TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Yêu cầu cần đạt
- Phân tích được mối quan hệ phủ hợp giữa cấu tạo và chức năng của thành tế bào (ở tế bào thực vật) và màng sinh chất - Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào đất.
- Trình bày được cấu trúc của nhân tế bào và chức năng quan trọng của nhân.
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan trọng tế bào.
- Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và động vật, tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Tên gọi "tế bào nhân thực" xuất phát từ đặc điểm nào của tế bào? Dựa vào Hình 9.2, hãy lập bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và động vật.
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực
Tế bào nhân thực (điển hình là tế bào thực vật và tế bào động vật) có kích thước lớn và cấu tạo phức tạp hơn tế bào nhân sơ; có nhân hoàn chỉnh (nhân được bao bọc bởi màng nhân), tế bào chất được chia thành các xoang riêng biệt nhờ hệ thống nội màng và có nhiều bào quan có màng bao bọc (tế bào chất là nơi diễn ra các phản ứng trao đổi chất của tế bào). Mỗi bào quan so sánh cấu tạo tế bào thực vật và trong tế bào có cấu tạo phù hợp với chức năng chuyên hoá.
II. Nhân tế bào
Nhân tế bào thường có hình bầu dục hoặc hình cầu, đường kính trung bình khoảng 5 um, được bao bọc bởi màng nhân có bản chất là lipoprotein (lipid kết hợp với protein), ngăn cách môi trường bên trong nhân với tế bào chất. Trên màng nhân có đính các ribosome và có nhiều lỗ nhỏ gọi là lễ màng nhân. Các lỗ màng nhân thực hiện trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất.
III. Ribosome
Ở sinh vật nhân thực, có ribosome 80 S được cấu tạo gồm một số loại rRNA kết hợp với protein. Ribosome là bào quan không có màng bọc, mỗi ribosome gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần nhỏ, chúng có thể đính trên màng nhân, lưới nội chất hạt hoặc nằm tự do trong tế bào chất. Ngoài ra, ribosome còn có trong ti thể và lục lạp. Trong tế bào nhân thực, có thể có từ hàng trăm đến hàng triệu ribosome. Khi không hoạt động, hai tiểu phần tách rời nhau, chỉ khi hai tiểu phần gắn kết với nhau tạo thành ribosome hoàn chỉnh thì ribosome mới thực hiện chức năng. Ribosome là nơi tổng hợp protein cho tế bào.
IV. Lưới nội chất
Lưới nội chất là hệ thống màng lipoprotein bên trong tế bào, có nguồn gốc từ màng sinh chất hoặc màng nhân. Lưới nội chất chỉ gồm một màng duy nhất gấp nếp tạo thành hệ thống các kênh, túi và ống thông với nhau.
Trong tế bào có hai loại lưới nội chất: lưới nội chất hạt có chức năng tổng hợp các loại protein tiết ra ngoài tế bào hoặc các protein cấu tạo nên màng sinh chất và các protein trong lysosome. Lưới nội chất trơn chứa nhiều enzyme tổng hợp lipid, chuyển hoá đường và khử độc cho tế bào. Tuỳ theo mỗi loại tế bào mà mức độ phát triển của hai loại lưới nội chất là khác nhau.
V. Bộ máy Golgi
Năm 1898, Camillo Golgi lần đầu mô tả cấu tạo của bộ máy Golgi. Theo đó, bộ máy Golgi được cấu tạo bởi màng lipoprotein tạo thành hệ thống các túi dẹp xếp chồng lên nhau nhưng tách biệt với nhau.
Bộ máy Golgi có nhiều chức năng quan trọng trong tế bào như: tiếp nhận các sản phẩm từ lưới nội chất; biến đổi, đóng gói và phân phối các sản phẩm này đến các vị trí khác nhau (trong tế bào hoặc tiết ra ngoài tế bào) thông qua các túi tiết hay lysosome (chẳng hạn như gắn carbohydrate vào protein hay lipid, biến đổi protein để tạo protein có chức năng sinh học và biến đổi phospholipid để cấu tạo màng sinh chất,...). Ngoài ra, phức hệ Golgi còn thực hiện quá trình tổng hợp polysaccharide cấu tạo nên thành tế bào thực vật.
