TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. KHÁI QUÁT CHU KÌ TẾ BÀO
- Khái niệm: Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào.
- Chu kì tế bào gồm kì trung gian (chiếm phần lớn thời gian của chu kì) và quá trình nguyên phân.
- Giai đoạn trung gian gồm 3 pha:
+ Pha G1: Là giai đoạn tổng hợp những chất cần thiết cho sinh trưởng.
+ Pha S: Là giai đoạn các NST nhân đôi.
+ Pha G2: Là giai đoạn tổng hợp tất cả những gì cần thiết cho phân bào.
II. ĐẶC ĐIỂM
- Chu kì tế bào được điều khiển bởi một cơ chế hết sức tinh vi và chặt chẽ. Tại cuối pha G1 và G2 có các điểm kiểm soát (checkpoint) nếu tế bào chưa sẵn sàng thì sẽ không được bước tiếp vào giai đoạn tiếp theo và phân chia.
- Tốc độ và thời gian phân chia giữa các tế bào ở các cơ quan khác nhau của cùng một cơ thể động vật, thực vật là khác nhau. Ví dụ: ở người, các tế bào ở giai đoạn phôi cứ 15-20' phân chia 1 lần, ở người trưởng thành thì tế bào ruột 1 ngày phân chia 2 lần, tế bào gan 1 năm phân chia 2 lần, còn ở tế bào thần kinh hầu như không phân chia.
- Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi có tín hiệu phân bào.
- Nếu cơ chế điều khiển sự phân bào trục trặc hoặc bị hư hỏng thì các tế bào phân chia liên tiếp tạo thành các khối u chèn ép các cơ quan khác. Bệnh ung thư cũng là một ví dụ, các tê bào ung thư phân chia vô hạn và có khả năng di chuyển trong máu tới các cơ quan khác.
Nguyên phân bao gồm sự phân chia nhân và sự phân chia tế bào chất.
I. PHÂN CHIA NHÂN
Gồm 4 kỳ: kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.
II. PHÂN CHIA TẾ BÀO CHẤT
- Phân chia TB chất diễn ra ở đầu kì cuối.
- Quá trình phân chia tế bào chất ở thực vật & động vật có sự khác nhau:
- Ở tế bào động vật: hình thành một rãnh phân cắt (cleavage furrow) chạy vòng quanh tế bào. Rãnh này ăn sâu vào trong và cắt ngang qua tế bào, tạo ra hai tế bào mới.
- Ở tế bào thực vật: Vì tế bào thực vật có vách xellulozơ tương đối cứng nên không thể tạo các rãnh phân cắt. Vách tế bào sẽ phát triển vào bên trong tế bào cho đến khi hai mép gặp nhau và tách biệt hoàn toàn thành hai tế bào con.
* Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống mẹ.
III. Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
1. Ý nghĩa sinh học
- Với sinh vật nhân thực đơn bào; nguyên phân là cơ chế sinh sản.
- Với sinh vật nhân thực đa bào: làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. Giúp cơ thể tái sinh các mô hay tế bào bị tổn thương.
2. Ý nghĩa thực tiễn
- Ứng dụng để giâm, chiết, ghép cành…
- Nuôi cấy mô có hiệu quả cao.
CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA
BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
SÁCH BÀI TẬP
1. Xác định số NST, số cromatit, số tâm động trong một tế bào qua các kì của quá trình nguyên phân.
NST nhân đôi ở kì trung gian và tồn tại ở tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau NST kép bị chia tại tâm động và tách thành hai NST đơn và phân li về hai cực của tế bào.
Cromatit chỉ tồn tại ở dạng NST kép, mỗi NST kép gồm có hai cromatit.
Mỗi NST dù ở dạng kép hay đơn đều có 1 tâm động, trong tế bào có bao nhiêu NST thì có bấy nhiêu tâm động.
Từ đó ta có thể xác đinh được số NST trong tế bào, số cromatit, số tâm động của một tế bảo qua mỗi kì của quá trình nguyên phân:
Vận dụng bảng xác định số lượng NST trong tế bào, số cromatit, số tâm động của mỗi tế bào qua các kì của quá trình nguyên phân.
2. Xác định số tế bào con được tạo ra qua nguyên phân
Với 1 tế bào:
- 1 tế bào nhân đôi 1 lần → 2 tế bào → 21 tế bào
- 1 tế bài nhân đôi 2 lần → 2×2 tế bào → 22 tế bào
- 1 tế bài nhân đôi 3 lần → 2×22 tế bào → 23 tế bào
→ Một tế bào trải qua k lần nguyên phân thì sẽ tạo ra 2k tế bào .
Với x tế bào:
x tế bào nguyên phân liên tiếp k lần như nhau thì số TB con được tạo thành = 2k . x
3. Xác định số NST môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi
Số NST đơn môi trường cần cung cấp cho quá trình phân bào là:
1 tế bào nguyên phân liên tiếp k lần thì số NST tạo ra là: 2n . 2k
Số NST chứa trong tế bào mẹ là 2n.
1 tế bào nguyên phân liên tiếp k lần thì số NST đơn môi trường cần cho quá trình nguyên phân là
2n . (2k – 1)
x tế bào nguyên phân liên tiếp k lần thì số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình phân bào là:
x . 2n . (2k – 1)