Bài 6: Phản xạ

I. Cấu tạo và chức năng của nơron:

1. Cấu tạo:

– Thân nơ ron: hình sao, chứa 1 nhân.

– Sợi nhánh: là các tua ngắn phân nhánh, xuất phát từ thân nơron.

– Sợi trục: là một tua dài, có bao miêlin, tận cùng phân nhánh có cúc xináp (là nơi tiếp giáp giữa các nơron).

2. Chức năng:

– Cảm ứng: là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh.

– Dẫn truyền xung thần kinh: là khả năng lan truyền xung thần kinh theo 1 chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc nơi tiếp nhận về thân nơron và truyền dọc theo sợi trục.

3. Phân loại:

– Nơron hướng tâm (nơron cảm giác)

– Nơron trung gian (nơron liên lạc)

– Nơron li tâm (nơron vận động)

CÁC LOẠI NORON

VỊ TRÍ

CHỨC NĂNG

Noron hướng tâm

(nơron cảm giác)

Thân nằm ngoài trung ương thần kinh

Chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.

Nơron trung gian

(noron liên lạc)

Nằm trong trung ương thần kinh

Đảm bảo liên hệ giữa các nơron

Nơron li tâm

(nơron vận động)

Thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ờ hạch thần kinh sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng (cơ, tuyến)

Truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng.

II. Cung phản xạ:

1. Phản xạ:

– Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.

– Ví dụ: tay chạm vào vật nóng thì rụt lại …

2. Cung phản xạ:

– Một cung phản xạ gồm 5 yếu tố: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm và cơ quan phản ứng.

– Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh đi từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng.

3. Vòng phản xạ:

– Trong phản xạ luôn có dòng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh để trung ương điều chỉnh cho thích hợp.

– Vòng phản xạ gồm cung phản xạ và luồng thông tin ngược.

Post a Comment

Previous Post Next Post