VI. Ti thể
a) Cấu tạo của ti thể: Ti thể thường có dạng hình cầu hoặc bầu dục, là bào quan được bao bọc bởi hai lớp màng, bên trong chứa chất nền. Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp tạo thành các mào, trên mào chứa hệ thống các enzyme hô hấp.
b) Bởi ti thể có màng trong nấp gấp tạo ra các mào làm tăng diện tích của màng trong nên diện tích của màng trong sẽ lớn hơn diện tích của màng ngoài. Diện tích của màng trong càng lớn thì lượng enzyme tham gia vào quá trình hô hấp tế bào càng tăng, do đó năng suất của quá trình hô hấp tế bào cũng tăng.
VII. Lục lạp
Lục lạp là bào quan chỉ có ở tảo và thực vật (chủ yếu ở lá). Về cấu tạo, lục lạp được bao bọc bởi hai lớp màng, tuy nhiên màng trong không gấp nếp như ở tỉ thể. Bên trong lục lạp chứa chất nền (stroma) không màu cùng hệ thống các túi dẹp gọi là thylakoid, trên màng thylakoid có chứa hệ sắc tố và các enzyme quang hợp. Thylakoid xếp chồng lên nhau tạo thành các granum. Trong chất nền lục lạp còn chứa DNA, ribosome 70 S và các enzyme quang hợp.
- Cấu tạo của lục lạp: Lục lạp được bao bọc bởi hai lớp màng, cấu tạo màng trong không có gấp nếp như ở ti thể. Bên trong lục lạp chứa chất nền (stroma) không màu cùng hệ thống các túi dẹp gọi là thylakoid, trên màng thylakoid có chứa hệ sắc tố và các enzyme quang hợp. Thylakoid xếp chồng lên nhau tạo thành các granum. Các granum liên kết với nhau thông qua các ống nối.
- Chức năng của lục lạp: Lục lạp có chức năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào do màng thylakoid có khả năng nhận các photon ánh sáng và chất nền lục lạp tạo ra các enzyme quang hợp, các protein trong chuỗi truyền electron.
VIII. Màng sinh chất
1. Cấu tạo của màng sinh chất
Năm 1972, Singer và Nicolson đã đề xuất mô hình khảm động của màng sinh chất (màng tế bào), mô hình này đã được công nhận là phù hợp với các dạng tế bào và giải thích được màng sinh chất vừa có tính ổn định, vừa có tính linh hoạt để đáp ứng được chức năng đa dạng của màng.
Trong mô hình này, màng sinh chất được cấu tạo từ một khung liên tục do lớp kép phospholipid tạo thành và có nhiều phân tử protein phân bố trên màng. Các phân tử protein có thể nằm xuyên qua khung (protein xuyên màng) hoặc bám ở mặt trong hay mặt ngoài của màng (protein bám màng), tạo nên tính “khảm” của màng. Màng sinh chất không chỉ có tính ổn định mà còn có tính linh hoạt là do sự chuyển động của các phần tử phospholipid và protein trên màng, tạo nên tính “động” của màng.
2. Chức năng của màng sinh chất
Màng sinh chất là ranh giới giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào, do đó màng sinh chất có nhiều chức năng quan trọng đối với tế bào.
Vận chuyển các chất: các chất đi vào hay ra khỏi tế bào đều thông qua màng sinh chất. Màng sinh chất có tính thấm chọn lọc (tính bán thấm) nên chỉ cho các chất cần thiết đi qua. Ngoài ra, màng còn giữ ổn định vật chất bên trong tế bào tránh những tác động cơ học.
Truyền tín hiệu: mặt ngoài của màng sinh chất có protein đóng vai trò là các thụ thể tiếp nhận thông tin từ môi trường ngoài đưa vào tế bào.
Chức năng nhận biết tế bào: các glycoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào có vai trò là dấu hiệu nhận biết các tế bào của cùng một cơ thể cũng như tế bào của cơ thể khác.
IX. Một số bào quan khác
1. Cấu tạo và chức năng của khung xương tế bào
Khung xương tế bào được cấu tạo bởi vi ống, vỉ sợi và sợi trung gian. Khung xương tế bào có chức năng làm giá đỡ cơ học và duy trì hình dạng của tế bào, là nơi neo đậu của nhiều bào quan (ti thể, ribosome, nhân) và enzyme trong tế bào. Ngoài ra, các vi ống và vi sợi của khung xương tế bào còn tham gia vào sự vận động của tế bào.
