KHTN6-CTST | Bài 22. Phân loại thế giới sống

MỤC TIÊU

- Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống.
- Phân biệt được các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới. Nhận biết được cách gọi tên sinh vật.
- Nhận biết được năm giới sinh vật và lấy được ví dụ minh hoạ cho mỗi giới.
Nhận biết được cách xây dựng khoá lưỡng phân thông qua ví dụ.
- Lấy được ví dụ chứng minh thế giới sống đa dạng về số lượng loài và đa dạng về môi trường sống.

TÓM TẮT KIẾN THỨC

💡 Mở đầu
Việc phân loại thế giới sống cũng giống như cách chúng ta sắp xếp các loại sách vào giá sách. Theo em, chúng ta nên dựa vào tiêu chí nào để phân loại sinh vật vào các nhóm phân loại?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG

Tìm hiểu về sự cần thiết phân loại thế giới sống

- Thế giới sống vô cùng đa dạng và phức tạp, việc phân loại thế giới sống giúp chúng ta gọi đúng tên sinh vật, đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại, nhận ra sự đa dạng của sinh giới.
- Có thể dựa vào một số tiêu chí sau để phân loại sinh vật: đặc điểm tế bào (tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực), mức độ tổ chức cơ thể (cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào), môi trường sống (môi trường nước, môi trường cạn), kiểu dinh dưỡng (tự dưỡng, dị dưỡng), ...

👨‍👩‍👧‍👦 Thảo luận
1. Kể tên một số sinh vật trong hình 22.1. Từ đó, em hãy nhận xét về thế giới sống.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Tên một số sinh vật trong hình 22.1: vọc, nhện, rùa, bướm, bọ cánh cam, cá, vi khuẩn, cò, trùng giày, dương xỉ, thông, súng.
- Nhận xét: Thế giới sống đa dạng về số lượng các loài sinh vật, đa dạng về đặc điểm và môi trường sống của chúng.

👨‍👩‍👧‍👦 Thảo luận
2. Thế giới sống có thể được phân loại theo những tiêu chí nào? Trên cơ sở đó, em hãy phân loại các sinh vật trong hình 22.1.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Phân loại sinh vật dựa vào đặc điểm tế bào (tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực), cấp độ tổ chức cơ thể (cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào), khả năng di chuyển, dinh dưỡng (tự dưỡng, dị dưỡng), môi trường sống (môi trường nước, môi trường cạn,...).

✍️ Ghi nhớ
• Phân loại thế giới sống là cách sắp xếp sinh vật vào một hệ thống theo trật tự nhất định dựa vào đặc điểm cơ thể.
• Nhiệm vụ của phân loại thế giới sống là phát hiện, mô tả, đặt tên và sắp xếp sinh vật vào hệ thống phân loại.

2. CÁC BẬC PHÂN LOẠI SINH VẬT

2.1. Tìm hiểu về các bậc phân loại

👨‍👩‍👧‍👦 Thảo luận
3. Quan sát hình 22.2, em hãy kể tên các bậc phân loại sinh vật theo thứ tự từ thấp đến cao trong thế giới sống.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Loài → chi/ giống → họ → bộ → lớp → ngành → giới.

📝 Củng cố
Từ cách phân loại loài Gấu đen châu mỹ, em hãy cho biết các bậc phân loại của loài Gấu trắng trong hình 22.3.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Loài Gấu trắng trong hình thuộc: giống Gấu, họ Gấu, bộ Ăn thịt, lớp Thú, ngành Dây sống, giới Động vật.

2.2. Tìm hiểu cách gọi tên loài

👨‍👩‍👧‍👦 Thảo luận
4. Quan sát hình 22.4, em hãy cho biết sinh vật có những cách gọi tên nào?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Có ba cách gọi tên sinh vật:
- Tên phổ thông là cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu;
- Tên khoa học = Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố);
- Tên địa phương là cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia.

📝 Củng cố
Nêu cách gọi tên khoa học của một số loài sau đây, biết:

