Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I – Hỗn hợp, chất tinh khiết

1. Hỗn hợp

- Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau được gọi là hỗn hợp. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là một chất thành phần.

Ví dụ: Nước muối sinh lí là một hỗn hợp với các chất thành phần là natri clorid, nước cất.

- Trong hỗn hợp các chất thành phần vẫn giữ nguyên tính chất của nó.

2. Hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất

- Hỗn hợp đồng nhất không xuất hiện ranh giới giữa các thành phần.

- Hỗn hợp không đồng nhất xuất hiện ranh giới giữa các thành phần.

Ví dụ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch | Cánh diều

- Hỗn hợp nước muối là hỗn hợp đồng nhất do không xuất hiện ranh giới giữa các thành phần.

- Hỗn hợp dầu ăn và nước là hỗn hợp không đồng nhất do xuất hiện ranh giới giữa các thành phần.

3. Chất tinh khiết

- Chất không lẫn chất nào khác là chất tinh khiết.

Ví dụ: Hầu hết các loại nước như nước sông, nước biển, kể các nước máy sinh hoạt đều có lẫn một số chất khác. Khi loại hết tất cả các chất đó ra khỏi nước thì thu được chất tinh khiết.

II – Huyền phù và nhũ tương

Huyền phù: các chất rắn lơ lửng trong lòng chất lỏng.

Ví dụ: Cốc nước cam vắt khi vừa mới pha xong, em sẽ thấy những phần chất rắn lơ lửng trong chất lỏng, nước cam đó là một huyền phù.

- Nhũ tương: chất lỏng lơ lửng trong chất lỏng khác.

Ví dụ: Hỗn hợp dầu ăn và nước là một nhũ tương.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch | Cánh diều

III – Dung dịch

Dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất của hai hay nhiều chất hòa tan vào nhau. Chất có lượng (chiếm phần) nhiều hơn thường được gọi là dung môi.

- Ví dụ: Muối tan vào nước tạo thành dung dịch nước muối. Nước muối là hỗn hợp đồng nhất, không phân biệt được đâu là muối, đâu là nước. 

Ta nói, muối là chất tan, nước là dung môi, nước muối là dung dịch.

- Nước là dung môi hòa tan nhiều chất rắn, chất lỏng, chất khí và tạo thành dung dịch.

- Nhiều chất lỏng khác như acetone, ethanol, … được sử dụng làm dung môi trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.

IV – Chất rắn hòa tan và không hòa tan trong nước

1. Chất rắn hòa tan và chất rắn không hòa tan

- Trong thực tế, có chất rắn tan trong nước, có chất rắn không tan trong nước.

+ Chất rắn tan trong nước như: đường, muối ăn…

+ Chất rắn không tan trong nước như: sắt, nhôm …

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước

- Lượng chất rắn hòa tan trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, tỉ lệ chất rắn và nước.

Ví dụ: Khi tăng nhiệt độ hoặc thể tích nước, lượng đường ăn hòa tan trong nước càng nhiều.

- Để các chất rắn dễ hòa tan  hoặc hòa tan nhanh hơn, người ta thường khuấy hoặc nghiền nhỏ chất rắn trước khi hòa tan.

Lưu ý:

+ Một dung dịch vẫn có thể hòa tan thêm chất tan là dung dịch chưa bão hòa.

+ Một dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan được nữa là dung dịch bão hòa.

V – Tổng kết

 - Chất tinh khiết là chất không lẫn chất  nào khác.

- Hai hay nhiều chất thành phần trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp. Trong hỗn hợp, các chất thành phần vẫn giữ nguyên tính chất của chúng.

- Có hai loại hỗn hợp là hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.

- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữ dung môi và chất tan.

- Các yếu tố nhiệt độ, tỉ lệ giữa chất rắn và nước ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước.


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA




BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP


Câu 1: Trường hợp nào dưới đây là chất tinh khiết?

A. Nước khoáng.                               B. Nước biển.

C. Sodium chloride.                           D. Không khí.

Câu 2: Trường hợp nào dưới đây không phải là hỗn hợp?

A. Nước muối sinh lí.

B. Bột canh.

C. Nước khoáng.

D. Muối ăn (sodium chloride).

Câu 3: Trong các hỗn hợp dưới đây, hỗn hợp nào là hỗn hợp không đồng nhất?

