TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. Tính chất của chất
- Để nhận ra chất hoặc phân biệt chất này với chất khác ta dựa vào tính chất của chúng.
- Tính chất của chất bao gồm: tính chất vật lí và tính chất hóa học.
+ Một số tính chất vật lí của chất: thể, màu sắc, mùi vị, khối lượng, thể tích, tính tan, tính dẻo, tính cứng, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi …
Ví dụ: Đồng có một số tính chất vật lí sau: thể rắn, màu đỏ, có ánh kim, dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt…
+ Tính chất hóa học là khả năng chất bị biến đổi thành chất khác.
Ví dụ: Khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, khả năng tác dụng được với chất khác (như nước, acid, oxyen…)
II – Sự chuyển thể của chất
1. Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy.
Ví dụ: Những viên nước đá bị tan thành nước khi để ở nhiệt độ phòng và tan nhanh hơn khi đun nóng.
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là sự đông đặc.
Ví dụ: Khi nước được đưa vào ngăn làm đá của tủ lạnh, nước chuyển thành nước đá.
Hình 6.5. Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng và ngược lại.
2. Sự bay hơi và ngưng tụ
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (khí) được gọi là sự bay hơi.
Ví dụ: Sau trận mưa các vũng nước trên đường sẽ dần biến mất, đó là do một phần nước đã chuyển thành hơi nước.
- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là sự ngưng tụ.
Ví dụ: Mặt ngoài cốc nước đá có những giọt nước đọng, đó là do hơi nước trong không khí gặp lạnh, chuyển thành nước.
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) và ngược lại còn được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
3. Sự sôi
- Sự sôi là là sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt và cả trong lòng khối chất lỏng.
Ví dụ: Khi đun nước, nhiệt độ nước tăng dần, hơi nước bốc lên càng nhiều, ở đáy cốc xuất hiện các bọt khí. Nhiệt độ càng tăng bọt khí xuất hiện càng nhiều và nổi dần lên, càng đi lên càng to ra. Đến khi nước đạt một nhiệt độ xác định, các bọt khí lên đến mặt nước sẽ vỡ, làm mặt nước xao động mạnh. Khi đó nước đã sôi.
- Chú ý:
Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt. Dưới đây là bảng so sánh giữa sự sôi và sự bay hơi:
Sự sôi | Sự bay hơi |
- Xảy ra cả trong lòng và trên bề mặt chất lỏng - Sự sôi diễn ra ở nhiệt độ xác định | - Xảy ra trên bề mặt chất lỏng - Bay hơi ở mọi nhiệt độ |
III – Tổng kết
- Một số tính chất vật lí của chất: thể (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, tính tan, thể tích, khối lượng, tính dẻo, tính cứng, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi …
- Một số tính chất hóa học của chất: khả năng cháy, khả năng phân hủy, khả năng tác dụng dược với chất khác.
- Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi được gọi là sự bay hơi. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là sự ngưng tụ.
- Sự hơi là sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo thành các bọt khí, vừa bay hơi trên mặt thoáng, đồng thời nhiệt độ của nước không thay đổi. Đối với một số chất lỏng khác, sự sôi cũng diễn ra tương tự.
CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA
BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
SÁCH BÀI TẬP
Câu 1: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
A. Hòa tan muối vào nước.
B. Đun nóng sôi nước.
C. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng
D. Gỗ cháy thành than.
Câu 2: Dãy gồm các tính chất vật lí của chất?
A. Tính tan, tính dẻo, màu sắc, tính dẫn điện, nhiệt độ sôi.
B. Nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, thể tích, năng năng cháy, tính dẫn nhiệt.
C. Khả năng bị phân hủy, tính dẻo, mùi vị, nhiệt độ sôi, tính cứng.
D. Khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, tính dẫn điện, tính tan, thể tích.
Câu 3: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí của chất?
A. Nước vôi trong bị vẩn đục khi sục khí carbon dioxide.
B. Gỗ cháy thành than.
C. Dây xích xe đạp bị gỉ.
D. Hòa tan đường thành nước đường.
Câu 4: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là:
A. Sự ngưng tự.
B. Sự bay hơi.
C. Sự nóng chảy.
D. Sự đông đặc.
Câu 5: Điều nào sau đây không đúng?
A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng.
B. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
C. Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
D. Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
Câu 1: Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào?
A. Tăng dần
B. Không thay đổi
C. Giảm dần
D. Ban đầu tăng rồi sau đó giảm
Câu 2: Câu nào dưới đây không đúng khi nói về sự nóng chảy của các chất rắn?
A. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy ở một nhiệt độ xác định không đổi ứng với một áp suất bên ngoài xác định.
B. Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn kết tinh phụ thuộc áp suất bên ngoài.
