I. MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT
- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
- Có 4 loại môi trường sống của sinh vật:
+ Môi trường nước: nước mặn, nước ngọt, nước lợ…
+ Môi trường trong đất: đất cát, đất sét, đất đá, sỏi… trong đó có sinh vật sống.
+ Môi trường đất – không khí (môi trường trên cạn): đất đồi núi, đất đồng bằng… bầu khí quyển bao quanh trái đất.
+ Môi trường sinh vật: động vật, thực vật, con người… là nơi sống cho các sinh vật khác.
II. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI CỦA MÔI TRƯỜNG
- Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật.
- Nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm:
+ Nhân tố sinh thái vô sinh (không sống): không khí, độ ẩm, ánh sáng …
+ Nhân tố sinh thái hữu sinh (sống) được chia thành 2 nhóm: các sinh vật: cây xanh, sinh vật kí sinh, cộng sinh…; nhân tố con người có các tác động tiêu cực (săn bắn, đốt phá rừng) và tác động tích cực (cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép).
- Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật tùy thuộc vào mức độ tác động của chúng, từng môi trường và thời gian tác động.
III. GIỚI HẠN SINH THÁI
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
- Giới hạn sinh thái ở các loài động vật khác nhau là khác nhau. Sinh vật có giới hạn sinh thái rộng sẽ phân bố rộng, dễ thích nghi.
- Ví dụ:
+ Cá rô phi có giới hạn sinh thái nhiệt độ là 50C – 420C.
+ Vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn sinh thái nhiệt độ từ 00C – 900C.
+ Cây xương rồng sa mạc có giới hạn sinh thái nhiệt độ từ 00C – 560C.