MỤC TIÊU
- Mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của vi khuẩn. Nhận thấy được sự đa dạng của vi khuẩn trong tự nhiên.
- Phân biệt được virus và vi khuẩn.
- Nêu được vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và thực tiễn. Trình bày được một số bệnh do vi khuẩn gây ra và nêu được một số biện pháp phòng chống.
- Vận dụng những hiểu biết về vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn như: thức ăn để lâu bị ôi thiu, không ăn thức ăn ôi thiu.
TÓM TẮT KIẾN THỨC
💡 Mở đầu
Thức ăn không được bảo quản hợp lí và đúng cách sẽ rất dễ bị ôi thiu. Vậy nguyên nhân nào làm cho thức ăn dễ bị ôi thiu? Việc sử dụng các loại thức ăn ôi thiu đó sẽ có tác hại gì?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Thức ăn dễ bị ôi thiu là do hoạt động của vi khuẩn biến đổi các chất trong đồ ăn biến đổi sang chất khác.
- Việc sử dụng các loại thức ăn ôi thiu sẽ có tác hại là: Sử dụng thức ăn ôi thiu là đưa vi khuẩn gây hại và các chất độc hại (các chất trong thức ăn bị vi khuẩn biến đổi có thể tạo thành các chất độc hại) vào cơ thể. Điều này khiến cho cơ thể có thể bị ngộ độc thực phẩm, thậm chí gây nên những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA VI KHUẨN
Tìm hiểu đặc điểm hình dạng và cấu tạo của vi khuẩn
- Vi khuẩn là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ, kích thước hiển vi.
- Trong tự nhiên, vi khuẩn thường phân bố với số lượng lớn ở các loại môi trường như đất, nước, không khí, cơ thể sinh vật, đồ dùng, thức ăn ôi thiu, ...
- Ví dụ: Trong 1 g đất ở cánh đồng có tới hàng trăm triệu vi khuẩn, trong 1 cm3 nước bẩn hay 1 cm3 không khí ở thành phố có hàng chục đến hàng chục vạn vi khuẩn, trong cơ thể em, số vi khuẩn nhiều gấp khoảng 10 lần số tế bào.
👨👩👧👦 Thảo luận
1. Quan sát hình 25.1, em có nhận xét gì về hình dạng của các loại vi khuẩn. Lấy ví dụ.
Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau: hình que (trực khuẩn lị, trực khuẩn đường ruột), hình cầu (tụ cầu khuẩn, liên cẩu khuẩn) và hình xoắn (xoắn khuẩn); một số vi khuẩn có hình dấu phẩy (phẩy khuẩn tả).
👨👩👧👦 Thảo luận
2. Tìm hiểu thông tin về sự phân bố của vi khuẩn trong tự nhiên. Em có nhận xét gì về môi trường sống của vi khuẩn? Lấy ví dụ.
- Vi khuẩn có mặt ở khắp mọi nơi như: trong thức ăn ôi thiu, quẩn áo bẩn, vật dụng trong gia đình, trên cơ thể người,...
- Vi khuẩn trong tự nhiên phân bố ở các môi trường khác nhau như: đất, nước, không khí, trên cơ thể sinh vật, trong lòng đất,...
👨👩👧👦 Thảo luận
3. Quan sát hình 25.2, em hãy xác định các thành phần cấu tạo vi khuẩn bằng cách chú thích các phần được đánh dấu từ (1) → (4).
(1) Màng tế bào; (2) Chất tế bào;
(3) Vùng nhân; (4) Thành tế bào.
📝 Củng cố
Đặc điểm cấu tạo của virus và vi khuẩn khác nhau như thế nào?
Virus chưa có cấu tạo tế bào, vi khuẩn có cấu tạo tế bào nhân sơ.
✍️ Ghi nhớ
• Hình dạng của vi khuẩn: Đa số có dạng hình que (trực khuẩn lị), hình cầu (tụ cầu khuẩn), hình xoắn (xoắn khuẩn giang mai), hình dấu phẩy (phẩy khuẩn tả), ...
• Cấu tạo của vi khuẩn gồm các thành phần: thành tế bào, màng tế bào, chất tế bào và vùng nhân. Một số vi khuẩn có thể có lông bơi hoặc roi bơi để di chuyển.
2. VAI TRÒ CỦA VI KHUẨN
2.1. Tìm hiểu lợi ích của vi khuẩn trong tự nhiên và đời sống con người
👨👩👧👦 Thảo luận
4. Quan sát hình 25.3, em hãy nêu vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên.
Trong tự nhiên, vi khuẩn tham gia vào quá trình phân huỷ xác sinh vật chết, là một mắt xích trong chu trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên.
👨👩👧👦 Thảo luận
5. Nêu vai trò của vi khuẩn trong quá trình chế biến các sản phẩm ở hình 25.4. Kể tên một vài ứng dụng của vi khuẩn trong thực tiễn.
- Vi khuẩn lên men một số thực phẩm như: rau, củ, quả, thịt, cá,...
- Ứng dụng vi khuẩn trong thực tiễn: chế biến thức ăn, làm sữa chua,...
📝 Củng cố
Hãy đề xuất một số phương pháp bảo quản thực phẩm trong gia đình.
