Bài 9: Sự truyền âm

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. Sự truyền âm trong không khí

1. Tạo sóng âm

Khi gõ trồng, gảy đàn hay dùng búa cao su đập nhẹ vào một nhánh của âm thoa, thì người ở gân đỏ có thể nghe được âm do đàn, trống hay âm thoa phát ra.

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 9: Sự truyền âm (CD)

Vật phát ra âm được gọi là nguồn âm. Khi phát ra âm, dây đản, mặt trồng, các nhánh âm thoa đều rung động. O1 và O2 được gọi là vị trí cân bằng. Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng là dao động

2. Sự truyền âm trong không khí

Dùng búa cao su đập nhẹ vào một nhánh của âm thoa, nó. phát ra âm thanh truyền qua không khí đến tai người nghe. Khi âm thoa dao động, cả hai nhánh của âm thoa luân phiên cùng đi chuyên lại gân vả ra xa nhau.

Khi di chuyển ra xa nhau, mỗi nhánh âm thoa đây lớp không khí ở mặt bên ngoài của chủng, làm cho lớp không khi đó bị nén (lớp không khí giữa chủng bị giãn ra).

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 9: Sự truyền âm (CD)

Như vậy, âm thoa dao động đã truyền sự nén, giãn không khi, tức là truyền sóng âm ra không gian xung quanh.


II. Sự truyền âm trong chất rắn và chất lỏng

Sóng âm truyền đi trong chất rắn và chất lỏng cũng tương tự như trong không khí.


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA


Mở đầu 

Trả lời câu hỏi trang 54 SGK KHTN 7

Tiếng chim hót, tiếng cười, tiếng đàn, tiếng hát, … là những âm thanh. Âm thanh cung cấp thông tin về các sự kiện diễn ra xung quanh ta.

Âm thanh (còn được gọi là âm hay sóng âm) truyền đi như thế nào?

Lời giải:

Khi một vật dao động được gọi là nguồn âm, lớp không khí tiếp xúc với nguồn âm dao động (nén, giãn). Lớp không khí này lại làm cho lớp không khí kế tiếp dao động, …. cứ như thế các dao động của nguồn âm được không khí truyền tới tai ta, làm cho màng nhĩ dao động, do đó ta nghe được âm phát ra từ nguồn âm. Âm mà tai ta nghe được gọi là âm thanh.

Soạn KHTN 7 Bài 9 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 9 – Cánh diều


I. Sự truyền âm trong không khí

Trả lời câu hỏi trang 55 SGK KHTN 7

Một viên bi được treo ở đầu sợi dây nhẹ, dao động như hình 9.3. Vị trí cân bằng của viên bi là ở vị trí nào?

Soạn KHTN 7 Bài 9 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 9 – Cánh diều (ảnh 2)

Lời giải:

Ví trí cân bằng của viên bi là vị trí A


II. Sự truyền âm trong chất rắn và chất lỏng

1. Truyền âm trong chất rắn

Trả lời câu hỏi trang 56 SGK KHTN 7

Trong thí nghiệm hình 9.6, khi áp cốc vào tai mình, bạn B nghe được tiếng nói của bạn A, âm đã truyền đến tai bạn B như thế nào?

Soạn KHTN 7 Bài 9 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 9 – Cánh diều (ảnh 3)

Lời giải:

Âm truyền từ bạn A đến tai bạn B bằng 2 cách:

+ Qua sợi dây nối giữa hai ống bơ.

+ Qua khoảng không khí giữa hai bạn.

2. Truyền âm trong chất lỏng

Trả lời câu hỏi trang 56 SGK KHTN 7

Câu 1: Trong thí nghiệm ở hình 9.7, âm do đồng hồ phát ra đã truyền đến tai ta qua những chất nào?

Soạn KHTN 7 Bài 9 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 9 – Cánh diều (ảnh 4)

Lời giải:

+ Chiếc đồng hồ được đặt trong chiếc hộp nhựa, và đặt trong nước. 

+ Âm thanh do chiếc đồng hồ phát ra được truyền qua không khí (chất khí) ở trong hộp nhựa, qua vỏ hộp nhựa (chất rắn), qua nước trong bình (chất lỏng) và truyền ra không khí bên ngoài bình (chất khí) đến tai của người nghe.

Câu 2: Treo một đồng hồ có chuông (chạy bằng pin) trong một bình thủy tinh kín. Cho chuông đồng hồ kêu rồi dùng máy bơm hút dẫn không khí ra khỏi bình. Khi không khí trong bình càng ít, tiếng chuông nghe được càng nhỏ. Đến khi trong bình gần như hết không khí (gọi là chân không), gần như không nghe được tiến chuông nữa. Sau đó nếu cho không khí vào bình, ta lại nghe được tiếng chuông.

Soạn KHTN 7 Bài 9 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 9 – Cánh diều (ảnh 5)

Kết quả thí nghiệm này chứng tỏ điều gì?

Lời giải:

Thí nghiệm chứng tỏ, âm truyền được trong không khí, nhưng không truyền được trong môi trường chân không.

Trả lời câu hỏi trang 57 SGK KHTN 7

Câu 1: Hãy lấy một ví dụ chứng tỏ âm có thể truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.

Lời giải:

Khi ta đang ở trong tàu đi thám hiểm trên biển, vẫn có thể nghe thấy tiếng của bầy cá heo dưới nước. Âm thanh từ bầy các heo truyền đến tai lần lượt qua các môi trường: lỏng (nước) -> rắn (vỏ bao bên ngoài con tàu) -> không khí.

Câu 2: Khi các nhà du hành vũ trụ làm việc ở không gian bên ngoài tàu vũ trụ (chân không), họ có nói chuyện với nhau bình thường như khi ở trên mặt đất được không? Tại sao? (chân không), họ có nói chuyện với nhau bình thường như khi ở trên mặt đất được không? Tại sao?

Lời giải:

Khi ở không gian bên ngoài tàu vũ trụ (chân không) thì các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau bình thường như khi ở trên mặt đất được. 

Vì: ở trong chân không hầu như không có các phân tử, nguyên tử điều đó dẫn đến hầu như không có sự truyền dao động âm.


BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP




Post a Comment

Previous Post Next Post