Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

 I. QUAN HỆ CÙNG LOÀI

Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể (đàn kiến, bầy ong…).

- Trong một nhóm cá thể, chúng có mối quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau.

        Quan hệ hỗ trợkhi điều kiện sống thuận lợi, các cá thể cùng loài giúp nhau tìm thức ăn, chỗ ở, giúp nhau tự vệ và duy trì nòi giống tốt hơn.

        Quan hệ cạnh tranhkhi điều kiện sống bất lợi như chỗ ở chật hẹp, cạn kiệt nguồn thức ăn Ì một số cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.


II. QUAN HỆ KHÁC LOÀI

Các sinh vật khác loài có mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch nhau.

Quan hệ hỗ trợ:

        + Cộng sinhSự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật.

        Ví dụ: vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu.

        + Hội sinhSự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó 1 bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại. 

        Ví dụ: Địa y sống bám trên cành cây.

Quan hệ đối địch:

        Cạnh tranhcác sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, các điều kiện sống, kìm hãm sự phát triển của nhau.

        Ví dụ: Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.


        + Kí sinh, nửa kí sinh: sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng, máu… từ sinh vật đó.

        Ví dụ: giun đũa sống trong ruột người.

        + Sinh vật ăn sinh vật khác: gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ…

        Ví dụ: cây nắp ấm bắt côn trùng.

Post a Comment

Previous Post Next Post