2. Cấu tạo và chức năng của lybosome và peroxisome
Lysosome là bào quan có dạng hình cầu (chỉ có ở tế bào động vật), được bao bọc bởi màng lipoprotein, có nguồn gốc từ bộ máy Golgi.
Trong lysosome chứa nhiều enzyme thuỷ phân tham gia vào quá trình tiêu hoá nội bào như phân cắt các đại phân tử hữu cơ, phân huỷ các sản phẩm dư thừa, tế bào và bào quan già, tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi.
Ngoài ra, lysosome còn có vai trò bảo vệ tế bào bằng cách chống lại các tác nhân gây hại (vi khuẩn, virus, các chất độc hại).
3. Cấu tạo và chức năng của không bào
Không bào là bào quan được bao bọc bởi một lớp màng, tuỷ vào loài sinh vật và loại tế bào mà không bào có chức năng khác nhau.
Tế bào thực vật trưởng thành thường có một không bào trung tâm lớn với nhiều chức năng khác nhau. Ở tế bào có lông hút của rễ, không bào chứa nhiều muối khoáng hoà tan giúp rễ hút nước. Không bào ở tế bào cánh hoa, lá, quả chứa sắc tố, chất có mùi thơm để thu hút côn trùng đến thụ phấn hoặc chứa các chất thải, chất độc hại để chống lại các loài sinh vật ăn thực vật. Một số tế bào dự trữ chất dinh dưỡng ở không bào, một số khác lại chứa các enzyme thuỷ phân.
4. Cấu tạo và chức năng của trung thể
Mỗi tế bào động vật thường có một trung thể nằm cạnh nhân tế bào. Mỗi trung thể gồm hai trung tử xếp thẳng góc với nhau và chất quanh trung tử. Mỗi trung tử là một ống hình trụ dài và rỗng, được cấu tạo từ các bộ ba vi ống xếp thành vòng.
Trung thể là bào quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân bào vì chúng hình thành nên thoi phân bào. Ở tế bào thực vật không có trung tử.
X. Các cấu trúc bên ngoài của màng sinh chất
1. Cấu tạo và chức năng của thành tế bào
- Ở thực vật, thành tế bào được cấu tạo chủ yếu từ cellulose và còn có pectin, protein. Các đơn phân D-glucose nối lại với nhau bằng liên kết 1,4-β-glucoside tạo thành mạch thẳng cellulose, các mạch thẳng này liên kết với nhau tạo ra các vi sợi cellulose. Các vi sợi cellulose này xếp chồng lên nhau tạo nên thành tế bào.
Thành tế bào có chức năng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào vì được cấu tạo từ các vi sợi cellulose nên thành tế bào có tính vững chắc,
2. Cấu tạo và chức năng của chất nền ngoại bào
Khác với nấm và thực vật, bên ngoài màng sinh chất của tế bào động vật được bao phủ bởi chất nền ngoại bào có cấu tạo chủ yếu từ glycoprotein liên kết với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau. Chất nền ngoại bào đóng vai trò như “chất keo” có cấu trúc kết dính các tế bào cạnh nhau tạo thành mô và giúp tế bào thu nhận thông tin.
CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA
Câu hỏi trang 42 SGK Sinh học 10
Ở người, khi bị thương, người ta thường sát trùng vết thương bằng n
ước oxy già. Hình 9.1 cho thấy hiện tượng xảy ra khi nhỏ oxy già lên vết thương. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này?
Lời giải:
Hiện tượng xảy ra khi nhỏ oxy già lên vết thương là sủi bọt, được xuất hiện là do khi oxy tiếp xúc với enzyme catalase có trong tế bào sẽ giải phóng O2 tạo thành các bọt khí.
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực
Câu 1: Tên gọi "tế bào nhân thực"xuất phát từ đặc điểm nào của tế bào?
Câu 2: Dựa vào Hình 9.2, hãy lập bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và động vật.
