.Trả lời kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện.

2. Bẩm sinh.

2'. Học tập, rèn luyện.

3. Bền vững.

3'. Dễ mất khi không củng cố.

4. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại.

4'. Không tính chất di truyền, mang tính chất cá thể.

5. Số lượng có hạn định.

5'. Số lượng không hạn định.

6. Cung phản xạ đơn giản.

6'. Cung phản xạ phức tạp, tạo đường liên hệ thần kinh tạm thời nối các vùng của vỏ não với nhau.

7. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống.

7'. Trung ương nằm ở vỏ não.

Post a Comment

Previous Post Next Post