I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ:

- Cấu tạo bắp cơ:
+ Cấu tạo ngoài: bắp cơ gồm 2 đầu cơ và bụng cơ
+ Cấu tạo trong: bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ lại chứa rất nhiều tế bào cơ.
- Cấu tạo tế bào cơ:
+ Tơ cơ dày: có các mấu sinh chất, tạo nên vân tối
+ Tơ cơ mỏng: trơn, tạo nên vân sáng.
+ Các tơ cơ xếp xen kẽ nhau tạo nên đĩa sáng, đĩa tối.
II. Tính chất của cơ:

- Cơ có tính chất co và dãn.
- Cơ co theo nhịp gồm 3 pha: pha tiềm tang, pha co, pha dãn.
- Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày => tế bào cơ co ngắn lại => bắp cơ phình to lên.
- Cơ co chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh.

III. Ý nghĩa hoạt động co cơ:
- Cơ co giúp xương cử động làm cho cơ thể vận động, lao động, di chuyển.
- Trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của các cơ.