Lời giải:
Câu 1: Do tế bào được bao bọc bởi màng nhân và cấu tạo có nahan hoàn chỉnh nên được gọi là "tế bào nhân thực"
Câu 2: So sánh cấu tạo tế bào thực vật và động vật
Giống nhau:
- Đều là tế bào nhân thực
- Đều có 3 thành phần là màng sinh chất, tế bào chất và nhân
- Đều có các bào quan là: ribosome, lysosome, ti thể, lưới nội chất hạt, lưới nội chất trơn, không bà, peroxisome, bộ máy golgi,..
Khác nhau:
- Tế bào thực vật:
+ Có thành tế bào bao quanh màng sinh chất
+ Có lục lạp
+ Không có trung tử
+ Không bào lớn
- Tế bào động vật:
+ Không có thành tế bào bao quanh màng sinh chất
+ Không có lục lạp
+ Có trung tử
+ Không bào nhỏ
II. Nhân tế bào
Câu hỏi trang 43 SGK Sinh học 10
Câu 3: Dựa vào Hình 9.3, hãy cho biết:
a) Các đặc điểm của màng nhân.
b) Vai trò của lỗ màng nhân.
c) Những thành phần bên trong nhân tế bào.
Lời giải:
a) Các đặc điểm của màng nhân:
Màng nhân gồm 2 lớp: màng trong và màng ngoài.
Trên màng nhân có đính các ribosome và có nhiều lỗ nhỏ gọi là lỗ màng nhân.
b) Lỗ màng nhân có vai trò là thực hiện trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất.
c) Thành phần bên trong nhân tế bào gồm: Dịch nhân, nhân con, chất nhiễm sắc
Luyện tập
Loại bỏ nhân của tế bào trứng thuộc cá thể A (a), sau đó, chuyển nhân từ tế bào soma của cá thể B (b) vào.
Nuôi cấy tế bào chuyển nhân cho phát triển thành cơ thể mới.
Cơ thể này mang phần lớn đặc điểm của cá thể nào? Tại sao?
Lời giải:
Vì tế bào ban đầu có nhân của cá thể B nên cơ thể này mang phần lớn đặc điểm của cá thể B, các thông tin di truyền sẽ mang đặc điểm của cá thể B.
III. Ribosome
Câu hỏi trang 44 SGK Sinh học 10
Câu 4: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết chức năng của ribosome trong tế bào.
Lời giải:
Ribosome có chức năng trong tế bào là ribosome là nơi tổng hợp protein cho tế bào.
Luyện tập
Cho biết cơ sở khoa học của việc sử dụng thuốc kháng sinh ức chế hoạt động của ribosome để tiêu diệt một số loài vi khuẩn có hại kí sinh trong cơ thể người.
Lời giải:
Ribosome của vi khuẩn gồm nhiều ribosome 70S mà các kháng sinh ức chế hoạt động của ribosome sẽ gắn lên các ribosome 70S này, từ đó các ribosome không thể giải mã di truyền -> gây ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn.
IV. Lưới nội chất
Câu 5: Quan sát Hình 9.6, hãy cho biết hai loại lưới nội chất có đặc điểm gì khác nhau.
Câu 6: Cho biết các loại tế bào sau đây có dạng lưới nội chất nào phát triển mạnh: tế bào gan, tế bào tuyến tụy, tế bào bạch cầu. Giải thích.
Lời giải:
Câu 5: Sự khác nhau giữa lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn:
- Lưới nội chất hạt: Mặt ngoài màng có đính các hạt ribosome, gồm các túi dẹp xếp song song thành nhóm.
- Lưới nội chất trơn: Mặt ngoài màng không có hạt ribosome, gồm các ống thông với nhau tạo thành nhóm.
Câu 6:
- Tế bào gan: Gan có vai trò chuyển hóa và giải độc cho cơ thể, vì vậy lưới nội chất trơn sẽ phát triển hơn để chuyển hóa đường và khử độc cho cơ thể. -> Lưới nội chất trơn phát triển hơn
- Tế bào tuyến tụy: Tuyến tụy có vai trò là tiết ra các enzyme (bản chất là protein) có tác dụng cho quá trình tiêu hóa nên lưới nội chất hạt sẽ phát triển hơn để tạo ra được nhiều enzym -> Lưới nội chất hạt phát triển hơn
- Tế bào bạch cầu có vai trò tiêu diệt các nhân tố gây bệnh bằng cách tạo ra các kháng thể, chất truyền tin hóa học, enzyme nên cần có sự phát triển của lưới nội chất hạt để tạo ra các sản phẩm của bạch cầu -> Lưới nội chất hạt phát triển hơn
Luyện tập
Những người thường xuyên uống nhiều rượu, bia sẽ có loại lưới nội chất nào phát triển? Tại sao?
