I. Sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú:
- Những đặc điểm cùa bộ xương người thích nghi với tư thế dứng thảng và đi bằng hai chân:
+ Hộp sọ lớn hơn chứa não phát triển, tỉ lệ giữa xương sọ và xương mặt lớn hơn; lồi cằm phát triển xương hàm nhỏ hơn; diện khớp giữa xương sọ và cột sống lùi về phía trước, giữ cho đầu ở vị trí cân bằng trong tư thế đứng thảng; xương chậu rộng.
+ Cột sống cong ở 4 chỗ, đảm bảo cho trọng tâm cơ thể rơi vào 2 bàn chân trong tư thế đứng thẳng; lồng ngực rộng về 2 bên.
+ Xương chi phân hoá: Tay có khớp linh hoạt hơn chân, vận dộng của tay tự do hơn, thuận lợi cho lao động hơn. Chân có xương lớn, khớp chắc chắn, xương gót phát triển, các xương bàn chân và xương ngón chân khớp với nhau tạo thành vòm để vừa có thể đứng và đi lại chác chắn trên đôi chân, vừa có thể di chuyên linh hoạt.
Các phần so sánh | Bộ xương người | Bộ xương thú |
---|---|---|
Tỉ lệ sọ não/mặt Lồi cằm xương mặt Cột sống Lồng ngực | Lớn Phát triển Cong ở 4 chỗ Nở sang 2 bên | Nhỏ Không có Cong hình cung Nở theo chiều lưng - bụng |
Xương chậu Xương chậu Xương bàn chân Xương gót | Nở rộng Phát triển, khoẻ Xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm Lớn, phát triển về phía sau | Hẹp Bình thường Xương ngón dài, bàn chân phẳng Nhỏ |
II. Sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú:
- Cơ tay phân hóa thành nhiều nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau giúp tay hoạt động linh hoạt, phức tạp => thích nghi với lao động
- Cơ chân lớn, khỏe, cử động chân chủ yếu là gấp và duỗi => thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi thẳng người.
- Cơ vận động lưỡi phát triển do con người có tiếng nói
- Cơ mặt phân hóa giúp người biểu hiện tình cảm.
III. Vệ sinh hệ vận động:
- Để cơ và xương phát triển tốt cần:
+ Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí
+ Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên
+ Lao động vừa sức.
+ Khi mang vác và khi ngồi học cần lưu ý chống cong vẹo cột sống.