Tên phổ thông

Tên chi / giống

Tên loài

Con người

Homo

Sapiens

Chim bồ câu

Cobumba

Livia

Cây ngọc lan trắng

Magnolia

Alba

Cây ngô

Zea

Mays

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Tên phổ thông

Tên chi / giống

Tên loài

Tên khoa học

Con người

Homo

Sapiens

Homo sapiens

Chim bồ câu

Cobumba

Livia

Columba livia

Cây ngọc lan trắng

Magnolia

Alba

Magnolia alba

Cây ngô

Zea

Mays

Zea mays


📖 Mở rộng
- Tên khoa học của loài thường sử dụng tiếng Latinh và được viết in nghiêng
• Từ đầu tiên là tên chi/ giống (viết hoa);
• Từ thứ hai là tên loài (viết thường) mô tả tính chất của loài như công dụng, hình dạng, màu sắc, xuất xứ;
• Tên tác giả;
• Năm tìm thấy loài đó được đặt sau cùng.
- Ví dụ:
• Sao la (tên khoa học: Pseudoryx nghetinhensis) thuộc giống Pseudoryx, loài nghetinhensis (tên loài được đặt theo tên tỉnh Nghệ Tĩnh trước đây, nay là tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh). Sao la được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1992 tại Vườn Quốc gia Vũ Quang – Hà Tĩnh.
• Sao la được xếp hạng ở mức rất nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Danh lục Đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Thế giới và Sách Đỏ Việt Nam.

✍️ Ghi nhớ
- Trong nguyên tắc phân loại, các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn được sắp xếp theo trật tự:
Loài → chi/ giống → họ → bộ → lớp → ngành → giới.
- Trong đó, loài là bậc phân loại cơ bản, bậc phân loại càng nhỏ thì sự khác nhau giữa các sinh vật cùng bậc càng ít.
- Cách gọi tên sinh vật:
• Tên phổ thông là cách gọi phổ biến của loài có trong danh lục tra cứu.
• Tên khoa học là cách gọi tên một loài sinh vật theo tên chi/ giống và tên loài.
• Tên địa phương là cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia.

3. CÁC GIỚI SINH VẬT

Tìm hiểu về năm giới sinh vật

Giới là bậc phân loại cao nhất bao gồm các nhóm sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, khả năng di chuyển, kiểu dinh dưỡng, sinh vật được chia thành năm giới:
1. Giới Khởi sinh gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ; sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng; môi trường sống đa dạng; đại diện: vi khuẩn E. coli,…
2. Giới Nguyên sinh gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, phần lớn cơ thể đơn bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng; sống trong môi trường nước hoặc trên cơ thể sinh vật; đại diện: trùng roi, tảo lục, …
3. Giới Nấm gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào; sống dị dưỡng; đại diện: nấm mốc, nấm men, …
4. Giới Thực vật gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào; sống tự dưỡng (có khả năng quang hợp), môi trường sống đa dạng; không có khả năng di chuyển; đại diện: rêu tường, dương xỉ, thông đất, lúa nước, …
5. Giới Động vật gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào; sống dị dưỡng; có khả năng di chuyển, môi trường sống đa dạng; đại diện: san hô, tôm sông, châu chấu, giun đất, cá hồi, ếch đồng, thạch sùng, gà lôi, khỉ vàng, …

📖 Mở rộng
• Trước đây, có nhiều quan điểm khác nhau về hệ thống phân chia thế giới sống như quan điểm hai giới, quan điểm ba giới, quan điểm năm giới, quan điểm sáu giới, ...
• Ngày nay khoa học phát triển, các nhà phân loại có xu hướng ủng hộ quan điểm năm giới của Whittaker (1969) bao gồm giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật; Quan điểm sáu giới của Woese (1977) bổ sung thêm giới Vi khuẩn cổ.

👨‍👩‍👧‍👦 Thảo luận
5. Quan sát hình 22.5, hãy cho biết sinh vật được chia thành mấy giới? Kể tên một số đại diện sinh vật thuộc mỗi giới.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Sinh vật được chia thành năm giới, đại diện mỗi giới là: vi khuẩn thuộc giới Khởi sinh; trùng giày thuộc giới Nguyên sinh; nấm rơm thuộc giới Nấm; cây cam thuộc giới Thực vật; gấu thuộc giới Động vật.

👨‍👩‍👧‍👦 Thảo luận
6. Em có thể phân biệt năm giới sinh vật dựa vào những tiêu chí nào?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Dựa vào đặc điểm tế bào, tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng,...

📝 Củng cố
Hãy xác định môi trường sống của đại diện các sinh vật thuộc năm giới bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Giới

Đại diện

Môi trường sống

Nước

Cạn

Sinh vật

Khởi sinh

Vi khuẩn E.coli

+

+

+

Nguyên sinh

Trùng roi

+

Nấm

Nấm rơm

+

Thực vật

Cây rau muống

+

+

Động vật

Cá chép

+


✍️ Ghi nhớ
Theo Whittaker, 1969, thế giới sống được chia thành năm giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.

