A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. Khái niệm và đặc điểm của virus
1. Khái niệm
Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, kích thước vô cùng nhỏ bé và được nhân lên trong tế bào của sinh vật sống.
Cấu trúc của virus rất đơn giản: lõi là nucleic acid (DNA hoặc RNA), vỏ là protein (vỏ capsid)., kích thước siêu nhỏ (20 - 300 micromet).
Chúng kí sinh nội bào bắt buộc và chỉ nhân lên trong tế bào vật chủ.
2. Đặc điểm
a) Virus được cấu trúc bởi 2 thành phần cơ bản:
- Lõi nucleic acid: DNA hoặc RNA, mạch kép hoặc mạch đơn.
- Lớp vỏ capsid: cấu tạo từ protein là capsomer. Ngoài ra, một số virus có lớp vỏ ngoài (phosphplipid + protein) chứa gai glycoprotein giúp bám chặt vào vật chủ, nhận diện tế bào chủ để xâm nhập.
b) Phân loại virus:
- Dựa vào vỏ ngoài: virus trần và virus có vỏ ngoài.
- Dựa vào sự sắp xếp capsomer ở vỏ capsid: virus xoắn, virus khối và virus có cấu trúc hỗn hợp.
- Dựa vào vật chất di truyền: virus DNA và virus RNA.
- Dựa vào đối tượng vật chủ: virus kí sinh ở vi khuẩn, virus kí sinh ở nấm, virus kí sinh ở thực vật và virus kí sinh ở động vật và người.
II. Quá trình nhân lên của virus trong tế bào chủ
1. Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
Quá trình nhân lên của virut chỉ được thực hiện bên trong tế bào vật chủ. Quá trình này diễn ra rất nhanh.
Quá trình nhân lên của virut trong tế bào chủ gồm 5 giai đoạn: hấp phụ => xâm nhập => tổng hợp => lắp ráp => phóng thích.
2. Chu trình sinh tan, tiềm tan và cơ chế gây bệnh của virus
a) Chu trình sinh tan và tiềm tan
Chu trình sinh tan: chu trình nhân lên kết thúc bằng sự làm tan và giết chết tế bào vật chủ, virus nhân lên theo chu trình này gọi là virus độc.
Chu trình tiềm tan: cho phép hệ gene của virus có thể tái bản, chúng không tạo thành virus mới và không phá vỡ tế bào vật chủ.
Những virus có khả năng dùng cả hai chu trình trong một tế bào vật chủ gọi là virus ôn hòa.
b) Cơ chế gây bệnh của virus
Quá trình nhân lên của virus làm cho tế bào vật chủ bị chết. Virus gây bệnh cho cơ thể bằng cách giết chết tế bào, làm tổn thương mô, cơ quan trong cơ thể và làm cho các bệnh nền (bệnh đã có trước khi nhiễm virus) nặng hơn.