Lời giải:
Khi uống nhiều rượu, bia cơ thể sẽ phải thực hiện quá trình thải độc và quá trình chuyển hóa nhiều hơn, vì vậy cần có sự phát triển của lưới nội chất trơn để chuyển hóa và giải độc cho tế bào.
V. Bộ máy Golgi
Câu hỏi trang 45 SGK Sinh học 10
Câu 7: Dựa vào Hình 9.7, hãy:
a) Cho biết các sản phẩm của bộ máy Golgi có thể được vận chuyển đến đâu. Cho ví dụ.
b) Mô tả quá trình sản xuất và vận chuyển protein tiết ra ngoài tế bào.
Câu 8: Tại sao bộ máy Golgi được xem là trung tâm sản xuất, kho chứa, biến đổi và phân phối các sản phẩm của tế bào?
Lời giải:
Câu 7:
a) Các sản phẩm của bộ máy Golgi có thể được vận chuyển đến các bào quan trong tế bào hoặc ra ngoài tế bào.
Ví dụ: các enzyme do lưới nội chất hạt của tuyến tụy tiết ra sẽ được bộ máy Golgi đóng gói và vận chuyển đến các tế bào gan.
b) Quá trình sản xuất và vận chuyển protein tiết ra ngoài tế bào: lưới lưới nội chất hạt tạo ra protein được vận chuyển đến bộ máy Golgi đóng gói qua lysosome hay có thể là túi tiết để vận chuyển đến các bào quan trong tế bào hoặc vận chuyển ra ngoài tế bào.
Câu 8: Do các sản phẩm từ lưới nội chất sẽ được đóng gói, biến đổi và phân phối ở phức hệ Golgi đến các vị trí khác nên bộ máy Golgi được xem là trung tâm sản xuất, kho chứa, biến đổi và phân phối các sản phẩm của tế bào
Luyện tập
Giải thích mối quan hệ về chức năng của ribosome, lưới nội chất và bộ máy Golgi.
Lời giải:
Mối quan hệ:
+ Lưới nội chất hạt là trung tâm sản xuất
+ Ribosome là khuôn mẫu
+ Bộ máy Golgi là trung tâm vận chuyển.
Do lưới nội chất hạt chứa các ribosome mà các ribosome này làm khuôn để tạo ra các protein, các protein sẽ được vận chuyển từ lưới nội chất hạt đến các vị trí khác thông qua trung gian là bộ máy Golgi.
VI. Ti thể
Bài 9: Dựa vào Hình 9.8, hãy:
a) Mô tả cấu tạo của ti thể.
b) Cho biết diện tích màng ngoài và màng trong của ti thể khác nhau như thế nào. Tại sao lại có sự khác biệt này? Điều đó có ý nghĩa gì?
Bài 10: Cho các tế bào sau: tế bào gan, tế bào xương, tế bào cơ tim, tế bào biểu bì, tế bào thần kinh. Hãy xác định tế bào nào cần nhiều ti thể nhất. Giải thích.
Lời giải:
Bài 9: Dựa vào Hình 9.8:
a) Cấu tạo của ti thể:
Ti thể thường có dạng hình cầu hoặc bầu dục, là bào quan được bao bọc bởi hai lớp màng, bên trong chứa chất nền. Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp tạo thành các mào, trên mào chứa hệ thống các enzyme hô hấp.
b) Bởi ti thể có màng trong nấp gấp tạo ra các mào làm tăng diện tích của màng trong nên diện tích của màng trong sẽ lớn hơn diện tích của màng ngoài. Diện tích của màng trong càng lớn thì lượng enzyme tham gia vào quá trình hô hấp tế bào càng tăng, do đó năng suất của quá trình hô hấp tế bào cũng tăng.
Câu 10: Tế bào tim có nhiều ti thể nhất do trong các tế bào: tế bào gan, tế bào xương, tế bào cơ tim, tế bào biểu bì, tế bào thần kinh, tế bào cơ tim là tế bào cần hoạt động nhiều nhất .
