Voi châu Phi đang tiến hóa để không có ngà do nạn săn trộm
Nhiều động vật thực sự là bậc thầy ngụy trang, gấu bắc cực và cáo Bắc cực là những ví dụ điển hình. Cả hai đã thích nghi để hòa nhập vào môi trường xung quanh như một phản ứng đối phó với những kỷ thù ăn thịt.
Tuy nhiên, nhiều loài động vật thậm chí còn có một nỗi lo lắng lớn hơn việc bị săn đuổi bởi những kẻ săn mồi tự nhiên khác, vì chúng còn bị con người săn đuổi – và khi loài voi bị đe dọa nghiêm trọng bởi những kẻ săn trộm, có vẻ như chúng cũng thích nghi.
Một số người tin rằng ngà voi có khả năng chữa bệnh kỳ diệu.
Voi bị săn bắt và tàn sát để lấy ngà, những kẻ săn trộm thường bắn vào voi từ trực thăng hoặc máy bay nhỏ, khiến con voi rất ít cơ hội tự vệ hoặc trốn thoát.
Những con voi bị săn lùng do bộ ngà của chúng, được một số người cho là có khả năng “phục hồi” hoặc chữa bệnh.
Mặc dù đã áp đặt lệnh cấm vào cuối năm 2017, Trung Quốc là một trong những quốc gia mà ngà voi vẫn được tìm kiếm nhiều hơn – và đôi khi có giá trị cao hơn – so với vàng. Nó không chỉ được coi là một phương thuốc chữa vô số bệnh mà còn là một cách để tăng cường sinh lực, sức khỏe và khả năng sinh sản.
Dù rằng thực tế không có cơ sở khoa học nào ủng hộ việc sử dụng bột ngà trong Tây y, ngà voi vẫn được giao dịch với một số tiền đáng kể ở nhiều nơi ở Châu Phi và Châu Á.
Tuy nhiên, có vẻ như “Mẹ thiên nhiên” đang chiến đấu lại bằng vũ khí của chính mình – sự tiến hóa. Theo một ấn phẩm gần đây được công bố trên National Geographic đã chỉ ra, chọn lọc tự nhiên dường như ủng hộ những con voi được sinh ra mà không có ngà.
Voi đang tiến hóa thích nghi mới với nạn săn trộm
Những con voi lang thang trong Công viên quốc gia Cameron Gorongosa thuộc Mozambique mang dấu ấn không thể phai mờ của cuộc nội chiến đã siết chặt đất nước này trong 15 năm: rất nhiều con không còn ngà. Chúng là những con còn sống sót đơn độc sau một cuộc xung đột đã giết chết khoảng 90% những con vật bị vây hãm này, bị giết để lấy ngà để làm vũ khí và lấy thịt để nuôi sống các chiến binh.
Theo National Geographic, các nhà khoa học ở Mozambique hiện đang gắng sức để tìm hiểu về đặc điểm di truyền của những con voi được sinh ra mà không có ngà, cũng như hệ quả của tính trạng này.
Trước đây, thông thường khoảng 2% đến 4% số voi cái ở Mozambique không có ngà. Các dữ liệu gần đây cho biết gần một phần ba số voi trong quần thể voi cái – thế hệ được sinh ra sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1992 – không hề có ngà.
Chuyên gia về hành vi của voi kiêm Nhà thám hiểm địa lý quốc gia, Joyce Poole, giải thích rằng nạn săn trộm có ảnh hưởng rõ ràng đến voi – không chỉ về quy mô quần thể mà còn về mặt tiến hóa.
Việc săn bắn đã mang lại cho những con voi không mọc ngà một lợi thế sinh học ở Gorongosa, Poole giải thích, bởi vì những kẻ săn trộm tập trung vào những con voi có ngà và không để tâm đến những con còn lại. Ngà của voi đực lớn hơn và nặng hơn so với ngà của voi cái ở cùng độ tuổi, Poole cho biết. “Nhưng khi mà sức ép ngày càng lớn từ việc săn bắn tác động lên một đàn voi, thì những kẻ săn trộm cũng bắt đầu nhắm đến những con voi cái già hơn,” cô giải thích.
Xu hướng này không chỉ giới hạn ở Mozambique. Các quốc gia khác có lịch sử săn bắt lấy ngà voi cũng ghi nhận sự chuyển biến tương tự trong số những con voi cái sống sót và các con của chúng. Ở Nam Phi, tác động đó là cực kỳ rõ rệt – 98% trong số 174 con voi ở Vườn quốc gia Addo được báo cáo là không có ngà từ đầu những năm 2000.
Josephine Smit, người nghiên cứu hành vi loài voi với tư cách là nhà nghiên cứu của Chương trình Voi Nam Tanzania, nói rằng trong số những con voi cái mà cô theo dõi tại Công viên Quốc gia Ruaha, một khu vực bị săn trộm nhiều vào những năm 1970 và 1980, 21% số con cái lớn hơn 5 tuổi là không có ngà. Như ở Gorongosa, tỉ lệ cao nhất ở những cá thể cái lớn tuổi. Khoảng 35% voi cái trên 25 tuổi không có ngà, cô nói.
Ryan Long, một nhà sinh thái học hành vi tại Đại học Idaho và Nhà thám hiểm địa lý quốc gia cho biết, sự phổ biến của hiện tượng không ngà ở Addo là rất đáng chú ý và nhấn mạnh sự thật rằng áp lực săn trộm cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn chứ không chỉ đơn thuần loại bỏ các cá nhân khỏi quần thể. Hậu quả của những thay đổi mạnh mẽ như vậy trong quần thể voi chỉ mới bắt đầu được khám phá.
Tác động của hiện tượng này
Bất chấp làn sóng không ngà do ảnh hưởng của con người trong những thập kỷ gần đây, những con voi không có ngà vẫn sống sót và có vẻ khỏe mạnh, theo Poole. Các nhà khoa học nói rằng tỷ lệ đáng kể của những con voi này có thể thay đổi cách cư xử giữa cá thể và quần thể, và họ muốn tìm hiểu xem, ví dụ, liệu những con vật này có phạm vi lãnh thổ rộng lớn hơn những con voi khác bởi vì chúng có lẽ cần nhiều diện tích hơn để tìm các thức ăn có thể phục hồi.
Ngà về cơ bản là răng mọc quá mức. Tuy nhiên, chúng thường được sử dụng cho hầu hết các hoạt động hàng ngày: đào để tìm nước hoặc các khoáng chất quan trọng trong lòng đất, bóc vỏ cây để bảo đảm thức ăn có xơ và giúp con đực tranh giành con cái.
Nếu những con voi đang thay đổi nơi chúng sống, tốc độ chúng di chuyển hoặc nơi chúng đi, đó có thể có ý nghĩa lớn hơn đối với các hệ sinh thái xung quanh chúng. “Bất kỳ thay đổi nào trong hành vi có thể dẫn đến những thay đổi trong việc phân bố voi trên diện rộng và điều đó có khả năng gây hậu quả cho phần còn lại của hệ sinh thái,” Long giải thích.
Hiện tại, Long và một nhóm các nhà nghiên cứu sinh thái học và di truyền đang bắt đầu nghiên cứu cách mà những con voi không ngà đang thích nghi.
Tham khảo: National Geogegraphic
tapchisinhhoc.com