KHTN8-CD | Bài 11. Oxide

MỤC TIÊU

• Nêu được khái niệm oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác.
• Viết được phương trình hoả học tạo oxide từ kim loại/ phi kim với oxygen.
• Phân loại được các oxide theo khả năng phản ứng với acid/ base (oxide acid, oxide base, oxide lưỡng tính, oxide trung tính).
• Tiến hành được thí nghiệm oxide kim loại phản ứng với acid; oxide phi kim phản ứng với base: nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của oxide.

TÓM TẮT KIẾN THỨC

💡 Mở đầu
Thạch anh, đá khô, hồng ngọc đều do các oxide tạo nên. Vậy oxide là gì? Oxide có những tính chất hoá học như thế nào?

🌟 Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trong bài để trả lời câu hỏi.
🌟 Lời giải chi tiết:
- Oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác.
- Tính chất hoá học của oxide:
+ Oxide base tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
+ Oxide acid tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.

I. KHÁI NIỆM OXIDE

- Kim loại hoặc phi kim khi tác dụng với oxygen tạo ra oxide.
Ví dụ:

4Al

+

3O2

2Al2O3

Aluminium

 

 

 

Aluminium oxide


C

+

O2

CO2

Carbon

 

 

 

Carbon dioxide


Oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác.

- Một số oxide có nhiều trong tự nhiên như:
• Silicon dioxide (SiO2) – thành phần chính của cát.
• Aluminium oxide (Al2O3) – thành phần chính của quặng bauxite (boxit).
• Carbon dioxide (CO2) có trong không khí.

Quan sát, trả lời câu hỏi hoặc thảo luận
1.Trong các chất sau đây, chất nào là oxide: Na2SO4, P2O5, CaCO3, SO2?

🌟 Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm oxide để trả lời câu hỏi.
🌟 Lời giải chi tiết:
Oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác. Vậy các oxide trong dãy là: P2O5, SO2.

📝 Luyện tập
1. Viết các phương trình hoá học xảy ra giữa oxygen và các đơn chất để tạo ra các oxide sau: SO2, CuO, CO2, Na2O.

🌟 Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hoá học của oxide và oxygen để trả lời câu hỏi.
🌟 Lời giải chi tiết:
• S + O2 ⟶ SO2
• 2Cu + O2 ⟶ 2CuO
• C + O2 ⟶ CO2
• 4Na + O2 ⟶ 2Na2O

II. PHÂN LOẠI OXIDE

Dựa vào khả năng phản ứng với acid và base, oxide được phân thành bốn loại như sau:

• Oxide base là những oxide tác dụng được với dung dịch acid tạo thành muối và nước. Đa số các oxide kim loại là oxide base, như: CuO, CaO, MgO,...
• Oxide acid là những oxide tác dụng được với dung dịch base tạo thành muối và nước. Các oxide acid thường là oxide của các phi kim, như: CO2, SO2, SO3, P2O5,...
• Oxide lưỡng tính là những oxide tác dụng với dung dịch acid và tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước. Một số oxide lưỡng tính thường gặp, như: Al2O3, ZnO,...
• Oxide trung tính là những oxide không tác dụng với dung dịch acid, dung dịch base. Một số oxide trung tính, như: CO, NO, N2O,...

Quan sát, trả lời câu hỏi hoặc thảo luận
2. Các oxide sau đây thuộc những loại oxide nào (oxide base, oxide acid, oxide lưỡng tính, oxide trung tính): Na2O, Al2O3, SO2, N2O.

🌟 Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm oxide base và oxide acid để trả lời câu hỏi.
🌟 Lời giải chi tiết:
- Oxide base là những oxide tác dụng được với dung dịch acid tạo thành muối và nước. Vậy Na2O là oxide base. Phương trình hoá học minh hoạ:

Na2O + 2HCl ⟶ 2NaCl + H2O
- Oxide acid là những oxide tác dụng được với dung dịch base tạo thành muối và nước. Vậy SO3 là oxide acid. Phương trình hoá học minh hoạ:
SO3 + 2NaOH ⟶ Na2SO4 + H2O
- Oxide lưỡng tính là những oxide tác dụng với dung dịch acid và tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước. Vậy Al2O3 là oxide lưỡng tính. Phương trình hoá học minh hoạ:
Al2O3 + 6HCl ⟶ 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH ⟶ 2NaAlO2 + H2O
- Oxide trung tính là những oxide không tác dụng với dung dịch acid, dung dịch base. Vậy N2O là oxide trung tính.