Câu hỏi trang 46 SGK Sinh học 10
Luyện tập
Tại sao ti thể có khả năng tổng hợp một số protein đặc trưng của nó.
Lời giải:
Ti thể có khả năng tổng hợp một số protein đặc trưng của nó về trong chất nền ti thể có đủ các dạng ẢRN và ribosome
VII. Lục lạp
Câu 11: Dựa vào Hình 9.9, hãy mô tả cấu tạo của lục lạp. Từ cấu tạo, hãy cho biết chức năng của lục lạp.
Lời giải:
- Cấu tạo của lục lạp: Lục lạp được bao bọc bởi hai lớp màng, cấu tạo màng trong không có gấp nếp như ở ti thể. Bên trong lục lạp chứa chất nền (stroma) không màu cùng hệ thống các túi dẹp gọi là thylakoid, trên màng thylakoid có chứa hệ sắc tố và các enzyme quang hợp. Thylakoid xếp chồng lên nhau tạo thành các granum. Các granum liên kết với nhau thông qua các ống nối.
- Chức năng của lục lạp: Lục lạp có chức năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào do màng thylakoid có khả năng nhận các photon ánh sáng và chất nền lục lạp tạo ra các enzyme quang hợp, các protein trong chuỗi truyền electron.
Luyện tập
So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp.
Lời giải:
Giống nhau:
- Gồm 2 lớp màng
- Đều có DNA riêng, ribosome 70S và các enzyme
Khác nhau:
- Ti thể:
+ Màng trong gấp nếp
+ Bên trong màng không có cấu tạo khác
- Lục lạp:
+ Màng trong không gấp nếp
+ Được cấu tạo bởi hệ thống granum gồm các thylakoid
VIII. Màng sinh chất
1. Cấu tạo của màng sinh chất
Câu hỏi trang 47 SGK Sinh học 10
Câu 12: Tại sao khung xương tế bào có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tế bào động vật?
Lời giải:
Khung xương tế bào có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tế bào động vật: Nhờ khung xương tế bào mà các tế bào động vật có thể duy trì hình dạng ổn định, tạo nơi neo đậu của các bào quan và enzyme giúp tế bào có thể vận động.
Câu 13: Hoạt động chức năng của lysosome có ý nghĩa gì đối với tế bào?
Câu 14: Hậu quả gì sẽ xảy ra cho tế bào nếu lysosome bị vỡ?
Lời giải:
Câu 13:
Chức năng của Lysosome là: giúp tế bào phân hủy được các “rác thải” của tế bào và các tế bào già; các tác nhân gây hại.
2. Chức năng của màng sinh chất
Câu 14: Hệ enzyme có trong lysosome sẽ phá hủy tế bào nếu tế bào lysosome bị vỡ
Câu 15: Tại sao tế bào thực vật không có lysosome nhưng vẫn thực hiện được chức năng tiêu hoá nội bào?
Lời giải:
Do có không bào lớn, trong không bào có chứa các enzyme thủy phân để thực hiện quá trình nội bào nên tế bào thực vật không có lysosome nhưng vẫn thực hiện được chức năng tiêu hoá nội bào
IX. Một số bào quan khác
1. Cấu tạo và chức năng của khung xương tế bào
Câu hỏi trang 48 SGK Sinh học 10
Câu 16: Tại sao một số thuốc ức chế sự hình thành vi ống có tác dụng ngăn ngừa ung thư?
Lời giải chi tiết: Các thuốc ức chế sự hình thành vi ống sẽ tạo ra sản phẩm lỗi của quá trình phân bào do có tác dụng ức chế sự hình thành trung tử, sau đó các sản phẩm lỗi sẽ bị tiêu hủy và đào thải ra ngoài cho nên các thuốc ức chế sự hình thành vi ống có tác dụng ngăn ngừa ung thư.
Luyện tập
Ở người, một số loại tế bào như tế bào thần kinh, tế bào cơ trưởng thành không có trung thể. Các tế bào này có phân chia được không? Vì sao?
Lời giải:
Tế bào thần kinh, tế bào cơ trưởng thành không có trung tử nên quá trình hình thành thoi phân chia phân bào không diễn ra, dẫn đến các tế bào này không thể phân chia.
