KHTN6-CTST | Bài 26. Thực hành quan sát vi khuẩn. Tìm hiểu các bước làm sữa chua

MỤC TIÊU

- Quan sát và vẽ được hình ảnh vi khuẩn. Nhận biết được một số loại vi khuẩn khác từ tiêu bản mẫu.
- Nêu được các bước làm sữa chua.

TÓM TẮT KIẾN THỨC

1. Chuẩn bị

Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, pipette, giấy lọc.
Hoá chất: Xanh methylene.
Mẫu vật: Nước dưa muối/ nước cà muối. Tiêu bản mẫu.

2. Cách tiến hành

2.1. Thực hành quan sát vi khuẩn

Làm và quan sát tiêu bản vi khuẩn lactic trong nước dưa muối / nước nước cà muối theo các bước sau:

- Bước 1. Chuẩn bị nước dưa muối / cà muối. Dùng pipette lấy một vài giọt nước dưa muối/ nước cà muối.
- Bước 2. Nhỏ 1 giọt nước dưa muối / nước cà muối lên lam kính.
- Bước 3. Đậy lamen lên giọt nước dưa cà muối / nước cà muối.
- Bước 4. Nhỏ 1 giọt xanh methylene vào cạnh góc lamen sao cho hoà lẫn với giọt nước dưa muối/ nước cà muối.
- Bước 5. Dùng giấy thấm nước thừa tràn ra ngoài lam kính.
- Bước 6. Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi với vật kính 10x, 40x và vẽ vi khuẩn quan sát được.

2.2. Hướng dẫn làm sữa chua

1. Chuẩn bị

❖ Nguyên liệu:
- Sữa chua: 1 hộp (100 g)
- Nước đun sôi: 500 ml
- Sữa đặc có đường: 1 hộp (380 g)
- Nước đun sôi để nguội: 500 ml
❖ Dụng cụ: cốc thuỷ tinh, nồi ủ hoặc thùng xốp, đũa, chậu thuỷ tinh, nhiệt kế.

2. Cách tiến hành

- Bước 1: Mở hộp sữa đặc và đổ vào chậu thuỷ tinh.
- Bước 2: Thêm vào chậu thuỷ tinh 1 lít nước theo tỉ lệ: 1/2 nước vừa đun sôi: 1/2 nước sôi để nguội và khuấy đều sao cho nhiệt độ hỗn hợp khoảng 40 °C – 50 °C.
- Bước 3: Cho vào hỗn hợp trên một hộp sữa chua để bổ sung vi khuẩn lactic, khuấy nhẹ, đều tay.
- Bước 4: Múc hỗn hợp sữa chua vào các cốc thuỷ tinh nhỏ có nắp đậy.
- Bước 5: Xếp các cốc vào nồi ủ hoặc thùng xốp và ủ khoảng 8 – 12 giờ.
- Bước 6: Bảo quản sữa chua đã ủ trong ngăn mát tủ lạnh.

👨‍👩‍👧‍👦 CHÚ Ý
- Sữa chua sau khi ủ phải sánh, mịn, có màu trắng sữa và vị chua nhẹ.
- Khi sử dụng nước sôi cần có sự hỗ trợ của giáo viên hoặc phụ huynh.

2.3. Báo cáo kết quả thực hành

Báo cáo: Kết quả thực hành quan sát vi khuẩn

Thứ …… ngày …… tháng …… năm ……

Nhóm ……………… Lớp ………………

1. Vẽ và mô tả hình dạng vi khuẩn lactic có trong tiêu bản.

2. Vẽ và nhận dạng một số vi khuẩn có trong tiêu bản mẫu.

3. Tại sao chúng ta phải bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh?

HƯỚNG DẪN BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

👨‍👩‍👧‍👦 Thảo luận
1. Vẽ và mô tả hình dạng vi khuẩn lactic có trong tiêu bản.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Vi khuẩn lactic có dạng hình que, xếp riêng lẻ hoặc thành chuỗi.

👨‍👩‍👧‍👦 Thảo luận
2. Vẽ và nhận dạng một số vi khuẩn có trong tiêu bản mẫu.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Trong dưa muối, loại vi khuẩn có mặt nhiều nhất là vi khuẩn lactic có dạng hình que.

👨‍👩‍👧‍👦 Thảo luận
3. Tại sao chúng ta phải bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Phải bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh vì:
- Nếu để bên ngoài (nhiệt độ thích hợp), vi khuẩn lactic sẽ phát triển mạnh, lên men nhanh → sữa chua bị vữa nát, trở nên quá chua. Do đó, cần bỏ vào tủ lạnh (nhiệt độ thấp hơn) để hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn lactic → giảm sự lên men quá nhanh → sữa chua giữ được độ chua nhẹ đặc trưng, kéo dài được thời gian quá mức.
- Ngoài ra, bỏ sữa chua vào trong ngăn mát của tủ lạnh cũng hạn chế được sự xâm nhập, phát triển của các vi khuẩn có hại khác.

SÁCH HỌC SINH (bản in thử)

Post a Comment

Previous Post Next Post