Bài 31: Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. Chuẩn bị

1. Thiết bị, dụng cụ

- Kính hiển vi có vật kính 10x, 40x

- Lam kính

- Lamen

- Ống nhỏ giọt

- Giấy thấm

- Cốc thủy tinh

2. Mẫu vật

- Mẫu vật có trong môi trường tự nhiên như nước ao, hồ hoặc được thu thập trong môi trường nuôi

+ Cách nuôi cấy mẫu: lấy nước ao, hồ hay nước ở những chỗ đọng có anh sáng rọi tới, cho vào một lọ thủy tinh rộng miệng có đựng rơm, rạ, cỏ khô cắt nhỏ. Đặt lọ ở chỗ có ánh sáng trong một thời gian.

II. Cách tiến hành

- Bước 1: Chuyển mẫu vật vào cốc thủy tinh

- Bước 2: Làm tiêu bản: Dùng ống nhỏ giọt hút mẫu vật trong cốc thủy tinh (a), rồi nhỏ 1 – 2 giọt len lam kính (b), đậy lamen lại (c). Sử dụng giấy thấm để thấm nước thừa trên lam kính (d).

Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật | Kết nối tri thức

- Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính của kính hiển vi, quan sát ở vật kinh 10x

- Bước 4: Quan sát chi tiết hình dạng, cấu tạo, cách di chuyển của trùng roi và trùng giày dưỡi vật kính 40x

III. Thu hoạch

- Hoàn thành báo cáo theo mẫu


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA


Câu hỏi 1 trang 107 Bài 31 KHTN lớp 6: Vẽ hình trùng roi và trùng giày em quan sát được.

Lời giải:

Hình vẽ trùng roi và trùng giày quan sát được:

Vẽ hình trùng roi và trùng giày em quan sát được

Câu hỏi 2 trang 107 Bài 31 KHTN lớp 6: Những đặc điểm nào giúp em phân biệt được trùng roi và trùng giày?

Lời giải:

Đặc điểm giúp phân biệt trùng roi và trùng giày là:

- Trùng roi có các hạt diệp lục, trùng giày không có

- Trùng roi có điểm mắt, trùng giày không có

- Trùng roi có roi, trùng giày không có

- Trùng giày có lông bơi, trùng roi không có

Câu hỏi 3 trang 107 Bài 31 KHTN lớp 6: Trùng roi và trùng giày di chuyển bằng bộ phận nào trên cơ thể?

Lời giải:

- Trùng roi di chuyển nhờ roi

- Trùng giày di chuyển nhờ lông bơi


BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP




Post a Comment

Previous Post Next Post