2. Cấu tạo và chức năng của lybosome và peroxisome
Câu 17: Màng sinh chất được cấu tạo từ những thành phần nào?
Câu 18: Tại sao nói màng sinh chất có tính “khảm động”?
Lời giải:
Câu 17: Màng sinh chất được cấu tạo từ lớp phospholipid kép, các protein bám màng và xuyên màng, glycoprotein và cholesterol.
Câu 18:
Màng sinh chất được cấu tạo từ một khung liên tục do lớp kép phospholipid tạo thành và có nhiều phân tử protein phân bố trên màng, tạo nên tính "khảm" của màng cho nên màng sinh chất có tính “khảm động”. Sự chuyển động của các phân tử phospholipid và protein trên màng tạo nên tính "động" của màng (tính linh hoạt).
3. Cấu tạo và chức năng của không bào
Câu hỏi trang 49 SGK Sinh học 10
Câu 19: Tại sao nói màng sinh chất có tính thấm chọn lọc và điều này có ý nghĩa gì đối với tế bào?
4. Cấu tạo và chức năng của trung thể
Câu 20: Tại sao tế bào chỉ có thể tiếp nhận một số thông tin nhất định từ môi trường bên ngoài?
Lời giải:
Câu 19: Vì màng cho phép các chất cần thiết đi qua nên màng sinh chất có tính thấm chọn lọc, giúp tế bào hấp thu các chất cần thiết và đào thải các chất dư thừa ra khỏi tế bào.
Câu 20: Ở mỗi tế bào có các các glycoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào, các glycoprotein này chỉ nhận các tín hiệu đặc trưng, tương ứng với glycoprotein đó nên tế bào chỉ có thể tiếp nhận một số thông tin nhất định từ môi trường bên ngoài
Luyện tập
Tại sao khi cấy ghép mô từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận có thể xảy ra hiện tượng đào thải mô được ghép?
Lời giải:
Sau khi cấy ghép mô từ người này sang người kia, các glycoprotein sẽ nhận biết mô này là từ có thể khác nên các mô này sẽ bị cơ thể người nhận đào thải vì các glycoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào có vai trò là dấu hiệu nhận biết các tế bào của cùng một cơ thể cũng như tế bào của cơ thể khác.
X. Các cấu trúc bên ngoài của màng sinh chất
1. Cấu tạo và chức năng của thành tế bào
Câu hỏi trang 50 SGK Sinh học 10
Câu 21: Dựa vào kiến thức đã học ở Bài 6, hãy mô tả lại cấu tạo của thành tế bào thực vật. Từ đó, giải thích tại sao thành tế bào có chức năng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.
Lời giải:
- Ở thực vật, thành tế bào được cấu tạo chủ yếu từ cellulose và còn có pectin, protein. Các đơn phân D-glucose nối lại với nhau bằng liên kết 1,4-β-glucoside tạo thành mạch thẳng cellulose, các mạch thẳng này liên kết với nhau tạo ra các vi sợi cellulose. Các vi sợi cellulose này xếp chồng lên nhau tạo nên thành tế bào.
Giải thích: Thành tế bào có chức năng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào vì được cấu tạo từ các vi sợi cellulose nên thành tế bào có tính vững chắc,
Luyện tập
Tại sao khi một tế bào thực vật bị nhiễm bệnh thì bệnh sẽ nhanh chóng lan truyền đến các tế bào khác và toàn bộ cơ thể?
Lời giải:
Khi một tế bào thực vật bị nhiễm bệnh, bệnh sẽ nhanh chóng lan truyền đến các tế bào lân cận qua cấu sinh chất và di chuyển đến tất cả tế bào của thực vật sau đó là đến các tế bào khác và toàn bộ cơ thể.
2. Cấu tạo và chức năng của chất nền ngoại bào
Câu 22: Mô động vật được giữ ổn định nhờ có cấu trúc nào?
Lời giải:
Mô động vật được giữ ổn định nhờ chất nền ngoại có tác dụng kết dính các tế bào cạnh nhau tạo thành mô
BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
Câu 1: Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực bằng cách hoàn thành bảng sau.
