Bài 24: Ứng động

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. KHÁI NIỆM ỨNG ĐỘNG

- Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.

- Tùy thuộc vào tác nhân kích thích, ứng động được chia thành : quang ứng động, nhiệt ứng động, thủy ứng động, hóa ứng động, ứng động tiếp xúc, ứng động tổn thương, điện ứng động…

Ví dụ, mỗi loài hoa có thời điểm nở hoa khác nhau do quang ứng động.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 24: Ứng động | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

II. CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG

1. Ứng động sinh trưởng

- Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó, các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa, …) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt đô,…)

- Ứng động dưới tác dụng của ánh sáng: hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 24: Ứng động | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

- Ứng động dưới tác động của nhiệt độ : Hoa nghệ tây và hoa tuylip nở và cụp do sự biến đổi của nhiệt độ

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 24: Ứng động | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

2. Ứng động không sinh trưởng

Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào thực vật.

Ví dụ : Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 24: Ứng động | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Nguyên nhân cây trinh nữ cụp lá lại khi bị va chạm là do sức căng nước ở khí khổng. Khi bị kích thích, khí khổng mất nước làm khí khổng đóng lại xẹp xuống làm lá cụp xuống. Khi kích thích qua đi, khí khổng lại trương nước lá mở ra bình thường.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 24: Ứng động | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

3. Vai trò của ứng động

Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA




BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP




Post a Comment

Previous Post Next Post