- Trong gia đình, để bảo quản tốt thức ăn, chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp như: lên men (phương pháp muối chua), sấy khô (đặc biệt với các loại hoa quả), bảo quản trong tủ lạnh (thức ăn nên để trong hộp có nắp kín hoặc đóng gói kín, khi bảo quản phải lưu ý thời gian bảo quản tối đa cho mỗi loại thực phẩm.
- Rau, củ, quả hạn chế bảo quản trong ngăn đá vì sẽ làm phá vỡ màng tế bào, khi đưa ra ngoài dễ bị dập).
2.2. Tìm hiểu một số bệnh do vi khuẩn và các biện pháp phòng chống
👨👩👧👦 Thảo luận
6. Quan sát hình 25.5, 25.6 và hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Tên bệnh
Tác nhân gây bệnh
Biểu hiện bệnh
Bệnh tiêu chảy
Trực khuẩn đường ruột
?
?
Vi khuẩn lao
?
Tên bệnh |
Tác nhân gây
bệnh |
Biểu hiện bệnh |
Bệnh tiêu chảy |
Trực khuẩn đường ruột |
Buồn nôn, nôn, đau bụng, đau đầu, tiêu
chảy. |
Bệnh lao phổi |
Vi khuẩn lao |
Ho ra máu, sốt, tức ngực, mệt mỏi, sút
cân. |
👨👩👧👦 Thảo luận
7. Theo em bệnh do vi khuẩn gây ra có thể lây truyền theo con đường nào? Hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra.
- Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống là chủ yếu. Chúng có thể lây nhiễm thông qua việc sử dụng thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh; qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn gây bệnh; qua đường không khí (hô hấp);...
- Một số biện pháp phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra:
+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ, ăn uổng hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi;
+ Chú ý đeo khẩu trang nơi công cộng hoặc khi đi vào nơi có cảnh báo vùng dịch, tránh tiếp xúc gắn với người khác;
+ Tăng cường bồi bổ cơ thể để tăng sức đề kháng;
+ Sử dụng thuốc kháng sinh đúng bệnh, đúng cách để đạt hiệu quả;
+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
📝 Củng cố
Từ các con đường lây truyền bệnh, em hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy.
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ, ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi;
- Sử dụng thuốc kháng sinh đúng bệnh, đúng cách để đạt hiệu quả;
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
♻️ Vận dụng
Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu trong đất không có vi khuẩn?
Trong đất không có vi khuẩn thì xác sinh vật sẽ không bị phân hủy, chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên sẽ không thể xảy ra.
✍️ Ghi nhớ
• Trong tự nhiên, vi khuẩn tham gia vào quá trình phân huỷ xác sinh vật và chất thải hữu cơ làm sạch môi trường.
• Trong thực tiễn, vi khuẩn có vai trò trong chế biến thực phẩm. Một số vi khuẩn gây bệnh cho người, động vật, thực vật; một số vi khuẩn làm hư hỏng thực phẩm, làm thức ăn bị ôi thiu.
• Biện pháp phòng chống bệnh do vi khuẩn: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, bảo quản thực phẩm đúng cách.
📖 Mở rộng
Kháng sinh là thuốc tiêu diệt hoặc kìm hãm sự sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn ở mức độ nhất định. Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh: chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn; khi lựa chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh (đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ); dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách và đủ thời gian (thông thường không dưới 5 ngày).
BÀI TẬP
✍️ Bài tập
1. Phân biệt virus và vi khuẩn.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Vius là một dạng sống chưa có cấu tạo tế bào, sống kí sinh nội bào bắt buộc trong tế bào vật chủ.
- Vi khuẩn thuộc giới Khởi sinh, có cấu tạo tế bào nhân sơ, phần lớn sống kí sinh trong cơ thể vật chủ.
- Virus và vi khuẩn đều là nguyên nhân gây ra một số bệnh trên người, động vật và thực vật.
✍️ Bài tập
2. Trong các bệnh: bệnh lị, bệnh thuỷ đậu, bệnh viêm da, bệnh dại, bệnh than, bệnh viêm gan B, bệnh lao phổi, bệnh zona thần kinh, bệnh quai bị, bệnh sốt xuất huyết, bệnh Covid-19 ở người, bệnh nào do virus, bệnh nào do vi khuẩn gây nên.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Bệnh do virus |
Bệnh do vi khuẩn |
Bệnh thuỷ đậu |
Bệnh lị |
Bệnh quai bị |
Bệnh viêm da |
Bệnh sốt xuất huyết |
Bệnh than |
Bệnh dại |
Bệnh lao phổi |
Bệnh viêm gan B |
|
Bệnh zona thẩn kinh |
|
Bệnh Covid-19 |
|
✍️ Bài tập
3. Nêu lợi ích và tác hại của vi khuẩn. Lấy ví dụ.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Lợi ích của vi khuẩn:
+ Vi khuẩn phân hủy các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ, đảm bảo sự cân bằng vật chất trong tự nhiên.
+ Vi khuẩn có ích được ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp và chế biến thực phẩm.
+ Ví dụ: Vi khuẩn được ứng dụng trong làm sữa chua, muối chua rau củ,...
- Tác hại của vi khuẩn:
+ Một số vi khuẩn gây bệnh cho người, động vật và thực vật.
+ Ngoài ra, vi khuẩn là nguyên nhân gây hư hỏng thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường sống.
+ Ví dụ: Vi khuẩn gây bệnh lao phổi, tiêu chảy,...