Câu 2: Cho các tế bào: tế bào tuyến giáp, tế bào kẽ tinh hoàn, tế bào cơ trơn, tế bào gan, tế bào biểu bì, tế bào hồng cầu người, tế bào thần kinh. Giải thích.
a. Loại tế bào nào có nhiều ribosome?
b. Loại tế bào nào có nhiều lưới nội chất trơn, lưới nội chất hạt?
c. Loại tế bào nào có nhiều lysosome?
Câu 3: HIV là loại virus chỉ kí sinh trong tế bào bạch cầu lympho T-CD4 ở người do tế bào này có thụ thể CD4 phù hợp để HIV xâm nhập vào tế bào. Một nhà khoa học đã đưa ra ý tưởng rằng bằng cách gây đột biến, người ta có thể tạo ra các tế bào hồng cầu của người mang thụ thể CD4 trên bề mặt, sau đó đưa các tế bào hồng cầu này vào cơ thể người nhằm kìm hãm quá trình nhân lên của HIV. Ý tưởng này có tính khả thi không? Giải thích.
Câu 4: David Frye và Michael Edidin tại trường Đại học tổng hợp Johns Hopkins đã đánh dấu protein màng của tế bào người và tế bào chuột bằng hai loại dấu khác nhau và dung hợp các tế bào lại. Họ dùng kính hiển vi để quan sát các dấu ở tế bào lai, kết quả quan sát như Hình 9.16.
a. Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều gì?
b. Em hãy giải thích kết quả thí nghiệm.
Lời giải:
Câu 1:
Tế bào nhân sơ:
+ Kích thước: nhỏ
+ Mức độ cấu tạo: đơn giản
+ Vật chất di truyền: DNA
+ Nhân: không có màng nhân
+ Hệ thống nội màng: không có
+ Số lượng bào quan: chỉ có ribosome là bào quan duy nhất
+ Đại diện: vi khuẩn
Tế bào nhân thực:
+ Kích thước: lớn
+ Mức độ cấu tạo: phức tạp
+ Vật chất di truyền: DNA
+ Nhân: có màng nhân
+ Hệ thống nội màng: có
+ Số lượng bào quan: chứa nhiều bào quan với các chức năng khác nhau
+ Đại diện: động vật, thực vật, nấm
Câu 2: Trong các tế bào: tế bào tuyến giáp, tế bào kẽ tinh hoàn, tế bào cơ trơn, tế bào gan, tế bào biểu bì, tế bào hồng cầu người, tế bào thần kinh.
a. Loại tế bào có nhiều ribosome: tế bào thần kinh, tế bào hồng cầu, tế bào tuyến giáp, tế bào kẽ tinh hoàn.
-> Các tế bào này cần sản xuất protein (hormone, enzyme) nên cần có ribosome để sản xuất ra protein.
b. Loại tế bào nào có nhiều lưới nội chất trơn: Tế bào gan, tế bào cơ trơn
-> Các tế bào này cần chuyển hóa các chất (đường) thành năng lượng hoặc các chất cần thiết cho hoạt động của các tế bào khác.
Loại tế bào có chứa nhiều lưới nội chất hạt: Tế bào tuyến giáp, tế bào thần kinh
-> Các tế bào này cần sản xuất các protein vận chuyển đến các tế bào khác.
c. Loại tế bào nào có nhiều lysosome: tế bào biểu bì, tế bào gan, tế bào kẽ tinh hoàn
-> Các tế bào này có cần lysosome để tiêu hóa các sản phẩm của hệ miễn dịch.
Câu 3: Nếu đưa các tế bào mang thụ thể CD4 sẽ làm các glycoprotein của các tế bào miễn dịch nhận là các tế bào lạ và bị đào thải vì vậy ý tưởng này không có tính khả thi.
Câu 4:
a) Thí nghiệm trên chứng minh được các phân tử protein có thể di chuyển trong màng tế bào và tính chất động của màng
b) Kết quả thí nghiệm: Tế bào người và tế bào chuột dung hợp lại với nhau tạo thành một tế bào mới.
Giải thích: Các protein màng của hai tế bào di chuyển từ tế bào này sang tế bào kia -> hai tế bào dần dần dung hợp vào nhau và cuối cùng tạo thành tế bào mới có protein của cả hai tế bào do các protein màng có chức năng vận chuyển trong màng tế bào.