Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch

 I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu:

- Bạch cầu là một thành phần của máu. Chúng giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu.

- Có 5 loại bạch cầu:


- Kháng nguyên là những cơ thể ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể.

- Kháng thể là những phân tử protein đặc hiệu do cơ thể tiết ra để chống lại kháng nguyên.

⇒ Một kháng nguyên chỉ kết hợp với một kháng thể đặc hiệu của nó (cơ chế chìa khóa ổ khóa).


Các hoạt động của bạch cầu bảo vệ cơ thể:

- Khi các vi sinh vật xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể thì các bạch cầu bảo vệ cơ thể thông qua hoạt động thực bào nhờ bạch cầu trung tính và bạch cầu mono.


- Khi các vi khuẩn thoát ra khỏi sự thực bào gặp hoạt động của tế bào limpo B.



- Khi các vi khuẩn, virut thoát khỏi limpo B, xâm nhiễm vào các tế bào khác thì bị ngăn cản bởi tế bào limpo T.



⇒ Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách: thực bào, limpo T, limpo B.


II. Miễn dịch:

- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc bệnh truyền nhiễm nào đó.

- Có 2 loại: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

Miễn dịch tự nhiênMiễn dịch nhân tạo
Có được một cách ngẫu nhiên khi cơ thể mới sinh ra hay sau khi nhiễm bệnhCó được sau khi tiêm phòng

Gồm:

- Miễn dịch bẩm sinh: là miễn dịch khi cơ thể mới sinh ra đã có.

Ví dụ: con người không mắc bệnh lở mồm long móng của trâu bò trâu bò, bệnh toi gà; ...

- Miễn dịch tập nhiễm: là miễn dịch đạt được sau khi mắc một bệnh nhiễm khuẩn nào đó.

Ví dụ: bệnh sởi, thủy đậu, quai bị, ...)

Gồm:

- Miễn dịch chủ động.

Post a Comment

Previous Post Next Post