Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày

 I. CẤU TẠO DẠ DÀY:

- Dạ dày hình túi thắt 2 đầu, dung tích 3 lít.

- Thành dạ dày có cấu tạo gồm 4 lớp:

+ Lớp màng bọc.

+ Lớp cơ rất dày và khỏe gồm: cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo.

+ Lớp dưới niêm mạc.

+ Lớp niêm mạc: với nhiều tuyến tiết dịch vị.

* Ở dạ dày có diễn ra các hoạt động tiêu hóa sau:

- Tiết dịch vị.

- Biến đổi lí học của thức ăn: sự co bóp của dạ dày.

- Biến đổi hóa học của thức ăn: nhờ các enzyme.

- Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột.

II. TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY:

Biến đổi thức ăn ở dạ dày

Các hoạt động tham gia

Các thành phần tham gia hoạt động

Tác dụng của hoạt động

Biến đổi lý học

 

Sự tiết dịch vị

Tuyến vị

Hoà loãng thức ăn

Sự co bóp của dạ dày

Các lớp cơ của dạ dày

Đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị

Biến đổi hoá học

Hoạt động của Enzim Pepsin

Enzim Pepsin

Phân cắt prôtêin chuỗi dài thành prôtêin chuỗi ngắn gồm 3 – 10 axit amin

Thức ăn được tiêu hoá ở đây từ 3 – 6 giờ rồi được đẩy dần từng đợt xuống ruột non nhờ cơ vòng môn vị và cơ dạ dày co.

Post a Comment

Previous Post Next Post