4. KHOÁ LƯỠNG PHÂN

Tìm hiểu cách xây dựng khoá lưỡng phân

📖 Mở rộng
• Định loại là việc xác định vị trí phân loại, xác định tên khoa học của một hoặc một nhóm cá thể.
• Những người chuyên làm công việc định loại mẫu vật được gọi là nhà phân loại học.
• Có thể xây dựng khoá lưỡng phân cho những sinh vật trong hình 22.6 theo kiểu bảng dấu ngoặc hàng kép như sơ đồ bên:
1(a). Sinh vật không có khả năng di chuyển ⇢ Cây hoa sen
1(b). Sinh vật có khả năng di chuyển ------⇢ 2
2(a). Sinh vật không có chân --------------⇢ Con cá rô phi
2(b). Sinh vật có chân --------------------⇢ 3
3(a). Sinh vật không biết bay -------------⇢ Con thỏ
3(b). Sinh vật biết bay -------------------⇢ Con chim bồ câu

👨‍👩‍👧‍👦 Thảo luận
7. Quan sát hình 22.6, em hãy nêu các đặc điểm được sử dụng để phân biệt các sinh vật trong hình.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Các tiêu chí được sử dụng để phân biệt các sinh vật trong hình:
- Khả năng di chuyển;
- Khả năng bay;
- Có chân hoặc không.

Tên sinh vật

Đặc điểm

Con thỏ

Có khả năng di chuyển, có chân, không biết bay.

Cây hoa sen

Không có khả năng di chuyển.

Con cá rô phi

Có khả năng di chuyển, không có chân.

Con chim bồ câu

Có khả năng di chuyển, có chân, biết bay.


👨‍👩‍👧‍👦 Thảo luận
8. Em hãy cho biết cách xây dựng khoá lưỡng phân trong hình 22.7.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Bước 1. Xác định đặc điểm đặc trưng của mỗi sinh vật.
- Bước 2. Dựa vào một đặc điểm đặc trưng nhất để phân chia sinh vật thành hai nhóm.
- Bước 3. Tiếp tục phân chia các nhóm trên thành hai nhóm nhỏ hon cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn một sinh vật.
- Bước 4. Xây dựng khoá lưỡng phân hoàn chỉnh.

♻️ Vận dụng
Liên hệ việc sắp xếp các loại sách vào giá sách với việc sắp xếp các sinh vật của thế giới tự nhiên vào các nhóm phân loại có ý nghĩa gì?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Em gặp khó khăn gì khi cần chọn một cuốn sách trên giá chứa rất nhiều sách nhưng lại không được sắp xếp theo một tiêu chí nào. Từ đó, liên hệ trong tự nhiên, số loại sinh vật rất đa dạng, việc sắp xếp các sinh vật vào các nhóm phân loại có ý nghĩa giúp chúng ta dễ dàng nghiên cứu về sinh vật và nhận ra sự đa dạng của sinh giới.

✍️ Ghi nhớ
• Khoá lưỡng phân là cách phân loại sinh vật dựa trên một đôi đặc điểm đối lập để phân chia chúng thành hai nhóm.
• Cách xây dựng khoá lưỡng phân: Xác định đặc điểm đặc trưng đối lập của mỗi sinh vật, dựa vào đó phân chia chúng thành hai nhóm cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn lại một sinh vật.

BÀI TẬP

✍️ Bài tập
1. Thế giới sinh vật được chia vào các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự:
A. loài – chi – họ – bộ – lớp – ngành – giới.
B. loài – họ – chi – bộ – lớp – ngành – giới.
C. giới – ngành – bộ – lớp – họ – chi – loài.
D. giới – họ – lớp – ngành – bộ – chi – loài.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Đáp án A.

✍️ Bài tập
2. Tên khoa học của loài người là Homo sapiens Linnaeus, 1758. Hãy xác định tên giống, loài, tác giả, năm tìm ra loài đó.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Tên giống: Homo.
- Tên loài: Sapiens.
- Tác giả: Linnaeus.
- Năm tìm ra: 1758.

✍️ Bài tập
3. Quan sát hình ảnh dưới đây, gọi tên sinh vật và cho biết các sinh vật đó thuộc giới nào.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Hình ảnh

Tên gọi

Giới

Bài 22: Phân loại thế giới sống

Vi khuẩn E.coli

Khởi sinh

Bài 22: Phân loại thế giới sống

Con gà

Động vật

Bài 22: Phân loại thế giới sống

Con ong

Động vật

Bài 22: Phân loại thế giới sống

Trùng roi

Nguyên sinh

Bài 22: Phân loại thế giới sống

Rêu

Thực vật

Bài 22: Phân loại thế giới sống

Con cóc

Động vật

Bài 22: Phân loại thế giới sống

Cây phượng

Thực vật

Bài 22: Phân loại thế giới sống

Nấm đùi gà

Nấm

SÁCH HỌC SINH (bản in thử)

Post a Comment

Previous Post Next Post