MỤC TIÊU
- Trình bày được mối quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.
- Nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. Lấy được ví dụ minh hoạ.
TÓM TẮT KIẾN THỨC
💡 Mở đầu
Ở cơ thể đơn bào, mỗi tế bào là một cơ thể. Vậy với cơ thể đa bào, các tế bào có sự phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để tạo thành cơ thể sống?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Ở cơ thể đa bào, các tế bào được tập hợp thành các tổ chức cao hơn là mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể hoạt động thống nhất nhịp nhàng để thực hiện các chức năng sống.
1. TỪ TẾ BÀO ĐẾN MÔ
Tìm hiểu mối quan hệ: tế bào ⟶ mô
➲ Quan sát hình 20.1, 20.2 và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3.
👨👩👧👦 Thảo luận
1. Hãy cho biết mối quan hệ từ tế bào đến mô.
Tế bào là đơn vị cấu tạo nên mô.
👨👩👧👦 Thảo luận
2. Nhận xét về hình dạng và cấu tạo tế bào hình thành nên mỗi loại mô.
Các tế bào cấu tạo nên một loại mô có hình dạng và cấu tạo giống nhau.
👨👩👧👦 Thảo luận
3. Hãy dự đoán chức năng của các tế bào trong một mô.
Các tế bào trong một mô cùng thực hiện một chức năng nhất định.
📝 Củng cố
Cơ thể người được cấu tạo từ những loại mô nào? Cho ví dụ.
Mô cơ, mô thần kinh, mô liên kết, mô biểu bì,...
✍️ Ghi nhớ
Mô là tập hợp một nhóm tế bào giống nhau về hình dạng và cùng thực hiện một chức năng nhất định.
- Mô thực vật: mô phân sinh, mô biểu bì, mô dẫn, mô cơ bản.
- Mô động vật: mô cơ, mô thần kinh, mô liên kết, mô biểu bì.
2. TỪ MÔ ĐẾN CƠ QUAN
Tìm hiểu mối quan hệ: mô ⤑ cơ quan
👨👩👧👦 Thảo luận
4. Quan sát hình 20.3a và cho biết lá cây được cấu tạo từ những loại mô nào?
Lá cây được cấu tạo từ: mô biểu bì, mô dẫn và mô cơ bản.
👨👩👧👦 Thảo luận
5. Quan sát hình 20.3b và cho biết dạ dày được cấu tạo từ những loại mô nào?
Dạ dày động vật được cấu tạo từ: mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết, mô thần kinh.
👨👩👧👦 Thảo luận
6. Mô và cơ quan có mối liên hệ với nhau như thế nào?
Mô cấu tạo nên cơ quan. Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể.
📝 Củng cố
Hãy kể tên một số cơ quan trong cơ thể người và cho biết tim được cấu tạo từ những loại mô nào?
- Các cơ quan ở người: dạ dày, ruột, gan, tim, phổi, mắt, mũi, miệng,...
- Tim được cấu tạo từ: mô cơ tim, mô liên kết, mô thần kinh,...
✍️ Ghi nhớ
Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể.
- Cơ quan ở thực vật: rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt.
- Cơ quan ở động vật: dạ dày, ruột, gan, tim, phổi, mắt, mũi, miệng, ...
3. TỪ CƠ QUAN ĐẾN CƠ THỂ
Tìm hiểu mối liên hệ: cơ quan ⤑ hệ cơ quan ⤑ cơ thể
➲ Quan sát hình 20.4, 20.5 và trả lời câu hỏi từ 7 đến 12.
👨👩👧👦 Thảo luận
7. Cho biết các hệ cơ quan cấu tạo nên cây cà chua.
Hệ rễ, hệ chồi.
👨👩👧👦 Thảo luận
8. Gọi tên các cơ quan cấu tạo nên hệ chồi tương ứng với các số (1) đến (4) trong hình và nếu chức năng của mỗi cơ quan này.
(1) Lá: thực hiện chức năng quang hợp tạo chất dinh dưỡng;
(2) Hoa và (3) Quả: thực hiện chức năng sinh sản;
(4) Thân: vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cây.
👨👩👧👦 Thảo luận
9. Nêu chúc năng của hệ rễ.
Rễ làm nhiệm vụ hút nước và các chất khoáng trong đất.
