Bài 47: Quần thể sinh vật

 I. KHÁI NIM QUN TH SINH VT:

Quần thể sinh vật: là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, những cá thể trong loài có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

Ví dụ: Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ:

1. Tỉ lệ giới tính:

Tỉ lệ giới tính: là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái.

Đặc điểm:

+ Đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non là 1:1.

+ Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu theo nhóm tuổi của quần thể và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.

Ví dụ 1: Vào mùa sinh sản, thằn lằn và rắn có số lượng cá thể cái cao hơn số lượng cá thể đực nhưng sau mùa sinh sản, số lượngcủa chúng lại bằng nhau.

Ví dụ 2: Ở một số loài rùa, trứng được ấp ở nhiệt độ < 280C sẽ nở thành con đực, nếu ấp ở nhiệt độ > 320C sẽ nở thành con cái.

Ý nghĩa sinh thái: tỉ lệ giới tính cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.

 

2. Thành phần nhóm tuổi:

- Quần thể có 3 nhóm tuổi chính:

Nhóm tuổi trước sinh sản: các cá thể con lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.

Nhóm tuổi sinh sản: khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể.

Nhóm tuổi sau sinh sản: các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.

- Thành phần các nhóm tuổi của các cá thể trong quần thể được thể hiện bằng các tháp tuổi.


A. THÁP PHÁT TRIỂN

B. THÁP ỔN ĐỊNH

C. THÁP GIẢM SÚT

Nhóm tuổi trước sinh sản nhiều hơn nhóm tuổi sau sinh sản.

→ chủ yếu làm tăng nhanh khối lượng và kích thước của quần thể.

Nhóm tuổi trước sinh sản bằng nhóm tuổi sinh sản.

→ quần thể ở mức cân bằng ổn định.

Nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn nhóm tuổi sau sinh sản.

→ quần thể có thể đi tới suy giảm hoặc diệt vong.

Ý nghĩa sinh thái: có kế hoạch phát triển và biện pháp bảo tồn quần thể hợp lí.

3. Mật độ cá thể của quần thể:

Mật độ của quần thể: là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

Ví dụ:

- Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào: chu kì sống của sinh vật, nguồn thức ăn của quần thể, biến động bất thường của điều kiện sống: lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, hạn hán…

- Trong nông nghiệp cần có biện pháp kĩ thuật giữ mật độ quần thể thích hợp là: trồng số lượng hợp lí, loại bỏ cá thể yếu trong đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn…

- Mật độ là đặc trưng quan trọng nhất vì: mật độ quyết định các đặc trưng khác và ảnh hưởng tới mức sử dụng nguồn sống, tần số gặp nhau giữa con đực và con cái, sức sinh sản và tử vong, trạng thái cân bằng của quần thể, các mối quan hệ sinh thái khác để quần thể tồn tại và phát triển.

 

III. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỚI QUẦN THỂ SINH VẬT:

- Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở … thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể.

- Số lượng cá thể tăng khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi… khi số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên han khiếm, thiếu nơi ở và nơi sinh sản  nhiều cá thể bị chết → mật độ cá thể giảm xuống → mật độ cá thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng.

Post a Comment

Previous Post Next Post