III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIDE

1. Oxide base tác dụng với dung dịch acid

➲ Tiến hành thí nghiệm sau để tìm hiểu tác dụng của oxide base với dung dịch acid.
🔬 Thí nghiệm 1
- Chuẩn bị
• Dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, thìa thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt.
• Hoá chất: CuO, dung dịch HCl loãng.
- Tiến hành
• Lấy một lượng nhỏ CuO cho vào ống nghiệm, cho tiếp vào ống nghiệm khoảng 1 – 2 mL dung dịch HCl, lắc nhẹ.
- Mô tả các hiện tượng xảy ra.
CuO tan dần, thu được dung dịch có màu xanh. - Dấu hiệu nào chứng tỏ có xảy ra phản ứng hoá học giữa CuO và dung dịch HCl?
Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra: CuO tan dần, dung dịch sau phản ứng có màu xanh.

- CuO đã phản ứng với dung dịch HCl tạo ra CuCl2 theo phương trình hoá học sau:

CuO

+

2HCl

CuCl2

+

H2O

Copper(II) chloride

 

 

 

Copper(II)  chloride

 

 

- Nhiều oxide của các kim loại khác như: MgO, CaO, Fe,O..... cũng tác dụng với dung dịch acid tạo ra muối và nước tương tự như CuO.

Oxide base tác dụng với dung dịch acid tạo ra muối và nước.
Oxide base + acid ⟶ muối + nước

📝 Luyện tập
2. Viết phương trình hoá học giữa các cặp chất sau:
a) H2SO4 với MgO.
b) H2SO4 với CuO.
c) HCl với Fe2O3.

🌟 Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hoá học của oxide.
🌟 Lời giải chi tiết:
a) H2SO4 + MgO ⟶ MgSO4 + H2O
b) H2SO4 + CuO ⟶ CuSO4 + H2O
c) 6HCl + Fe2O3 ⟶ 2FeCl3 + 3H2O

2. Oxide acid tác dụng với dung dịch base

Tiến hành thí nghiệm sau để tìm hiểu tác dụng của oxide acid với dung dịch base.
🔬 Thí nghiệm 2
- Chuẩn bị
• Dụng cụ: Bình tam giác (loại 100 mL), ống thuỷ tinh, ống nối cao su.
• Hoá chất: Dung dịch nước vôi trong, CO2 (được điều chế từ bình tạo khí CO2).
- Tiến hành
• Cho vào bình tam giác khoảng 30 mL nước vôi trong, dẫn khí CO2 từ từ vào dung dịch, khi dung dịch vẫn đục thì dừng lại.
- Mô tả hiện tượng xảy ra. Giải thích.
• Hiện tượng: Xuất hiện chất không tan trong nước (chất kết tủa) màu trắng.
• Giải thích: CO2 đã phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 tạo ra CaCO3 kết tủa theo phương trình hoá học sau:

CO2 + Ca(OH)2 ⟶ CaCO3↓ + H2O

- CO2 đã phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 tạo ra CaCO3 không tan theo phương trình hoá học sau:

CO2

+

Ca(OH)2

CaCO2

+

H2O

 

 

Calcium hydroxide

 

Calcium carbonate

 

 

- Nhiều oxide của phi kim như: SO2, SO3, P2O5,... tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước tương tự CO2.

Oxide acid tác dụng được với dung dịch base tạo ra muối và nước.
Oxide acid + dung dịch base ⟶ muối + nước

📝 Luyện tập
3. Viết các phương trình hoá học xảy ra khi cho dung dịch KOH phản ứng với các chất sau: SO2, CO2 và SO3.

🌟 Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hoá học của oxide.
🌟 Lời giải chi tiết:
2KOH + SO2 ⟶ K2SO3 + H2O
2KOH + CO2 ⟶ K2CO3 + H2O
2KOH + SO3 ⟶ K2SO4 + H2O

🕵️‍♀️ Em có biết
Ứng dụng của SO4
Sulfur dioxide (SO2) được sử dụng phần lớn để sản xuất H2SO4. Ngoài ra, SO2 còn được dùng để tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy, làm chất diệt nấm mốc,...
Trong sản xuất rượu vang, SO2 được dùng làm chất chống oxi hoá, ức chế một số loại vi khuẩn, do đó có thể lưu trữ rượu được lâu hơn. Tuy nhiên, lượng SO2 có trong rượu luôn được kiểm soát một cách nghiêm ngặt để không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng.

🔑 Kiến thức cốt lõi
• Oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác.
• Oxide được phân thành bốn loại: oxide base, oxide acid, oxide lưỡng tính và oxide trung tính.
• Oxide base tác dụng với dung dịch acid tạo ra muối và nước.
• Oxide acid tác dụng với dung dịch base tạo ra muối và nước.

BÀI TẬP

Đang cập nhật

SÁCH HỌC SINH (bản in thử)

Post a Comment

Previous Post Next Post