A. Hỗn hợp nước muối.

B. Hỗn hợp nước đường.

C. Hỗn hợp dầu ăn và nước.

D. Hỗn hợp nước và rượu.

Câu 4Khi cho bột sắn dây vào nước và khuấy đều, ta thu được

A. Dung dịch.                           

B. Huyền phù.

C. Dung môi.                            

D. Nhũ tương.

Câu 5: Hỗn hợp thu được khi cho dầu ăn vào giấm và khuấy đều là:

A. Dung dịch.                           

B. Huyền phù.

C. Dung môi.                            

D. Nhũ tương.

Câu 1: Vì sao nhựa, cao su được dùng làm vỏ dây điện? Chọn câu trả lời đúng nhất

A. Nhựa và cao su có giá thành rẻ

B. Nhựa và cao su có tính dẻo

C. Nhựa và cao su dễ đun chảy

D. Nhựa và cao su cách điện

Câu 2: Vì sao xoong, nồi, ấm đun thường được làm bằng nhôm? Chọn câu trả lời đúng nhất

A. Nhôm có ánh kim, phản xạ ánh sáng

B. Nhôm dẫn nhiệt tốt

C. Nhôm tỏa nhiều nhiệt

D. Nhôm có tính dẻo

Câu 3: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết:

(1) Nước sôi

(2) Nước cất

(3) Nước khoáng

(4) Nước đá sản xuất từ nhà máy

(5) Nước lọc

A. (2)

B. (2), (3) và (4)

C. (2) và (5)

D. (1)

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây là chất tinh khiết?

A. Không khí.

B. Nước biển.

C. Sodium chloride.                          

D. Nước khoáng.

Câu 5: Trường hợp nào dưới đây không phải là hỗn hợp?

A. Nước muối sinh lí.

B. Bột canh.

C. Muối ăn (sodium chloride)

D. Nước khoáng.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?

A. Sodium chioride.

B. Nước khoáng.

C. Gỗ.

D. Nước biển

Câu 7: Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào

A. số chất tạo nên

B. thể của chất.

C. mùi vị của chất.

D. tính chất của chất.

Câu 8: Muốn hoà tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?

A. Nghiền nhỏ muối ăn.

B. Đun nóng nước.

C. Bỏ thêm đá lạnh vào.

D. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều.

Câu 9: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

A. Hỗn hợp nước đường.

B. Hỗn hợp nước muối,

C. Hỗn hợp nước và rượu.

D. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.

Câu 10: Hai chất lỏng không hoà tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì gọi là

A. dung dịch.

B. nhủ tương.

C. huyền phù.

D. chất tinh khiết

Câu 11: Khi cho một thìa đường vào một cốc nước và khuấy đều, ta thu được:

A. Dung môi

B. Nhũ tương

C. Dung dịch

D. Huyền phù

Câu 12: Chất rắn nào sau đây không tan trong nước?

A. Muối ăn

B. Đường

C. Calcium carbonate

D. Viên C sủi

Câu 13: Muốn pha cà phê hòa tan nhanh hơn, ta nên sử dụng nước có nhiệt độ như thế nào?

A. Nước ở nhiệt độ phòng.

B. Nước nóng.   

C. Nước lạnh.       .

D. Nước ấm.

Câu 14: Khi hoà tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước; phần còn lại làm cho nước bị đục. Hỗn hợp này được coi là

A. dung dịch.

B. chất tan,

C. huyền phù.

D. nhũ tương.

Câu 15: Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, tạ thu được

A. nhủ tương.

B. dung dịch.

C. huyền phù.

D. dung môi,

Câu 16: Trong các hỗn hợp dưới đây, hỗn hợp nào là hỗn hợp không đồng nhất?

A. Hỗn hợp nước muối.

B. Hỗn hợp nước đường.

C. Hỗn hợp nước và rượu.

D. Hỗn hợp dầu ăn và nước.

Câu 17: Khi cho bột sắn dây vào nước và khuấy đều, ta thu được

A. Dung dịch.

B. Dung môi

C. Huyền phù.                      

D. Nhũ tương.

Câu 18: Hỗn hợp thu được khi cho dầu ăn vào giấm và khuấy đều là:

A. Dung dịch.

B. Huyền phù.

C. Nhũ tương.                           

D. Dung môi.

Câu 19: Nước khoáng trong suốt, không màu có lẫn một số chất tan khác (calcium, sodium, bicarbonate,…). Vậy nước khoáng

A. Là hỗn hợp không đồng nhất.

B. Là hỗn hợp đồng nhất.    

C. Là chất tinh khiết.

D. Không phải là hỗn hợp

Câu 20: Để các chất rắn dễ hòa tan hoặc tan nhanh hơn, người ta thường làm gì?

A. Khuấy đều trong quá trình hòa tan.

B. Nghiền nhỏ chất rắn.

C. Dùng nước nóng.

D. Tất cả ý trên đều đúng.

Post a Comment

Previous Post Next Post