C. Chất rắn vô định hình cũng nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không đổi.
D. Chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không đổi.
Câu 3: Chọn những câu đúng trong các câu sau đây:
A. Chất rắn kết tinh là chất rắn có cấu tạo từ một tinh thể
B. Chất rắn có nhiệt độ nóng chảy xác định, chất rắn đó thuộc chất rắn kết tinh.
C. Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định và có tính dị hướng
D. Chất rắn có cấu tạo từ những tinh thể rất nhỏ liên kết hổn độn thuộc chất rắn kết tinh
Câu 4: Tính chất nào sau đây không phải tính chất của sự sôi
A. Sự sôi xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng
B. Khi đang sôi thì nhiệt độ chất lỏng không thay đổi
C. Khi sôi có sự chuyển thể từ lỏng sang hơi
D. Khi sôi có sự bay hơi trên mặt thoáng chất lỏng
Câu 5: Chọn những câu đúng trong các câu sau đây:
A. Tính chất vật lý của chất kết tinh bị thay đổi nhiều là do mạng tinh thể có một vài chổ bị sai lệch.
B. Chất rắn có cấu trúc mạng tinh thể khác nhau, nghĩa là các phân tử khác nhau, thì có tính vật lý khác nhau.
C. Các phân tử chất rắn kết tinh chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng cố định được gọi là nút mạng.
D. Tính chất dị hướng hay đẳng hướng của chất kết tinh là do mạng tinh thể có một vài chỗ bị sai lệch gọi lổ hổng
Câu 6: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.
A. Bong bóng xà phòng lơ lửng trong không khí.
B. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài.
C. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ nỗi trên mặt nước.
D. Giọt nước động trên lá sen.
Câu 7: Dãy gồm các tính chất vật lí của chất?
A. Nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, thể tích, năng năng cháy, tính dẫn nhiệt.
B. Tính tan, tính dẻo, màu sắc, tính dẫn điện, nhiệt độ sôi.
C. Khả năng bị phân hủy, tính dẻo, mùi vị, nhiệt độ sôi, tính cứng.
D. Khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, tính dẫn điện, tính tan, thể tích.
Câu 8: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ mà thành?
A. Tạo thành mây
B. Mưa rơi
C. Lốc xoáy
D. Gió thổi
Câu 9: Khi làm muối từ nước biển, người dân làm muối dẫn nước biển vào các ruộng muối. Nước biển bay hơi, người ta thu được muối. Theo em, thời tiết như thế nào thì thuận lợi cho nghề làm muối?
A. Trời lạnh
B. Trời nhiều gió
C. Trời hanh khô
D. Trời nắng nóng
Câu 10: Chất lỏng không có đặc điểm nào sau đây?
A. Chất lỏng có thể tích xác định còn hình dạng không xác định.
B. Chất lỏng có dạng hình cầu khi ở trạng thái không trọng lượng
C. Chất lỏng có thể tích và hình dạng phụ thuộc vào hình dạng của bình chứa
D. Chất lỏng khi ở gần mặt đất có hình dạng bình chứa là do tác dụng của trọng lực.
Câu 11: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là:
A. Sự ngưng tự.
B. Sự bay hơi.
C. Sự đông đặc.
D. Sự nóng chảy.
Câu 12: Nước có thể tồn tại ở những thể nào?
A. Lỏng
B. Rắn
C. Khí
D. Cả 3 thể trên
Câu 13: Chất rắn vô đinh hình và chất rắn kết tinh:
A. Giống nhau ở điểm cả hai đều có hình dạng xác định
B. Giống nhau ở điểm là cả hai loại chất rắn đều có nhiệt độ nóng chảy xác định
C. Chất rắn kết tinh đơn tinh thể có tính đẳng hướng như chất rắn vô định hình
D. Khác nhau ở chỗ chất rắn kết tinh có cấu tạo từ những kết cấu rắn có dạng hình học xác định , còn chất rắn vô định hình thì không.
Câu 14: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
A. Hòa tan muối vào nước.
B. Gỗ cháy thành than.
C. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng
D. Đun nóng sôi nước.
Câu 15: Quá trình chuyển thể nào xảy ra khi để nguội miếng nến (paraffin) sau khi đã đun nóng?
A. Nóng chảy
B. Ngưng tụ
C. Bay hơi
D. Đông đặc
Câu 16: Mức độ biến dạng của thanh rắn phụ thuộc những yếu tố nào?
A. Độ lớn của ngoại lực tác dụng vào thanh.
B. Bản chất của thanh rắn.
C. Tiết diện ngang của thanh.
D. Cả ba yếu tố trên.
Câu 17: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí của chất?
A. Nước vôi trong bị vẩn đục khi sục khí carbon dioxide.
B. Gỗ cháy thành than.
C. Hòa tan đường thành nước đường.
D. Dây xích xe đạp bị gỉ.
Câu 18: Điều nào sau đây không đúng?
A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng.
B. Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
C. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
D. Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
Câu 19: Chọn câu trả lời đúng. Trong sự nóng chảy và đông đặc của các chất rắn:
A. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định trong điều kiện áp suất xác định.
B. Nhiệt độ đông đặc của chất rắn kết tinh không phụ thuộc áp suất bên ngoài
C. Mỗi chất rắn nóng chảy ở một nhiệt độ xác định, không phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.
D. Mỗi chất rắn nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng sẽ đông đặc ở nhiệt độ đó.
Câu 20: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
A. Hòa tan muối vào nước.
B. Đun nóng sôi nước.
C. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng
D. Gỗ cháy thành than.
Câu 21: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí của chất?
A. Nước vôi trong bị vẩn đục khi sục khí carbon dioxide.
B. Gỗ cháy thành than.
C. Dây xích xe đạp bị gỉ.
D. Hòa tan đường thành nước đường.
Câu 22: Điều nào sau đây không đúng?
A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng.
B. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
C. Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
D. Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.