1. Tầng phát sinh:
- Thân cây trưởng thành có thêm tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
+ Tầng sinh vỏ: nằm giữa vỏ và thịt vỏ.
+ Tầng sinh trụ: nằm giữa mạch rây và mạch gỗ.
- Vỏ cây to ra là nhờ sự phân chia tế bào ở mô phân sinh của tầng sinh vỏ. Hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp tế bào vỏ, phía trong một lớp thịt vỏ.
- Trụ giữa to ra là nhờ sự phân chia tế bào ở mô phân sinh của tầng sinh trụ. Hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp mạch rây, phía trong một lớp mạch gỗ.
→ Thân cây to ra là do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
2. Vòng gỗ hằng năm:
- 1 năm cây tạo ra 2 vòng gỗ: 1 vòng gỗ dày, màu sáng (vào mùa mưa) và 1 vòng gỗ mỏng, màu sẫm (vào mùa khô).
- Dựa vào vòng gỗ hằng năm ta có thể xác định tuổi của cây bằng việc đếm số vòng gỗ sáng (hoặc sẫm) trên thân cây.
3. Dác và dòng:
Cây gỗ già có 2 miền gỗ:
* Gỗ dác:
- Lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài.
- Gồm các tế bào mạch gỗ, tế bào sống.
- Chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.
* Gỗ ròng:
- Lớp gỗ mầu thẫm, rắn chắc hơn, nằm trong.
- Gồm những tế bào chết, vách dày.
- Chức năng nâng đỡ cây.