👨👩👧👦 Thảo luận
10. Hãy kể tên một số cơ quan cấu tạo nên hệ tiêu hoá ở người và gọi tên các số từ (5) đến (9).
(5) Miệng, (6) Thực quản, (7) Dạ dày, (8) Ruột già, (9) Ruột non.
👨👩👧👦 Thảo luận
11. Ở người có những hệ cơ quan nào? Nêu chức năng của hệ tiêu hoá.
- Các hệ cơ quan ở người: hệ vận động, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ sinh dục.
- Hệ tiêu hoá có chức năng nghiền, co bóp, chuyển hoá thức ăn thành các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
👨👩👧👦 Thảo luận
12. Điều gì sẽ xảy ra nếu trong cơ thể có một hệ cơ quan nào đó ngừng hoạt động?
Nếu trong cơ thể có một hệ cơ quan ngừng hoạt động thì cả cơ thể sẽ bị ảnh hưởng và các hệ cơ quan khác trong cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng.
📝 Củng cố
• Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cà chua bị mất đi hệ rễ?
• Vẽ bảng sau vào vở và hoàn thành theo mẫu:
• Rễ là hệ cơ quan thực hiện chức năng hút nước và khoáng chất cho cây, nếu hệ rễ bị mất đi thì hệ chổi cũng không hoạt động được và cây cà chua sẽ chết.
• Vẽ bảng sau vào vở và hoàn thành theo mẫu:
Hệ cơ quan |
Cơ quan cấu tạo nên
hệ cơ quan |
Chức năng hệ cơ
quan |
Hệ tiêu hóa |
Thực quản, dạ dày, ruột,… |
Tiêu hóa thức ăn thành các chất cần
thiết cho cơ thể. |
Hệ tuần hoàn |
Tim, mạch máu… |
Vận chuyển các chất trong cơ thể. |
Hệ thần kinh |
Não, dây thần kinh, tủy sống,… |
Điều khiển các hoặt động sống của cơ thể. |
Hệ hô hấp |
Mũi,
hầu, phổi, cơ hoành,… |
Giúp cơ thể trao đổi khí với môi trường
bên ngoài (thở). |
Hệ bài tiết |
Dạ dày, bàng quang, thận,… |
Cân bằng, bài tiết, các chất không cần
thiết ra khỏi cơ thể. |
♻️ Vận dụng
Nêu tên các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào tương ứng với các số từ (1) đến (5) trong hình sau:
(1) Tế bào, (2) Mô, (3) Cơ quan, (4) Hệ cơ quan, (5) Cơ thể.
✍️ Ghi nhớ
• Hệ cơ quan là tập hợp một số cơ quan cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định.
• Ở cơ thể thực vật, các hệ cơ quan được chia thành hệ chồi và hệ rễ.
• Ở cơ thể động vật gồm một số hệ cơ quan như: hệ vận động (xương, cơ); hệ tuần hoàn (tim, mạch máu, máu); hệ hô hấp (mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi); ...
• Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều cơ quan và hệ cơ quan. Các cơ quan cùng thực hiện chức năng tạo thành hệ cơ quan, các hệ cơ quan hoạt động thống nhất, nhịp nhàng để thực hiện chức năng sống.
BÀI TẬP
✍️ Bài tập
1. Đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của mọi cơ thể sống là
A. mô.
B. tế bào.
C. cơ quan.
D. hệ cơ quan.
Đáp án B.
✍️ Bài tập
2. Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là
A. mô.
B. tế bào.
C. cơ quan.
D. hệ cơ quan.
Đáp án A.
✍️ Bài tập
3. Kể tên các cơ quan thuộc hệ hô hấp ở người và cho biết mối liên hệ về chức năng của các cơ quan.
Các cơ quan thuộc hệ hô hấp: mũi, hầu, phổi, cơ hoành. Các cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện chức năng giúp cơ thể trao đổi khí với môi trường.
✍️ Bài tập
4. Khi em tập thể dục, những cơ quan và hệ cơ quan nào trong cơ thể cùng phối hợp hoạt động?
Khi em tập thể dục, những hệ cơ quan cùng phối hợp hoạt động là: hệ vận động, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ tuần hoàn.