Bài 16: Từ trường Trái Đất

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. Mô tả từ trường Trái Đất

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 16: Từ trường Trái Đất (CD)

Trái Đất quay quanh trục xuyên tâm. Trục này là đường thẳng nối giữa cực Nam và cực Bắc của nó. Các cực này có vị trí cố định trên bề mặt Trái Đất. Do cấu tạo của lõi và chuyển động quay nên Trái Đất có từ trường, giống như một thanh nam châm.


II. La bàn

1. Cấu tạo la bàn 

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 16: Từ trường Trái Đất (CD)

La bàn có cấu tạo gồm các bộ phận:

- Kim nam châm quay tự do trên trục

- Mặt chia độ được chia thành 3600 có ghi 4 hướng: bắc (N), đông (E), nam (S), tây (W). Mặt này được gắn cố định với vỏ kim loại của la bàn và quay độc lập với kim nam châm

- Vỏ kim loại kèm mặt kính có nắp

2. Sử dụng la bàn xác định hướng địa lí

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 16: Từ trường Trái Đất (CD)

Cách xác định hướng của la bàn:

- Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang cách xa nam châm và các vật liệu có tính chất từ

- Khi kim nam châm nằm ổn định (hướng nam bắc), xoay la bàn sao cho vạch số 0 ở chữ N trùng với từ cực bắc của kim nam châm

- Đọc số chỉ của vạch trên mặt chia độ gần nhất với hướng từ tâm la bàn tới điểm A


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA


Mở đầu 

Trả lời câu hỏi trang 83 SGK KHTN 7

Như ta đã biết, kim nam châm tự do, khi cân bằng luôn nằm dọc theo hướng nam bắc. Từ trường nào đã tác dụng lên kim nam châm để nó luôn chỉ theo một hướng như vậy?

Lời giải:

Từ trường của Trái Đất đã tác dụng lên kim nam châm. Về bản chất Trái Đất của chúng ta như một nam châm khổng lồ, có cực từ Bắc, cực từ Nam nên xung quanh Trái Đất có từ trường, khi đặt kim nam châm tự do thì nó sẽ định hướng theo một đường sức từ nhất định nằm dọc theo hướng nam bắc.


I. Mô tả từ trường trái đất

Trả lời câu hỏi trang 83 SGK KHTN 7

Dựa vào hình 16.1, em hãy cho biết cực Bắc địa lý và cực từ bắc của ( Trái đất ) có trùng nhau không?

Soạn KHTN 7 Bài 16 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 16 – Cánh diều

Lời giải:

Cực Bắc địa lý và cực từ bắc của (Trái đất) không trùng nhau.


II. La bàn

Trả lời câu hỏi trang 84 SGK KHTN 7

Khi ở trên tàu thuyền trên biển cả mênh mông, cần tìm hướng di chuyển chính xác, người ta có thể dùng dụng cụ gì?

Lời giải:

Dùng la bàn, vì kim của la bàn thực chất là một kim nam châm, luôn định hướng nam bắc.

Trả lời câu hỏi trang 85 SGK KHTN 7

Câu 1: Ở hình 16.3, B là vị trí của ngôi nhà. Hãy xác định hướng địa lí từ tâm la bàn đến B.

Soạn KHTN 7 Bài 16 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 16 – Cánh diều (ảnh 2)

Lời giải:

Từ tâm của la bàn nối 1 đường thẳng đến điểm B.

Soạn KHTN 7 Bài 16 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 16 – Cánh diều (ảnh 3)

Ví trí của điểm B: 240° hướng Tây Nam.

Câu 2. Hãy sử dụng la bàn để tìm hướng cổng trường của trường em

Lời giải:

HS thực hiện lần lượt các bước sử dụng la bàn để xác định hướng cổng trường.


BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP




Post a Comment

Previous Post Next Post